Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Cannot modify header information - headers already sent by (output started at /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php:324) in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/feed-rss2.php on line 8
Nhi khoa - Bệnh viện Quốc Tế Dolife https://dolifehospital.vn/nhi-khoa/ Làm tăng giá trị sống Fri, 19 Apr 2024 06:12:28 +0000 vi hourly 1 https://dolifehospital.vn/wp-content/uploads/2023/02/cropped-512x512@4x-32x32.png Nhi khoa - Bệnh viện Quốc Tế Dolife https://dolifehospital.vn/nhi-khoa/ 32 32 Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết https://dolifehospital.vn/chieu-den-dieu-tri-vang-da-cho-tre-so-sinh-nhung-dieu-ba-me-can-biet/ https://dolifehospital.vn/chieu-den-dieu-tri-vang-da-cho-tre-so-sinh-nhung-dieu-ba-me-can-biet/#respond Fri, 19 Apr 2024 06:12:28 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=9174 Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng quá mức. Hiện tượng này xuất hiện ở khoảng 60% trẻ sơ sinh đủ tháng và 80% trẻ sơ sinh thiếu tháng

Có hai loại vàng da là vàng da sinh lý (chiếm khoảng 75% tổng số trường hợp) và vàng da bệnh lý. Trong đó, vàng da sinh lý thường xảy ra ở mức độ nhẹ, có thể tự khỏi và không cần điều trị. Vàng da bệnh lý thường diễn ra nghiêm trọng hơn và cần điều trị phù hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến như: bại não, nhiễm độc thần kinh…

Vàng da ở trẻ sơ sinh hiện thường được điều trị theo 3 cách phổ biến:

– Cho trẻ bú mẹ, truyền Albumin hoặc sử dụng thuốc phù hợp để tăng tốc độ chuyển hóa Bilirubin.

– Chiếu đèn vàng da.

– Thay máu (với trường hợp vàng da bệnh lý nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác).

Tùy vào tình trạng cụ thể mà trẻ sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn vàng da hiện là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị vàng da ở trẻ nhờ nhiều ưu điểm vượt trội như:

– Dễ thực hiện

– Chi phí thấp

– Thời gian điều trị ngắn

– Hiệu quả tốt

Liệu pháp chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh chỉ được thực hiện khi có đủ các tiêu chí:

– Trẻ xuất hiện vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh.

– Vàng da tăng Bilirubin gián tiếp, chưa có dấu hiệu của tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh.

– Chiếu đèn dự phòng vàng da với trẻ sinh non, trẻ bị sang chấn trên da, xuất huyết mức độ nặng hay trẻ có bướu máu…

Chiếu đèn giúp tăng khả năng chuyển hóa Bilirubin gián tiếp ở trẻ
Chiếu đèn giúp tăng khả năng chuyển hóa Bilirubin gián tiếp ở trẻ

Công dụng 

Chiếu đèn giúp tăng khả năng chuyển hóa Bilirubin gián tiếp ở trẻ. Phương pháp này sử dụng ánh sáng xanh hoặc ánh sáng trắng với bước sóng 400-480 nm chiếu trực tiếp vào cơ thể trẻ để ánh sáng chiếu qua da đến lớp mỡ, chuyển Bilirubin gián tiếp thành Photobilirubin giúp giảm tình trạng vàng da.

Chiếu đèn thường được chỉ định với các trường hợp trẻ có triệu chứng vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp chưa có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh. Trong quá trình chiếu đèn, trẻ cần được theo dõi các yếu tố như: nồng độ đường huyết, điện giải, nồng độ Bilirubin máu, triệu chứng về thần kinh… để sớm phát hiện tác dụng phụ (nếu có) và xử lý kịp thời.

Phương pháp này không được áp dụng với các trường hợp trẻ vàng da tăng Bilirubin trực tiếp hay trẻ bị bệnh niệu bẩm sinh.

Quy trình

Về cơ bản, quy trình chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh gồm:

– Thăm khám và đánh giá tổng quát các cơ quan của trẻ.

– Kiểm tra và đánh giá mức độ vàng da của trẻ.

– Đảm bảo phòng chiếu đèn vệ sinh, môi trường vô khuẩn, ấm và thoáng.

– Cho trẻ bú mẹ đầy đủ hoặc uống nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể bé.

– Đưa trẻ vào phòng chiếu đèn, che mắt bằng mảnh vải tối màu để tránh ánh sáng ảnh hưởng tới bé.

– Che bộ phận tinh dục của trẻ bằng bỉm để ngừa nguy cơ teo tinh hoàn, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản về sau.

– Đưa trẻ vào lồng ấp, đặt trẻ nằm ở trung tâm ánh sáng, sao cho cơ thể tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng.

– Bật công tắc đèn, điều chỉnh nhiệt độ đèn sao cho phù hợp với nhiệt độ cơ thể của bé.

– Cứ 2-4 giờ thì thay đổi tư thế của trẻ 1 lần.

– Kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu của trẻ cứ 12 – 24 giờ/lần để đo lường hiệu quả.

Lưu ý khi chiếu đèn vàng da cho trẻ

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh là phương pháp ngày càng phổ biến. Trong quá trình chiếu đền, cần lưu ý:

– Nên chọn máy chiếu đèn vàng da có ánh sáng xanh dương với bước sóng từ 400 – 480nm để tối ưu khả năng điều trị đồng thời tránh gây hại cho sức khỏe của trẻ.

– Nên đặt máy chiếu đèn vàng da cách trẻ khoảng 30 – 50cm để ánh sáng đến trẻ phát huy hiệu quả tốt nhất.

– Lưu ý che mắt và bộ phận sinh dục của trẻ lại trong khi chiếu để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Còn lại, để cơ thể trẻ hở tối đa để tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng.

– Có thể chiếu đèn liên tục hoặc ngắt quãng, dùng đèn 2 chiều hoặc 1 chiều tùy vào điều kiện cụ thể.

– Tùy vào tình trạng của trẻ mà thời gian chiếu đèn có thể khác nhau. Chiếu đèn có thể ngưng ngay khi tình trạng vàng da giảm, nồng độ Bilirubin quay về trị số bình thường.

– Không nên tự thực hiện liệu pháp chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà. Nên đưa bé đến bệnh viện đạt tiêu chuẩn để quá trình chiếu đèn được diễn ra đảm bảo, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến.

Trẻ cần được bịt mắt và đóng bỉm khi chiếu đèn
Trẻ cần được bịt mắt và đóng bỉm khi chiếu đèn

Chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh có hại không

Chiếu đèn vàng da hiện vẫn là phương pháp được cho là hữu hiệu và khá an toàn trong điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Hiệu quả mà phương pháp này mang lại đủ an toàn và chấp nhận được so với nguy cơ di chứng và tổn thương não có thể xảy đến.

Tuy nhiên, ba mẹ cùng cần cân nhắc đến một số tác dụng phụ thoáng qua hay kéo dài mà trẻ có thể gặp phải trong quá trình điều trị:

– Tác dụng phụ thoáng qua:

+ Mất nước

+ Tiêu lỏng

+ Rối loạn thân nhiệt: Thân nhiệt tăng hoặc giảm

+ Kích ứng da, sạm da

+ Tổn thương võng mạc (nếu trẻ không được che mắt khi chiếu đèn)

+ Co giật

+ Ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục: teo tinh hoàn (nếu trẻ không được che bộ phận sinh dục khi chiếu đèn).

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ hay nguy cơ biến chứng, việc chiếu đèn vàng da cần tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện chiếu đèn và các hướng dẫn y khoa. Hiệu quả mà phương pháp chiếu đèn vàng da mang đến là hữu hiệu, tuy nhiên, ba mẹ cũng đừng quên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ khi thực hiện phương pháp này cho bé nhé! 

 

]]>
https://dolifehospital.vn/chieu-den-dieu-tri-vang-da-cho-tre-so-sinh-nhung-dieu-ba-me-can-biet/feed/ 0
Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé https://dolifehospital.vn/chieu-plasma-sau-sinh-phuong-phap-phuc-hoi-nhanh-cho-ca-me-va-be/ https://dolifehospital.vn/chieu-plasma-sau-sinh-phuong-phap-phuc-hoi-nhanh-cho-ca-me-va-be/#respond Fri, 19 Apr 2024 02:02:54 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=9152 Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’.

Thông tin tổng quan về chiếu plasma

Chiếu plasma là gì?

Bên cạnh 3 trạng thái là rắn, lỏng và khí thì plasma là trạng thái thứ tư của vật chất. Tia plasma có tác dụng sản sinh các hoạt chất sinh học chứa nito, oxy, UVA… giúp ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của biểu mô xung quanh.

Tia plasma lạnh là plasma ở nhiệt độ dưới 40 độ C. Đây là một môi trường hỗn hợp gồm electron, ion, các chất hoạt hóa với nồng độ và cường độ đủ để phá vỡ, xâm nhập vào màng tế bào vi khuẩn từ đó ức chế hoạt động hoặc tiêu diệt chúng.

Trong điều trị vết thương hở, plasma lạnh không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn mà còn hỗ trợ tăng sinh tổ chức hạt ở vết thương, tăng tốc độ biểu mô hóa, từ đó giúp vết thương nhanh lành hơn.

Như vậy, tia plasma giúp lành thương nhờ 3 tác động toàn diện:

– Khử khuẩn, làm sạch vết thương

– Tạo màng bảo vệ

– Kích thích tái tạo tế bào giúp liền thương

Tác dụng của chiếu tia plasma

Tia plasma tác động theo cơ chế vật lý, đa tác nhân, đem đến hiệu quả lành thương vượt trội:

– Tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, màng sinh học do vi khuẩn tạo ra để ngăn ngừa vi sinh vật gây ảnh hưởng đến quá trình liền thương. Đặc biệt, chiếu tia plasma lạnh còn giúp tiêu diệt được cả vi khuẩn kháng kháng sinh. 

– Polime hóa dịch cơ thể ở vết thương, tạo lớp màng protein để bảo vệ vết thương và chống sự xâm nhập của vi khuẩn. Vết thương được giảm khuẩn ngay từ lần chiếu đầu tiên và sạch khuẩn sau 2 – 3 lần chiếu, liền lại sau 5 – 10 lần chiếu.

– Giảm viêm, giảm đau, tăng lưu thông máu, tăng sinh tế bào và collagen, hỗ trợ tái tạo biểu bì

Chiếu tia plasma cho mẹ và bé giúp rút ngắn thời gian phục hồi

Lợi ích khi sản phụ chiếu tia plasma

Chiếu tia plasma vào vết mổ đẻ, vết khâu tầng sinh môn giúp “đường rạch” nhanh lành và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương.

Vết thương sau sinh trong những ngày đầu thường xuất hiện tình trạng sưng nề, ướt đỏ. Việc chiếu tia Plasma giúp vết thương phẳng, liền đẹp mép và phục hồi nhanh hơn nhiều lần so với việc chăm sóc theo phương pháp thông thường. Đặc biệt, chiếu tia plasma giúp vết thương ít bị đau, không thâm tím và ít lồi hơn hẳn so với việc lành thương tự nhiên.

Chiếu tia plasma sau sinh mang đến nhiều ưu điểm vượt trội:

– Thời gian thực hiện ngắn, hiệu quả cao.

– Hoàn toàn không gây hại tới sức khỏe, không ảnh hưởng tới các tế bào trên cơ thể.

– Không xâm lấn, không gây tổn thương tới các tế bào da lành hay tầng da sâu hơn.

– Khử trùng, diệt khuẩn hiệu quả, có tác dụng với cả các vi khuẩn đa kháng. Làm sạch vết thương vượt trội.

– Điều trị tại chỗ, không tốn thời gian, công sức.

– Không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ hay việc tiết sữa trên cơ thể.

– Giảm đau, giảm sưng, không gây bầm tím, giảm tình trạng sẹo lồi ở vết mổ.

– Giúp hỗ trợ phục hồi vết thương nhanh, sản phụ có thể sớm vận động mà không tác động tới vết thương.

– Kích thích sự tăng sinh tế bào, kích thích liền thương tự thân, rút ngắn quá trình lành thương.

Chiếu tia plasma lên vết mổ đẻ

Sau khi sinh mổ, sản phụ có thể bắt đầu chiếu tia plasma ngay vào ngày sau đó. Với công nghệ chiếu plasma lạnh an toàn, sản phụ có thể hoạt động bình thường sau khi chiếu tia.

Chiếu tia plasma giúp lành thương nhanh hơn
Chiếu tia plasma giúp lành thương nhanh hơn

Chiếu tia plasma lên vết khâu tầng sinh môn

Tương tự như với vết thương do sinh mổ, vết khâu tầng sinh môn có thể bắt đầu chiếu tia plasma vào ngày thứ 2 sau sinh và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe mẹ bầu cũng như quá trình chăm sóc bé sau đó.

Việc chiếu tia chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (2-3 phút/lần) và không gây đau, không ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa mẹ, không tác dụng phụ hay biến chứng. 

Nên chiếu tia Plasma bao nhiêu lần?

Để giúp sản phụ đạt kết quả lành thương tốt nhất, đồng thời tối ưu chi phí và thời gian, các bác sĩ khuyến cáo:

– Sản phụ nên chiếu tia plasma sau 24 giờ phẫu thuật lấy thai hay sau sinh thường.

– Khoảng cách tối thiểu giữa mỗi lần chiếu tia plasma là 12 giờ. Như vậy, mỗi ngày, sản phụ nên chiếu tia 2 lần để tối ưu hiệu quả lành thương.

– Mỗi lần chiếu plasma thường kéo dài từ 2 – 3 phút.

Lợi ích khi chiếu tia plasma cuống rốn cho trẻ sơ sinh

Thông thường, thời gian để cuống rốn khô và rụng đi thường kéo dài trong khoảng 10 – 15 ngày. Trong thời gian này, trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm trùng cuống rốn nếu không được chăm sóc và vệ sinh khu vực này đúng cách. 

Chiếu plasma cuống rốn mang đến giải pháp tuyệt vời trong việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, rút ngắn quá trình khô – rụng cuống và lành rốn, từ đó giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng rốn ở trẻ.

Chiếu tia plasma lạnh hoàn toàn an toàn với trẻ sơ sinh bởi quá trình này không hề gây ảnh hưởng tới các mô tế bào hay gây kích ứng cho trẻ. Bởi vậy, ba mẹ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn chiếu tia plasma là phương pháp ‘lành rốn’ cho bé yêu trong những năm tháng đầu đời.

Chiếu tia plasma cuống rốn cho trẻ sơ sinh
Chiếu tia plasma cuống rốn cho trẻ sơ sinh

 

]]>
https://dolifehospital.vn/chieu-plasma-sau-sinh-phuong-phap-phuc-hoi-nhanh-cho-ca-me-va-be/feed/ 0
Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không? https://dolifehospital.vn/lay-mau-got-chan-tre-so-sinh-de-lam-gi-co-gay-nguy-hiem-cho-tre-khong/ https://dolifehospital.vn/lay-mau-got-chan-tre-so-sinh-de-lam-gi-co-gay-nguy-hiem-cho-tre-khong/#respond Wed, 10 Apr 2024 09:16:12 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=4454 Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài viết bên dưới!

Lấy máu gót chân là gì?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp xét nghiệm sàng lọc sơ sinh dựa trên các kỹ thuật y khoa hiện đại để phát hiện sớm các bệnh bẩm sinh liên quan đến di truyền, chuyển hóa, nội tiết ngay từ những ngày trẻ mới chào đời.

Với phương pháp này, nữ hộ sinh/điều dưỡng sẽ dùng kim chích vào gót chân của trẻ sơ sinh để lấy 1 – 2 giọt máu. Máu lấy ra được thấm vào giấy chuyên dụng, để khô và mang đi xét nghiệm. 

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, xét nghiệm lấy máu gót chân nên được thực hiện trong khoảng 48 – 72 giờ sau sinh. Trẻ có thể thực hiện xét nghiệm sau khi ăn sữa khoảng hơn 8 lần. Với trẻ sinh non cần nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc truyền máu thì việc thực hiện sàng lọc máu gót chân sẽ cần có chỉ định của bác sĩ. Phát hiện sớm bệnh lý ngay từ khi chào đời giúp tăng khả năng bình phục cho trẻ lên tới 95%. 

Vốn dĩ thực hiện lấy máu tại gót chân chứ không phải ở các bộ phận khác bởi lượng máu ở gót chân khá dồi dào, đủ lượng cần thiết cho việc thực hiện xét nghiệm. Ngoài gót chân, trẻ có thể được lấy máu ở bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể. Tuy nhiên, gót chân là phần kém nhạy cảm, điều này giúp trẻ ít bị đau hơn khi chích.

Quy trình thực hiện xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ

Quá trình lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để xét nghiệm khá đơn giản:

– Trước khi lấy máu 3 – 5 phút, đặt trẻ nằm ngửa, ủ ấm gót chân trẻ bằng khăn ấm 38 – 40 độ C. Việc này giúp tăng lưu lượng máu gót chân giúp việc lấy máu diễn ra dễ dàng hơn.

– Chích gót chân của trẻ bằng kim chuyên dụng để lấy 2 – 3 giọt máu. Máu được thấm vào giấy và để khô. Trong quá trình thực hiện chích, giữ trẻ nằm yên, tránh việc động đậy khiến mũi kim đi lệch gây tổn thương tới bé.

– Chuyển mẫu máu tới phòng xét nghiệm. 

– Thông thường, kết quả sẽ được trả trong khoảng 7 – 10 ngày lấy mẫu.

Để hỗ trợ quá trình chẩn đoán chuyên sâu và chăm sóc bé tốt nhất, ba mẹ lưu ý:

– Thông báo thông tin tiền sử bệnh lý gia đình với bác sĩ, đặc biệt là các bệnh di truyền.

– Trước khi thực hiện xét nghiệm, ba mẹ thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe sau sinh của trẻ.

Xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh là xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn, thời gian thực hiện nhanh chóng. Kết quả xét nghiệm có thể phản ánh chính xác nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ để ba mẹ yên tâm chăm sóc bé. Đặc biệt, với trường hợp xuất hiện bệnh lý, trẻ sẽ không bị bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh.

Xét nghiệm lấy máu gót chân giúp phát hiện nhiều bệnh lý ở trẻ

Lấy máu gót chân là một xét nghiệm nên thực hiện cho trẻ ngay sau khi con chào đời. Chi phí thực hiện xét nghiệm này không đáng kể nhưng những lợi ích mang lại thì thực sự đáng giá.

Lấy máu gót chân sơ sinh giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm
Lấy máu gót chân sơ sinh giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm

Chỉ một xét nghiệm, trẻ có thể được phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm:

Bệnh Phenylceton niệu (PKU)

Phenylceton niệu là hội chứng rối loạn chuyển hóa axit amin phenylalanine di truyền bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể. Tỷ lệ mắc PKU ở trẻ là 1/10.000 -20.000.

Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi trẻ được vài tháng tuổi với các dấu hiệu:

– Trẻ thường xuyên ngái ngủ, bú kém

– Cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ, da nhợt nhạt

– Có xu hướng hung hăng, tự làm tổn thương bản thân

– Xuất hiện co giật.

Đặc biệt, trẻ có thể xuất hiện nhiều hành vi bất thường, rối loạn tâm thần, khuyết tật trí tuệ, động kinh nếu hàm lượng phenylalanine huyết thanh tăng cao. Bởi vậy, việc phát hiện bệnh từ sớm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát phenylalanine. Xét nghiệm máu gót chân sơ sinh phát hiện PKU giúp ba mẹ chủ động kiểm soát bệnh lý ở trẻ, hạn chế sự xuất hiện của các biến chứng để trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Bệnh hồng cầu hình liềm

Hồng cầu hình liềm là bệnh lý thiếu máu di truyền phổ biến với tổng số ca mắc trên toàn thế giới từ 8 – 12 triệu ca. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Hoại tử xương chậu

– Khiếm khuyết thận

– Suy thận mạn, suy tim

– Xơ phổi

Đột quỵ

– …

Tuổi thọ của bệnh nhân mắc hồng cầu hình liềm thường chỉ từ 45 – 47 tuổi. Đặc biệt, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc y tế suốt đời để đảm bảo sức khỏe.

Một số dấu hiệu ở trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm mà ba mẹ cần lưu ý:

– Nước da xanh xao hoặc hơi vàng nhẹ.

– Thường xuyên sốt đột ngột.

– Có thể nghe được tiếng thổi tâm thu của trẻ do tim, gan, lách to.

– Nôn ói.

Bên cạnh đó, sức khỏe của trẻ cũng xuất hiện một số vấn đề: thiếu máu, tắc nghẽn mạch máu, viêm đường mật, đau lưng, đau khớp, đau ngực, khó thở…

Thiếu men G6PD

Thiếu men G6PD là bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, thần kinh… thậm chí gây tử vong ở trẻ. Đây là bệnh lý di truyền do gen lặn trên nhiễm sắc thể X. Việc suy giảm/ mất khả năng tổng hợp men G6PD khiến hồng cầu bị phá vỡ hàng loạt gây tình trạng tăng Bilirubin trong máu, thiếu máu cấp…

Trẻ sơ sinh bị thiếu men G6PD thường có biểu hiện vàng da. Việc phát hiện bệnh từ sớm sẽ giúp ba mẹ chủ động chăm sóc trẻ, tránh các loại thực phẩm thuốc có tính oxy hóa mạnh để đảm bảo lượng men G6PD được ổn định.

Bệnh suy giáp bẩm sinh (CH)

Khi bị suy giáp bẩm sinh, cơ thể trẻ không thể sản xuất đủ lượng hormone cần thiết. Việc này dẫn đến tình trạng đần độn, chậm phát triển trí tuệ, thể chất… thậm chí khiến trẻ tử vong từ trước khi bước vào độ tuổi trưởng thành. 

Dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và bổ sung hormone trong vòng 1 tháng đầu đời, trẻ có thể phát triển khỏe mạnh bình thường.

Thông thường, trẻ bị suy giáp bẩm sinh không có biểu hiện bệnh trong thời gian đầu. Sau sinh từ 2 – 3 tuần, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:

– Da vàng, tái nhợt

– Rốn lồi

– Trẻ mệt mỏi, ngủ nhiều, bỏ bú, bú ít

– Lưỡi dày, thường lè ra ngoài

– Trẻ táo bón, ít khóc

Phát hiện bệnh từ sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ, để con lớn lên khỏe mạnh. Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh chính là phương pháp đơn giản và hiệu quả để tầm soát, phát hiện bệnh lý cho con ngay từ sớm từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả. 

Lấy máu gót chân cho trẻ có nguy hiểm không?

Lấy máu gót chân không hề nguy hiểm với trẻ nhỏ
Lấy máu gót chân không hề nguy hiểm với trẻ nhỏ

Có thể khẳng định rằng: Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp sàng lọc sau sinh an toàn, không hề gây nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện của xét nghiệm này cũng không hề lớn. Lấy máu gót chân là phương pháp được khuyến khích áp dụng cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên thực hiện ngay sau khi con chào đời.

Hiện tại Bệnh viện Quốc tế DoLife, sau sinh các bé sẽ được tiến hành lấy máu gót chân 5 yếu tố, tầm soát và phát hiện sớm nhiều nguy cơ bệnh lý. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra giải thích và tư vấn, giúp ba mẹ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bé, từ đó có kế hoạch chăm sóc con tốt nhất.

Hi vọng với những kiến thức mà bài viết cung cấp, ba mẹ đã hiểu hơn về phương pháp lấy máu gót chân trẻ sơ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 để được hỗ trợ ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

]]>
https://dolifehospital.vn/lay-mau-got-chan-tre-so-sinh-de-lam-gi-co-gay-nguy-hiem-cho-tre-khong/feed/ 0
Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con! https://dolifehospital.vn/tong-hop-benh-tre-so-sinh-thuong-gap-me-luu-y-ngay-khi-cham-con/ https://dolifehospital.vn/tong-hop-benh-tre-so-sinh-thuong-gap-me-luu-y-ngay-khi-cham-con/#respond Wed, 10 Apr 2024 02:20:50 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=3723 Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử lý để bảo vệ bé tốt nhất.

Lưu ý các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
Lưu ý các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh ba mẹ cần lưu ý như: 

– Bệnh ngoài da: vàng da, chàm, mụn sữa, rôm sảy, da tiết bã nhờn…

– Bệnh liên quan đến hô hấp: viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, …

– Các vấn đề tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón…

Bệnh vàng da

Vàng da là vấn đề thường thấy ở những trẻ sinh non tháng. Tỷ lệ bị vàng da ở trẻ sinh đủ tháng chiếm 25 – 30%. Vàng da nếu kéo dài quá 1 tuần có thể gây nguy hiểm cho tính trạng của trẻ, gây ra các biến chứng nguy hiểm như tàn tật, bại não. Nếu được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ nhanh hồi phục sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết

Vàng da thường xuất hiện trong tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh và nguy hiểm nhất vào 2 tuần đầu.

Để phát hiện vàng da ở trẻ, ba mẹ có thể dùng tay ấn vào da trên các vùng trán, mặt, ngực, chân, tay… của bé. Nếu trẻ bị vàng da, vùng da chỗ vừa ấn có màu vàng, không chuyển trắng.

Bệnh có hai mức độ: mức độ sinh lý (nhẹ) và mức độ bệnh lý (nặng).

Vàng da sinh lý

+ Xuất hiện sau 24 giờ kể từ khi bé chào đời

+ Sau 1 tuần (bé sinh đủ tháng) hoặc 2 tuần (bé sinh thiếu tháng), vàng da tự hết

+ Bé chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực, bụng phía trên rốn

+ Vàng da không kèm theo các triệu chứng bất thường khác: thiếu máu, bỏ bú, lừ đừ, gan lách to. Bé vẫn bú tốt

+ Nồng độ Bilirubin/máu ở bé đủ tháng không quá 12mg% và bé thiếu tháng không quá 14mg%. Tốc độ tăng Bilirubin/máu trong 24 giờ không quá 5mg%

Vàng da bệnh lý

+ Vàng da xuất hiện sớm, đậm.

+ Sau 1 – 2 tuần, tình trạng vàng da vẫn không hết.

+ Vàng da toàn thân, xuất hiện cả ở mắt.

+ Trẻ có các triệu chứng bất thường, Bilirubin/máu tăng vượt ngưỡng thông thường.

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu:

– Vàng da kéo dài hơn 15 ngày và càng ngày càng vàng.

– Trẻ bị sốt, không chịu bú, ngủ nhiều, chậm chạp.

Nguyên nhân

Vàng da là tình trạng tăng bilirubin gián tiếp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

– Sinh lý do trẻ mới sinh, thường chỉ xuất hiện trong khoảng 10 ngày sau sinh.

– Do nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da.

– Do mẹ mắc bệnh giang mai.

– Do bất đồng yếu tố Rh khi mẹ mang Rh(-) còn bố mang Rh(+), con sinh ra mang Rh(+).

– Do mắc tật bẩm sinh, đường mật bị teo nhỏ.

Cách điều trị

Tùy theo tình trạng vàng da của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp:

– Cung cấp đủ nước và năng lượng, truyền Albumine và một số loại thuốc để tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp.

Chiếu đèn vàng da.

– Thay máu nếu trẻ có triệu chứng nguy cơ nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao

+ Các phương pháp điều trị vàng da

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh phổ biến hàng đầu ở trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ trẻ sơ sinh. Viêm phổi khiến trẻ bị viêm các phế nang, phế quản nhỏ và các tổ chức xung quanh phế nang. Các tổn thương này khiến trao đổi khí bị rối loạn gây suy hô hấp

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc viêm phổi
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc viêm phổi

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị viêm phổi, trẻ thường xuất hiện các biểu hiện như:

– Bú kém, bỏ bú.

– Thân nhiệt hạ thấp hoặc tăng cao trên 37.5 độ.

– Trẻ khó thở hoặc thở nhanh trên 60 nhịp/phút

Tuy nhiên, viêm phổi giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu gì đặc biệt. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu kể trẻ, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển nặng.

Cách điều trị

Tùy theo tình trạng bệnh lý của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

– Chống suy hô hấp qua các biện pháp hút đờm, thở oxi…

– Chống nhiễm trùng qua việc sử dụng kháng sinh phù hợp.

Bên cạnh đó, để phòng viêm phổi hiệu quả cho trẻ, bố mẹ lưu ý:

– Giữ ấm cho con đúng cách

– Giữ vệ sinh cho bé và người chăm sóc cẩn thận, tránh việc lây nhiễm vi khuẩn, virus

– Tiệt trùng dụng cụ chăm sóc bé

– Ưu tiên cho con uống sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng hiệu quả.

Các vấn đề thường gặp khác

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt, là đối tượng dễ mắc bệnh. Ba mẹ cần quan sát và chăm sóc bé cẩn thận, tránh các vấn đề sức khỏe: 

– Hăm tã: do tã bẩn tiếp xúc với da của bé quá lâu gây hăm, tấy đỏ

– Rôm sảy: do tuyến mồ hôi bị bít kín, mồ hôi không thoát ra được

– Tưa lưỡi: lưỡi của trẻ xuất hiện những mảng trắng kèm theo các vết loét nhỏ

– Mề đay (một dạng dị ứng cơ địa) khiến cơ thể trẻ nổi ban, ngứa

– Tiêu chảy: phân loãng, lỏng, có thể có chất nhầy…

– Táo bón: trẻ chướng bụng, hay quấy khóc, bỏ bú

– Chàm sữa: thường xuất hiện ở mặt, tai, má và lan dần ra các vùng da khác

– Nhiễm trùng tai khiến trẻ quấy khóc liên tục

Thông thường, các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, ba mẹ cần hiểu rõ sức khỏe của con để đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng mà trẻ đang đối mặt. Nếu các bất ổn sức khỏe này của trẻ kéo dài, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xảy ra. 

Đồng hành cùng ba mẹ chăm sóc bé, Khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế DoLife mang đến dịch vụ chăm sóc toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế. Bé sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ đầu ngành với chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, điều trị theo phác đồ hạn chế kháng sinh. Trẻ cũng được chăm sóc trong môi trường chuyên biệt với sự hỗ trợ tận tình, chu đáo từ các điều dưỡng viên “mát tay”, giàu kinh nghiệm. Phác đồ và chế độ chăm sóc tại DoLife sẽ giúp bé sớm hồi phục sức khỏe và có được sự phát triển tốt nhất.

Để được tư vấn về sức khỏe của bé và đặt lịch thăm khám, ba mẹ liên hệ trực tiếp với Hotline 1900 1984!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

]]>
https://dolifehospital.vn/tong-hop-benh-tre-so-sinh-thuong-gap-me-luu-y-ngay-khi-cham-con/feed/ 0
Bệnh sởi ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị https://dolifehospital.vn/benh-soi-o-tre-dau-hieu-nhan-biet-va-dieu-tri/ https://dolifehospital.vn/benh-soi-o-tre-dau-hieu-nhan-biet-va-dieu-tri/#respond Mon, 01 Apr 2024 09:38:25 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=8869 Bệnh sởi là bệnh lý truyền nhiễm, thường xuất hiện ở trẻ em. Theo thống kê, khoảng 90% người trước 20 tuổi đã từng bị mắc sởi. Tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh lý và cách điều trị trong bài viết bên dưới.

Tổng quan về bệnh sởi ở trẻ

Bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi Measles virus – loại virus lây từ người qua người chủ yếu qua giọt bắn từ mũi, miệng của người bệnh phát ra ngoài khi ho, hắt hơi, nói chuyện…

Bệnh đặc trưng với các dấu hiệu như sốt, viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp, phát ban, các vấn đề tiêu hóa… Measles virus có thể lây lan ngay từ khi bệnh chưa có biểu hiện đến khi ủ bệnh và phát ban hoàn toàn.

Đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất chính là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi chưa tiêm đủ các mũi vắc-xin ngừa sởi.

Nguyên nhân trẻ lên sởi

Sự tấn công của Measles virus chính là nguyên nhân gây ra sởi. Virus này có khả năng phát triển, lây lan nhanh và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch vào thời điểm đông – xuân hàng năm. 

Trẻ nhỏ mắc sỏi do tiếp xúc với người bệnh mang chủng virus. Bệnh dễ lây lan, phát tán tại các khu vực đông người như nhà trẻ, trường học…

Bệnh sởi ở trẻ có lây nhiễm không?

Như đã đề cập trong phần trên, sởi là bệnh gây ra bởi virus và có khả năng lây lan nhanh. Measles virus thường tồn tại trong chất dịch, nhầy ở cổ họng, mũi và phát tán qua đường không khí.

Virus có khả năng tồn tại trên bề mặt các môi trường bên ngoài và trong không khí lên tới 2 giờ. Trong thời gian này, nếu trẻ tiếp xúc với các giọt bắn chứa virus, virus sẽ xâm nhập và tấn công cơ thể rồi gây bệnh.

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh sởi cao hơn nếu:

– Hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm

– Chưa được tiêm vắc-xin ngừa sởi

– Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi

– Người mẹ mắc sởi trong thời gian mang thai

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sởi

Tùy vào thể bệnh mà các triệu chứng sởi ở từng trẻ là khác nhau:

Bệnh sởi thể điển hình

Với thể điển hình, bệnh sởi ở trẻ thường phát triển qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh

+ Thường kéo dài trong khoảng 8 – 11 ngày

+ Diễn ra sau khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh, các triệu chứng chưa bộc phát ngay. Ở giai đoạn này, thường khó để phát hiện trẻ đã mắc sởi.

Giai đoạn khởi phát (Giai đoạn viêm long)

+ Thường kéo dài từ 3 – 4 ngày

+ Bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình như: sốt nhẹ đến sốt cao, viêm kết mạc, mắt sưng nề, xuất tiết mũi họng, chảy nước mắt, nước mũi, ho, sưng hạch ngoại biên…

Giai đoạn toàn phát (Giai đoạn phát ban)

+ Thường kéo dài từ 4 – 6 ngày

+ Trẻ xuất hiện các ban trên khắp cơ thể, bắt đầu từ phía sau tai rồi lan xuống mặt, cổ, ngực, tay… Ba có màu đỏ, nhỏ, hơi nổi gờ trên bề mặt da, nằm rải rác, lan rộng hoặc dính liền với nhau tạo thành các vùng ban có kích thước 3 – 6mm.

Các ban sởi xuất hiện trên khắp cơ thể trẻ
Các ban sởi xuất hiện trên khắp cơ thể trẻ

Giai đoạn lui bệnh (Giai đoạn ban bay)

+ Trẻ cắt sốt, vết ban giảm dần, để lại vết thâm trên vùng da phát ban

+ Trẻ có thể vẫn còn sốt và bị lột da

Bệnh sởi thể không điển hình

Ở thể không điển hình, các triệu chứng sởi thường không rõ ràng như:

– Sốt nhẹ

– Ít phát ban

– Viêm long nhẹ

– Thể trạng sức khỏe ít thay đổi

Các triệu chứng không rõ ràng khiến bệnh khó được phát hiện, dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của một số bệnh viêm long đường hô hấp khiến việc chăm sóc, điều trị cho trẻ bị ảnh hưởng.

Bởi vậy, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, đặc biệt là các trường hợp như:

– Trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm đủ các mũi vắc-xin phòng sởi

– Trẻ trên 1 tuổi mới chỉ tiêm 1 mũi vắc-xin phòng sởi

– Trẻ đang ở trong khu vực có dịch sởi

– Trẻ từng tiếp xúc với người bệnh sởi

Bệnh sởi thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ khi chưa tiêm đủ các mũi vắc-xin
Bệnh sởi thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ khi chưa tiêm đủ các mũi vắc-xin

Điều trị sởi ở trẻ

Đến nay, sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh. Các phương pháp hiện nay để hướng đến mục tiêu điều trị triệu chứng, tăng cường sức khỏe.

Để chăm sóc trẻ khi bị sởi, ba mẹ lưu ý cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cho bé kết hợp với điều trị triệu chứng:

– Với trẻ sốt trên 38.5 độ C, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.

– Giữ vệ sinh nơi ở vùng xung quanh nơi sống để đảm bảo trẻ có môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với người khác để hạn chế bệnh lây lan rộng.

– Tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

– Tăng cường vitamin và khoáng chất trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin A như: khoai lang, cà rốt, cà chua, ớt chuông, gan động vật…

Khi chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà, ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của con, tránh để bệnh diễn biến gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Phòng ngừa sởi ở trẻ

Tiêm vắc-xin chính là phương pháp phòng ngừa sởi đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Bộ Y tế khuyến cáo, trẻ từ 9 tháng tuổi cần tiêm vắc-xin phòng sởi mũi đơn hoặc mũi kết hợp Sởi – quai bị – rubella. Việc tiêm chủng không được trì hoãn để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ.

Tiêm vắc-xin đầy đủ là phương pháp phòng ngừa sởi an toàn và hiệu quả
Tiêm vắc-xin đầy đủ là phương pháp phòng ngừa sởi an toàn và hiệu quả

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ ngay!

]]>
https://dolifehospital.vn/benh-soi-o-tre-dau-hieu-nhan-biet-va-dieu-tri/feed/ 0
Lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt: Mẹ đã biết cách dùng an toàn? https://dolifehospital.vn/luu-y-khi-cho-tre-dung-thuoc-ha-sot-me-da-biet-cach-dung-an-toan/ https://dolifehospital.vn/luu-y-khi-cho-tre-dung-thuoc-ha-sot-me-da-biet-cach-dung-an-toan/#respond Fri, 29 Mar 2024 03:09:13 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=8817 Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hạ sốt cho trẻ có thể được thực hiện tại nhà bằng các biện pháp hỗ trợ hoặc dùng thuốc hạ sốt. Nhưng không phải ba mẹ nào cũng biết cách cho con dùng thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả. Tham khảo hướng dẫn chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Tác dụng của thuốc hạ sốt

Sốt thực chất là phản ứng thuộc cơ chế miễn dịch của cơ thể để chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn. Việc này khiến thân nhiệt tăng cao hơn với mức bình thường.

Trong phần lớn trường hợp, trẻ bị sốt có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc hạ sốt và các biện pháp hỗ trợ. Trong đó, có 3 nhóm thuốc hạ sốt thường được sử dụng như:

– Salicylate giúp hạ sốt, giảm các cơn đau nhức như: đau cơ, nhức đầu, đau nhức do viêm khớp hay cảm cúm thông thường

– Paracetamol giúp giảm các triệu chứng của sốt và đau đầu…

– Thuốc kháng viêm không steroid giúp hạ sốt trong thời gian dài

Thuốc hạ sốt nhìn chung khá an toàn và có thể tự sử dụng tại nhà để “cắt” cơn sốt ở trẻ. Tuy nhiên, việc lạm dụng hay sử dụng sai cách thuốc hạ sốt có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:

– Buồn nôn, nôn

– Khó ngủ

– Phản ứng dị ứng: mề đay, sưng phù mặt, khó thở, khò khè…

– Phản ứng trên da: nổi mẩn, phát ban…

Ngoài ra, việc lạm dụng, sử dụng thuốc hạ sốt quá liều có thể dẫn đến tổn thương ở các cơ quan khác như: 

– Tổn thương gan, suy gan

– Tổn thương thận, suy thận

– Tổn thương dạ dày, chảy máu, viêm loét dạ dày

Nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Bởi vậy, trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, ba mẹ cần tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Hướng dẫn cách cho trẻ dùng thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Các loại thuốc hạ sốt phổ biến

Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt được sử dụng phổ biến để giảm cơn sốt ở trẻ nhỏ. Trong đó, Paracetamol được đánh giá cao hơn về độ an toàn và được sử dụng rộng rãi hơn so với Ibuprofen:

– Paracetamol có nhiều dạng như: dạng viên nén (thường phù hợp với trẻ lớn), viên đặt hậu môn (thường dùng với trẻ hay bị nôn, khó uống thuốc), dạng siro kèm hương trái cây có thể pha cùng nước sôi (thường phù hợp với trẻ nhỏ) để dễ hấp thu, dạng bột pha cùng nước sôi để cho trẻ uống.

– Ibuprofen được đánh giá là có nhiều tác dụng phụ hơn so với Paracetamol . Đặc biệt, Ibuprofen chống chỉ định với các trường hợp trẻ sốt khi đang sốt xuất huyết. Thuốc chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết kèm với sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.

– Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến cáo ba mẹ không cho trẻ dùng Aspirin để hạ sốt bởi Aspirin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ với trẻ nhỏ. Đặc biệt, nếu trẻ bị nhiễm virus sử dụng Aspirin sẽ có thể mắc phải hội chứng Reye khiến gan bị tổn thương cấp tính, não tổn thương nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Hướng dẫn cho trẻ dùng thuốc hạ sốt

Ba mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi con sốt cao trên 38.5 độ C:

– Liều dùng Paracetamol: cho trẻ dùng với liều lượng 10 – 15mg/kg/lần, tối đa không quá 60mg/kg/ngày.

– Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc: 

+ Trẻ sơ sinh: mỗi lần cách nhau từ 6 – 8 giờ

+ Trẻ lớn: mỗi lần cách nhau từ  4 – 6 giờ.

Với trẻ nhỏ, ba mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt dạng siro hoặc dạng bột để con dễ uống và có hiệu quả nhanh hơn.

Có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt dạng siro dễ uống
Có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt dạng siro dễ uống

Lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng thuốc hạ sốt để “cắt” cơn sốt ở trẻ, ba mẹ lưu ý:

– Với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng thuốc hạ sốt, không tự ý cho con uống thuốc.

– Tính toán kỹ liều lượng thuốc dựa trên cân nặng của trẻ.

– Tuân thủ đúng liều lượng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc. Không tự ý tăng liều lượng hay rút ngắn thời gian giữa hai lần sử dụng bởi việc này có thể đẩy trẻ vào nguy hiểm.

– Dùng thuốc đảm bảo, còn hạn sử dụng.

– Không tự ý dùng đồng thời Paracetamol và thuốc Ibuprofen cùng nhau.

Các cách hạ sốt cho trẻ an toàn

Bên cạnh việc cho bé dùng thuốc hạ sốt, ba mẹ cũng nên áp dụng một số biện pháp hỗ trợ hạ thân nhiệt cho con như:

– Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước và bù khoáng cho cơ thể của con, tránh tình trạng mất nước do sốt.

– Ưu tiên thức ăn dạng lỏng (cháo, súp…) để giúp con dễ tiêu hóa. Cho con uống sữa để bổ sung dinh dưỡng.

– Nới lỏng bỉm, cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút tốt.

– Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ ở nơi thoáng mát.

– Lau người cho trẻ bằng khăn ấm ẩm, đặc biệt là ở vùng trán, cổ, nách, bẹn để giúp con hạ thân nhiệt nhanh và cảm thấy dễ chịu hơn.

– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và canxi để trẻ sớm hồi phục sức khỏe.

Chườm khăn ấm giúp trẻ hạ nhiệt an toàn
Chườm khăn ấm giúp trẻ hạ nhiệt an toàn

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ thêm!

]]>
https://dolifehospital.vn/luu-y-khi-cho-tre-dung-thuoc-ha-sot-me-da-biet-cach-dung-an-toan/feed/ 0
Hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà https://dolifehospital.vn/huong-dan-ba-me-cach-cham-soc-tre-bi-viem-tai-giua-tai-nha/ https://dolifehospital.vn/huong-dan-ba-me-cach-cham-soc-tre-bi-viem-tai-giua-tai-nha/#respond Fri, 29 Mar 2024 03:08:23 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=8815 Viêm tai giữa là vấn đề có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, tỷ lệ viêm tai giữa ở trẻ dưới 3 tuổi là 17 – 18% và ở trẻ từ 3 – 5 tuổi là khoảng 9%. Vậy ba mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng tai giữa, với 3 cấp độ: cấp tính, bán tính và mãn tính. Nếu không được chăm sóc đúng cách, điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm tai xương chũm, thủng màng nhĩ, liệt dây thần kinh số 7, chức năng nghe – nói bị ảnh hưởng, viêm màng não, áp xe não… 

Bệnh thường xuất hiện nhất ở trẻ trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi và có thể điều trị tại bệnh viện hoặc tại nhà theo phác đồ của bác sĩ tùy vào tình trạng bệnh của trẻ. 

Nếu được phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác, điều trị phù hợp, viêm tai giữa ở trẻ hoàn toàn có thể điều trị khỏi. 

Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường có các biểu hiện như:

– Đau tai, khó chịu, ù tai. Tai có thể chảy mủ

– Giảm thính lực

– Sổ mũi, ho, hắt hơi

– Sốt (nhẹ hoặc cao)

– Kém ăn, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ

– Quấy khóc, khó ngủ

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự phát triển của con.

Viêm tai giữa ở trẻ em gây khó chịu
Viêm tai giữa ở trẻ em gây khó chịu

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ có thể xuất hiện do nhiều tác nhân gây bệnh như:

– Phế cầu

– Liên cầu khuẩn nhóm A

– Tụ cầu vàng

– Haemophilus Influenzae (HI)

Virus hợp bào hô hấp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa ở trẻ như:

– Nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm VA, viêm amidan, Viêm mũi họng, viêm xoang

– Cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, vòi nhĩ ngắn và hẹp do trẻ còn nhỏ, tắc vòi nhĩ khiến chất thải không thoát được ra ngoài, vi khuẩn kẹt lại trong tai, gây nhiễm trùng.

– Tác động từ môi trường sống: 

+ Độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột.

+ Ô nhiễm: khói bụi, khói thuốc lá, thuốc lào, muội than…

+ Trẻ mới đi nhà trẻ, mới đi học. Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn

+ Dị ứng với các tác nhân bên ngoài

+ Sọ mặt bất thường: Ảnh hưởng của hội chứng Down, Khe hở vòm…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Trong phần lớn các trường hợp bị viêm tai giữa, trẻ có thể được chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo y lệnh của bác sĩ. Trong đó, ba mẹ lưu ý:

Vệ sinh cho trẻ đúng cách

– Vệ sinh tai cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Làm sạch tai cho trẻ khi có hiện tượng chảy mủ. Lưu ý: Không nên dùng bông nút kín tay hay lau quá sâu. Nên để dịch được thoát ra ngoài tự nhiên. Hạn chế để nước vào tai trẻ, đặc biệt là khi tắm.

– Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm 2 – 3 lần/ngày.

Trẻ bị viêm tai giữa cần được vệ sinh đúng cách mỗi ngày
Trẻ bị viêm tai giữa cần được vệ sinh đúng cách mỗi ngày

Chế độ dinh dưỡng

– Cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn. Ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ tiêu.

– Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Cho trẻ ăn theo nhu cầu. Bổ sung cho trẻ các loại nước hoa quả.

– Với trẻ dưới 6 tháng, nên cho trẻ tăng số lần bú mẹ trong ngày.

Dùng thuốc theo y lệnh bác sĩ

Ba mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng, không tự ý tăng giảm hay ngưng sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ trẻ phục hồi nhanh, ba mẹ nên:

– Nếu trẻ sốt: Cho con chườm ấm, mặc quần áo thoáng mỏng, rộng rãi

– Cho trẻ ở phòng thoáng khí, không đóng kín cửa

Trường hợp cần cho trẻ thăm khám ngay

Ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu phát hiện con có các dấu hiệu như:

– Đau không thuyên giảm mà tăng lên theo thời gian

– Sốt cao liên tục, không hạ dù đã dùng các biện pháp hỗ trợ giảm sốt

– Trẻ bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc

– Nôn nhiều, đi ngoài nhiều lần trong ngày

– Biểu hiện bệnh không giảm sau 2 ngày điều trị

Phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Cấu trúc tai ở trẻ nhỏ chưa ổn định, thêm vào đó là hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đề kháng yếu khiến trẻ nhỏ dễ mắc viêm tai giữa hơn người lớn. Vòi nhĩ của trẻ có đặc thù là ngắn, hẹp, dễ phù nề, dễ bị tắc khiến chất thải không thể thoát ra ngoài, ứ đọng trong tai gây nhiễm trùng.

Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc viêm tai giữa, ba mẹ lưu ý:

– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lại, đặc biệt là vùng cổ, ngực và gan bàn chân.

– Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ để tránh viêm đường hô hấp.

– Tập cho trẻ thói quen không đưa tay lên miệng, ngoáy tai, ngoáy mũi

– Nếu trẻ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm VA, viêm Amidan… thì cần điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến tai gây viêm tai giữa

– Đảm bảo cho trẻ môi trường sống trong lành, sạch sẽ.

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ ngay!

]]>
https://dolifehospital.vn/huong-dan-ba-me-cach-cham-soc-tre-bi-viem-tai-giua-tai-nha/feed/ 0
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) ở trẻ: Dấu hiệu và điều trị https://dolifehospital.vn/nhiem-virus-hop-bao-ho-hap-rsv-o-tre-dau-hieu-va-dieu-tri/ https://dolifehospital.vn/nhiem-virus-hop-bao-ho-hap-rsv-o-tre-dau-hieu-va-dieu-tri/#respond Sat, 23 Mar 2024 09:14:24 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=8764 Ước tính khoảng 60% trẻ dưới 1 tuổi từng nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV và tỷ lệ này ở trẻ dưới 2 tuổi là 80%. Phần lớn trường hợp, bệnh có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc phù hợp, trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) ở trẻ là gì?

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại virus có khả năng lây lan lớn và là căn nguyên gây ra các bệnh nhiễm trùng ở mọi lứa tuổi. Tại nước ta, virus thường phát triển mạnh, sinh sôi và lây lan rộng thành các đợt dịch vào mùa đông xuân.

RSV thường xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, làm viêm niêm mạc đường hô hấp, tăng tiết dịch đờm, bít tắc đường thở, tăng nguy cơ suy hô hấp ở trẻ mắc bệnh.

Nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn 6 – 18 tháng tuổi và có thể tái nhiễm nhiều lần. Đặc biệt, các triệu chứng bệnh thường diễn tiến nặng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Với trẻ trên 2 tuổi, dấu hiệu bệnh thường nhẹ hơn.

Mỗi năm, số trẻ mắc RSV có thể lên tới 4 – 5 triệu. 

Nguyên nhân khiến trẻ nhiễm RSV

Nguyên nhân

RSV lây lan ở trẻ qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi hoặc tay của người có virus gây bệnh qua đường mắt, mũi. Virus thường tồn tại trong hệ hô hấp của người bệnh khoảng 2 tuần, làm suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Bệnh thường ít truyền qua đường không khí.

Virus lây lan qua dịch tiết, nước bọt
Virus lây lan qua dịch tiết, nước bọt

Yếu tố nguy cơ

RSV có thể xuất hiện ở bất kỳ trẻ nào nhưng có nguy cơ cao và diễn biến nghiêm trọng hơn ở các nhóm như:

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi

– Trẻ sinh non. Khi sinh, cân nặng của trẻ thấp.

– Trẻ có các dị tật bẩm sinh như thiếu oxy máu, nhiễm độc, bệnh tim, liên quan tới tình trạng thở nhanh…

– Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá…

Dấu hiệu khi trẻ nhiễm RSV

Triệu chứng

Khi bị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV, trẻ xuất hiện các biểu hiện như:

– Khó thở, thở nhanh, thở khò khè, rút lõm lồng ngực. Có thể ngưng thở từ 15 – 20 giây.

– Chảy nước mũi

– Ho nhiều, đau họng

– Sốt cao

– Đau tai

– Quấy khóc, lờ đờ, mệt mỏi

– Ngủ không ngon

– Bỏ bú, bú kém

– Thiếu nước: khóc không ra nước mắt, mắt trũng, không đi tiểu suốt 6 giờ, da nhăn nheo…

Phần lớn các trường hợp trẻ bị nhiễm virus không bị đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu chuyển biến nặng, ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được xử trí nhanh chóng, kịp thời.

Biến chứng

Nếu không được chăm sóc phù hợp, trẻ nhỏ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp rất dễ gặp biến chứng do sức đề kháng kém và miễn dịch chưa hoàn thiện. Trong đó, các biến chứng thường gặp như:

– Suy hô hấp

– Viêm tiểu phế quản, viêm phổi

Hen suyễn

– Xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi

– …

RSV có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được chăm sóc phù hợp
RSV có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được chăm sóc phù hợp

Chẩn đoán và điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ

Chẩn đoán

Để xác định tình trạng nhiễm RSV ở trẻ, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, trẻ thường được chỉ định làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như:

– Test nhanh để phát hiện kháng nguyên. Kiểm tra dịch hầu họng.

– Xét nghiệm phản ứng chuỗi PCR 

– Chụp Xquang phổi để kiểm tra mức độ bệnh và tìm biến chứng viêm tiểu phế quản, viêm phổi

Điều trị

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu với nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ. Việc điều trị hiện đều hướng đến việc hỗ trợ chống suy hô hấp với các biện pháp:

– Dùng liệu pháp oxy

– Bù nước và chất khoáng để bù lại lượng nước và điện giải mà trẻ đã mất.

– Nếu trẻ sốt cao, cho bé dùng thuốc hạ sốt.

– Vệ sinh mũi miệng cho trẻ: hút mũi, rửa mũi, nhỏ mũi bằng thuốc giảm sung huyết niêm mạc để giúp trẻ cảm thấy dễ thở, thoải mái hơn.

– Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ qua chế độ ăn hàng ngày.

– Nếu trẻ có dấu hiệu bội nhiễm do vi khuẩn, cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

– Có thể hỗ trợ trẻ thở oxy bằng dòng chảy qua qua ống mũi, thở máy, đặt nội khí… theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ khó thở nghiêm trọng, bệnh trở nặng.

– Với trẻ bị biến chứng viêm phế quản, bác sĩ có thể chỉ định trẻ dùng thuốc giãn phế quản, kháng sinh, corticoid, khí dung epinephrine, chất ức chế leukotriene… theo liều lượng phù hợp.

Phòng ngừa

Phòng bệnh chính là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trước sự tấn cấn của virus hợp bào hô hấp (RSV). Trong đó, ba mẹ lưu ý:

– Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi chăm sóc, tiếp xúc với trẻ và sau khi cho trẻ đi vệ sinh, xì mũi, hắt hơi

– Hướng dẫn trẻ ho, hắt hơi đúng cách: che miệng khi ho, hắt hơi, vứt khăn giấy đã dùng vào thùng rác rồi rửa sạch tay.

–  Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người khi bệnh đang bùng dịch. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người bị cảm lạnh, sốt…

– Vệ sinh môi trường sống, đồ chơi của trẻ thường xuyên.

– Hạn chế để trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, tiêm vắc-xin đầy đủ.

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

]]>
https://dolifehospital.vn/nhiem-virus-hop-bao-ho-hap-rsv-o-tre-dau-hieu-va-dieu-tri/feed/ 0
Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam? Ba mẹ thực hiện ngay 5 bước này! https://dolifehospital.vn/lam-gi-khi-tre-bi-chay-mau-cam-ba-me-thuc-hien-ngay-5-buoc-nay/ https://dolifehospital.vn/lam-gi-khi-tre-bi-chay-mau-cam-ba-me-thuc-hien-ngay-5-buoc-nay/#respond Sat, 23 Mar 2024 05:04:01 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=8783 Khi trẻ bị chảy máu cam, không ít ba mẹ thường hướng dẫn con ngửa đầu ra đằng sau để ngăn máu chảy. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm đúng. Ba mẹ theo dõi bài viết để biết cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam nhé!

Những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng vỡ mạch máu nhỏ ở mũi gây chảy máu ra ngoài. Đây là một hiện tượng phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng bị ít nhất 1 lần trong đời. Đặc biệt, tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 10. 

Tùy vào tình trạng thực tế mà chảy máu cam ở trẻ có thể gây nguy hiểm hoặc không. Trong đó, đa phần các trường hợp là không nghiêm trọng, chảy máu chỉ kéo dài trong khoảng vài phút và có thể xử lý nhanh tại nhà và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe của trẻ. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam ở trẻ khá đa dạng, trong đó phổ biến là:

– Ảnh hưởng của khí hậu khô nóng hoặc khô lạnh khiến mạch máu nhạy cảm hơn, dễ vỡ.

– Thói quen ngoáy mũi, xì mũi, day mũi, chà xát mũi với lực mạnh ở trẻ.

– Tác động của dị ứng, nhiễm trùng mũi, họng, xoang.

– Chấn thương ở mũi do tai nạn, va chạm mạnh.

– Vách ngăn ở mũi bị trẹo.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc xịt, thuốc chống viêm…

– Ảnh hưởng của một số bệnh lý như: bệnh bạch cầu, giảm tiểu cầu miễn dịch, khối u mũi…

– Thiếu vitamin C, thiếu vitamin K hay các khoáng chất như sắt, kali…

5 bước xử trí khi trẻ bị chảy máu cam

Xử trí khi trẻ bị chảy máu cam, ba mẹ thực hiện theo 5 bước đơn giản:

Bước 1: Trấn an trẻ để con không hoảng sợ, lo lắng

Bước 2: Để trẻ ở tư thế đứng hoặc ngồi, đầu nghiêng nhẹ về phía trước

Bước 3: Bóp mũi

Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ nhàng hai bên cánh mũi của trẻ khoảng 10 phút để ngăn máu chảy thêm ra ngoài.

Lưu ý: Không ấn một bên cánh mũi (dù trẻ chỉ chảy máu mũi 1 bên), không bóp phần xương sống mũi để tránh gây tổn thương thêm các mạch máu trong mũi.

Bước 4: Thả tay và chờ đợi

Sau khi thả tay, nếu máu vẫn chưa ngừng chảy, ba mẹ tiếp tục thực hiện lại bước 3 để ngăn việc trẻ bị mất máu

Lưu ý: Nếu sau 10 phút mà máu vẫn tiếp tục chảy, không có dấu hiệu thuyên giảm, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ để được xử trí phù hợp, kịp thời.

Bước 5: Nghỉ ngơi

Sau khi sơ cứu xong, ba mẹ cho bé nằm nghỉ nhẹ nhàng một lúc.

Nên cho trẻ nằm nghiêng để tránh máu chảy xuống cổ họng, trẻ nuốt vào có thể gây khó chịu, nôn mửa.

Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ nhàng hai bên cánh mũi để máu không chảy ra ngoài
Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ nhàng hai bên cánh mũi để máu không chảy ra ngoài

Lưu ý:

Ba mẹ tuyệt đối không nhét bất kỳ vật gì vào mũi trẻ trong khi sơ cứu.

– Chấn an tâm lý để tránh trẻ bị hoảng loạn, sợ hãi.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện

Chảy máu cam thực tế là một phản ứng bình thường trước các kích thích từ điều kiện sống của trẻ. Ba mẹ không cần quá lo lắng trước hiện tượng này. 

Tuy nhiên, ba mẹ không nên chủ quan nếu:

– Trẻ chảy máu cam liên tục, không thể cầm máu sau 10 phút.

– Trẻ chảy máu cam nhiều lần, lặp đi lặp lại mà không rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở mũi, cần được thăm khám và điều trị.

– Chảy máu cam kèm các dấu hiệu: xuất hiện các vết tím trên cơ thể, xuất hiện máu cả ở nước tiểu, phân…

– Trẻ đang mắc bệnh lý có liên quan đến chức năng đông máu như: bệnh gan, bệnh hemophilia, bệnh thận

– Trẻ nôn ra máu, khó thở, tim đập nhanh

Khi đó, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu chảy máu cam liên tục, không thể cầm máu sau 10 phút
Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu chảy máu cam liên tục, không thể cầm máu sau 10 phút

Hướng dẫn phòng tránh chảy máu cam ở trẻ

Với các trường hợp trẻ thường xuyên bị chảy máu cam (nguyên nhân không phải do va chạm, tai nạn), ba mẹ nên tăng cường các thực phẩm có tính mát để giúp trẻ thanh nhiệt, làm mát cơ thể như: ngó sen, củ cải trắng, rau má, đậu đen, rau lá xanh, ớt chuông, giá đỗ, chanh, cam, ổi, đu đủ…

Bên cạnh đó, ba mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc, vệ sinh mũi cho trẻ:

– Giữ ấm, ẩm cho vùng mũi của trẻ: Bôi vaseline/ dưỡng ẩm vào phần trước vách mũi để giữ ấm; cho trẻ uống đủ nước để cân bằng độ ẩm trong cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết khô lạnh hay khô nóng.

– Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách: vệ sinh mũi cho trẻ với nước muối sinh lý 1 – 2 lần/tuần. Trong đó, ba mẹ cũng cần lưu ý không lạm dụng nước muối sinh lý trong vệ sinh mũi ở trẻ bởi việc này có thể làm mất chất nhầy tự nhiên ở niêm mạc mũi, làm mất hàng rào bảo vệ tự nhiên, khiến trẻ dễ bị khô mũi, tổn thương niêm mạc, nhiễm khuẩn.

HI vọng các thông tin trong bài viết đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức xử trí đúng cách với tình trạng chảy máu mũi ở trẻ.

Liên hệ hotline 1900 198 của DoLife để được hỗ trợ thêm nhé!

]]>
https://dolifehospital.vn/lam-gi-khi-tre-bi-chay-mau-cam-ba-me-thuc-hien-ngay-5-buoc-nay/feed/ 0