Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

10/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử lý để bảo vệ bé tốt nhất.

Lưu ý các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
Lưu ý các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh ba mẹ cần lưu ý như: 

– Bệnh ngoài da: vàng da, chàm, mụn sữa, rôm sảy, da tiết bã nhờn…

– Bệnh liên quan đến hô hấp: viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, …

– Các vấn đề tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón…

Bệnh vàng da

Vàng da là vấn đề thường thấy ở những trẻ sinh non tháng. Tỷ lệ bị vàng da ở trẻ sinh đủ tháng chiếm 25 – 30%. Vàng da nếu kéo dài quá 1 tuần có thể gây nguy hiểm cho tính trạng của trẻ, gây ra các biến chứng nguy hiểm như tàn tật, bại não. Nếu được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ nhanh hồi phục sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết

Vàng da thường xuất hiện trong tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh và nguy hiểm nhất vào 2 tuần đầu.

Để phát hiện vàng da ở trẻ, ba mẹ có thể dùng tay ấn vào da trên các vùng trán, mặt, ngực, chân, tay… của bé. Nếu trẻ bị vàng da, vùng da chỗ vừa ấn có màu vàng, không chuyển trắng.

Bệnh có hai mức độ: mức độ sinh lý (nhẹ) và mức độ bệnh lý (nặng).

Vàng da sinh lý

+ Xuất hiện sau 24 giờ kể từ khi bé chào đời

+ Sau 1 tuần (bé sinh đủ tháng) hoặc 2 tuần (bé sinh thiếu tháng), vàng da tự hết

+ Bé chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực, bụng phía trên rốn

+ Vàng da không kèm theo các triệu chứng bất thường khác: thiếu máu, bỏ bú, lừ đừ, gan lách to. Bé vẫn bú tốt

+ Nồng độ Bilirubin/máu ở bé đủ tháng không quá 12mg% và bé thiếu tháng không quá 14mg%. Tốc độ tăng Bilirubin/máu trong 24 giờ không quá 5mg%

Vàng da bệnh lý

+ Vàng da xuất hiện sớm, đậm.

+ Sau 1 – 2 tuần, tình trạng vàng da vẫn không hết.

+ Vàng da toàn thân, xuất hiện cả ở mắt.

+ Trẻ có các triệu chứng bất thường, Bilirubin/máu tăng vượt ngưỡng thông thường.

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu:

– Vàng da kéo dài hơn 15 ngày và càng ngày càng vàng.

– Trẻ bị sốt, không chịu bú, ngủ nhiều, chậm chạp.

Nguyên nhân

Vàng da là tình trạng tăng bilirubin gián tiếp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

– Sinh lý do trẻ mới sinh, thường chỉ xuất hiện trong khoảng 10 ngày sau sinh.

– Do nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da.

– Do mẹ mắc bệnh giang mai.

– Do bất đồng yếu tố Rh khi mẹ mang Rh(-) còn bố mang Rh(+), con sinh ra mang Rh(+).

– Do mắc tật bẩm sinh, đường mật bị teo nhỏ.

Cách điều trị

Tùy theo tình trạng vàng da của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp:

– Cung cấp đủ nước và năng lượng, truyền Albumine và một số loại thuốc để tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp.

Chiếu đèn vàng da.

– Thay máu nếu trẻ có triệu chứng nguy cơ nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao

+ Các phương pháp điều trị vàng da

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh phổ biến hàng đầu ở trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ trẻ sơ sinh. Viêm phổi khiến trẻ bị viêm các phế nang, phế quản nhỏ và các tổ chức xung quanh phế nang. Các tổn thương này khiến trao đổi khí bị rối loạn gây suy hô hấp

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc viêm phổi
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc viêm phổi

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị viêm phổi, trẻ thường xuất hiện các biểu hiện như:

– Bú kém, bỏ bú.

– Thân nhiệt hạ thấp hoặc tăng cao trên 37.5 độ.

– Trẻ khó thở hoặc thở nhanh trên 60 nhịp/phút

Tuy nhiên, viêm phổi giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu gì đặc biệt. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu kể trẻ, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển nặng.

Cách điều trị

Tùy theo tình trạng bệnh lý của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

– Chống suy hô hấp qua các biện pháp hút đờm, thở oxi…

– Chống nhiễm trùng qua việc sử dụng kháng sinh phù hợp.

Bên cạnh đó, để phòng viêm phổi hiệu quả cho trẻ, bố mẹ lưu ý:

– Giữ ấm cho con đúng cách

– Giữ vệ sinh cho bé và người chăm sóc cẩn thận, tránh việc lây nhiễm vi khuẩn, virus

– Tiệt trùng dụng cụ chăm sóc bé

– Ưu tiên cho con uống sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng hiệu quả.

Các vấn đề thường gặp khác

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt, là đối tượng dễ mắc bệnh. Ba mẹ cần quan sát và chăm sóc bé cẩn thận, tránh các vấn đề sức khỏe: 

– Hăm tã: do tã bẩn tiếp xúc với da của bé quá lâu gây hăm, tấy đỏ

– Rôm sảy: do tuyến mồ hôi bị bít kín, mồ hôi không thoát ra được

– Tưa lưỡi: lưỡi của trẻ xuất hiện những mảng trắng kèm theo các vết loét nhỏ

– Mề đay (một dạng dị ứng cơ địa) khiến cơ thể trẻ nổi ban, ngứa

– Tiêu chảy: phân loãng, lỏng, có thể có chất nhầy…

– Táo bón: trẻ chướng bụng, hay quấy khóc, bỏ bú

– Chàm sữa: thường xuất hiện ở mặt, tai, má và lan dần ra các vùng da khác

– Nhiễm trùng tai khiến trẻ quấy khóc liên tục

Thông thường, các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, ba mẹ cần hiểu rõ sức khỏe của con để đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng mà trẻ đang đối mặt. Nếu các bất ổn sức khỏe này của trẻ kéo dài, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xảy ra. 

Đồng hành cùng ba mẹ chăm sóc bé, Khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế DoLife mang đến dịch vụ chăm sóc toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế. Bé sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ đầu ngành với chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, điều trị theo phác đồ hạn chế kháng sinh. Trẻ cũng được chăm sóc trong môi trường chuyên biệt với sự hỗ trợ tận tình, chu đáo từ các điều dưỡng viên “mát tay”, giàu kinh nghiệm. Phác đồ và chế độ chăm sóc tại DoLife sẽ giúp bé sớm hồi phục sức khỏe và có được sự phát triển tốt nhất.

Để được tư vấn về sức khỏe của bé và đặt lịch thăm khám, ba mẹ liên hệ trực tiếp với Hotline 1900 1984!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ trong độ tuổi 6 – 36 tháng là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại di chứng suốt đời. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây! Viêm tai giữa là bệnh gì? Tai […]

Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển

Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển

Thai nhi ngừng phát triển (thai lưu/ thai chết lưu) nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy làm sao để nhận biết? Xử trí tình trạng này như thế nào? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới. […]

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?

Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]