Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không? - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

10/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài viết bên dưới!

Lấy máu gót chân là gì?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp xét nghiệm sàng lọc sơ sinh dựa trên các kỹ thuật y khoa hiện đại để phát hiện sớm các bệnh bẩm sinh liên quan đến di truyền, chuyển hóa, nội tiết ngay từ những ngày trẻ mới chào đời.

Với phương pháp này, nữ hộ sinh/điều dưỡng sẽ dùng kim chích vào gót chân của trẻ sơ sinh để lấy 1 – 2 giọt máu. Máu lấy ra được thấm vào giấy chuyên dụng, để khô và mang đi xét nghiệm. 

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, xét nghiệm lấy máu gót chân nên được thực hiện trong khoảng 48 – 72 giờ sau sinh. Trẻ có thể thực hiện xét nghiệm sau khi ăn sữa khoảng hơn 8 lần. Với trẻ sinh non cần nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc truyền máu thì việc thực hiện sàng lọc máu gót chân sẽ cần có chỉ định của bác sĩ. Phát hiện sớm bệnh lý ngay từ khi chào đời giúp tăng khả năng bình phục cho trẻ lên tới 95%. 

Vốn dĩ thực hiện lấy máu tại gót chân chứ không phải ở các bộ phận khác bởi lượng máu ở gót chân khá dồi dào, đủ lượng cần thiết cho việc thực hiện xét nghiệm. Ngoài gót chân, trẻ có thể được lấy máu ở bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể. Tuy nhiên, gót chân là phần kém nhạy cảm, điều này giúp trẻ ít bị đau hơn khi chích.

Quy trình thực hiện xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ

Quá trình lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để xét nghiệm khá đơn giản:

– Trước khi lấy máu 3 – 5 phút, đặt trẻ nằm ngửa, ủ ấm gót chân trẻ bằng khăn ấm 38 – 40 độ C. Việc này giúp tăng lưu lượng máu gót chân giúp việc lấy máu diễn ra dễ dàng hơn.

– Chích gót chân của trẻ bằng kim chuyên dụng để lấy 2 – 3 giọt máu. Máu được thấm vào giấy và để khô. Trong quá trình thực hiện chích, giữ trẻ nằm yên, tránh việc động đậy khiến mũi kim đi lệch gây tổn thương tới bé.

– Chuyển mẫu máu tới phòng xét nghiệm. 

– Thông thường, kết quả sẽ được trả trong khoảng 7 – 10 ngày lấy mẫu.

Để hỗ trợ quá trình chẩn đoán chuyên sâu và chăm sóc bé tốt nhất, ba mẹ lưu ý:

– Thông báo thông tin tiền sử bệnh lý gia đình với bác sĩ, đặc biệt là các bệnh di truyền.

– Trước khi thực hiện xét nghiệm, ba mẹ thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe sau sinh của trẻ.

Xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh là xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn, thời gian thực hiện nhanh chóng. Kết quả xét nghiệm có thể phản ánh chính xác nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ để ba mẹ yên tâm chăm sóc bé. Đặc biệt, với trường hợp xuất hiện bệnh lý, trẻ sẽ không bị bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh.

Xét nghiệm lấy máu gót chân giúp phát hiện nhiều bệnh lý ở trẻ

Lấy máu gót chân là một xét nghiệm nên thực hiện cho trẻ ngay sau khi con chào đời. Chi phí thực hiện xét nghiệm này không đáng kể nhưng những lợi ích mang lại thì thực sự đáng giá.

Lấy máu gót chân sơ sinh giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm
Lấy máu gót chân sơ sinh giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm

Chỉ một xét nghiệm, trẻ có thể được phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm:

Bệnh Phenylceton niệu (PKU)

Phenylceton niệu là hội chứng rối loạn chuyển hóa axit amin phenylalanine di truyền bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể. Tỷ lệ mắc PKU ở trẻ là 1/10.000 -20.000.

Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi trẻ được vài tháng tuổi với các dấu hiệu:

– Trẻ thường xuyên ngái ngủ, bú kém

– Cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ, da nhợt nhạt

– Có xu hướng hung hăng, tự làm tổn thương bản thân

– Xuất hiện co giật.

Đặc biệt, trẻ có thể xuất hiện nhiều hành vi bất thường, rối loạn tâm thần, khuyết tật trí tuệ, động kinh nếu hàm lượng phenylalanine huyết thanh tăng cao. Bởi vậy, việc phát hiện bệnh từ sớm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát phenylalanine. Xét nghiệm máu gót chân sơ sinh phát hiện PKU giúp ba mẹ chủ động kiểm soát bệnh lý ở trẻ, hạn chế sự xuất hiện của các biến chứng để trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Bệnh hồng cầu hình liềm

Hồng cầu hình liềm là bệnh lý thiếu máu di truyền phổ biến với tổng số ca mắc trên toàn thế giới từ 8 – 12 triệu ca. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Hoại tử xương chậu

– Khiếm khuyết thận

– Suy thận mạn, suy tim

– Xơ phổi

Đột quỵ

– …

Tuổi thọ của bệnh nhân mắc hồng cầu hình liềm thường chỉ từ 45 – 47 tuổi. Đặc biệt, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc y tế suốt đời để đảm bảo sức khỏe.

Một số dấu hiệu ở trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm mà ba mẹ cần lưu ý:

– Nước da xanh xao hoặc hơi vàng nhẹ.

– Thường xuyên sốt đột ngột.

– Có thể nghe được tiếng thổi tâm thu của trẻ do tim, gan, lách to.

– Nôn ói.

Bên cạnh đó, sức khỏe của trẻ cũng xuất hiện một số vấn đề: thiếu máu, tắc nghẽn mạch máu, viêm đường mật, đau lưng, đau khớp, đau ngực, khó thở…

Thiếu men G6PD

Thiếu men G6PD là bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, thần kinh… thậm chí gây tử vong ở trẻ. Đây là bệnh lý di truyền do gen lặn trên nhiễm sắc thể X. Việc suy giảm/ mất khả năng tổng hợp men G6PD khiến hồng cầu bị phá vỡ hàng loạt gây tình trạng tăng Bilirubin trong máu, thiếu máu cấp…

Trẻ sơ sinh bị thiếu men G6PD thường có biểu hiện vàng da. Việc phát hiện bệnh từ sớm sẽ giúp ba mẹ chủ động chăm sóc trẻ, tránh các loại thực phẩm thuốc có tính oxy hóa mạnh để đảm bảo lượng men G6PD được ổn định.

Bệnh suy giáp bẩm sinh (CH)

Khi bị suy giáp bẩm sinh, cơ thể trẻ không thể sản xuất đủ lượng hormone cần thiết. Việc này dẫn đến tình trạng đần độn, chậm phát triển trí tuệ, thể chất… thậm chí khiến trẻ tử vong từ trước khi bước vào độ tuổi trưởng thành. 

Dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và bổ sung hormone trong vòng 1 tháng đầu đời, trẻ có thể phát triển khỏe mạnh bình thường.

Thông thường, trẻ bị suy giáp bẩm sinh không có biểu hiện bệnh trong thời gian đầu. Sau sinh từ 2 – 3 tuần, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:

– Da vàng, tái nhợt

– Rốn lồi

– Trẻ mệt mỏi, ngủ nhiều, bỏ bú, bú ít

– Lưỡi dày, thường lè ra ngoài

– Trẻ táo bón, ít khóc

Phát hiện bệnh từ sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ, để con lớn lên khỏe mạnh. Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh chính là phương pháp đơn giản và hiệu quả để tầm soát, phát hiện bệnh lý cho con ngay từ sớm từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả. 

Lấy máu gót chân cho trẻ có nguy hiểm không?

Lấy máu gót chân không hề nguy hiểm với trẻ nhỏ
Lấy máu gót chân không hề nguy hiểm với trẻ nhỏ

Có thể khẳng định rằng: Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp sàng lọc sau sinh an toàn, không hề gây nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện của xét nghiệm này cũng không hề lớn. Lấy máu gót chân là phương pháp được khuyến khích áp dụng cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên thực hiện ngay sau khi con chào đời.

Hiện tại Bệnh viện Quốc tế DoLife, sau sinh các bé sẽ được tiến hành lấy máu gót chân 5 yếu tố, tầm soát và phát hiện sớm nhiều nguy cơ bệnh lý. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra giải thích và tư vấn, giúp ba mẹ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bé, từ đó có kế hoạch chăm sóc con tốt nhất.

Hi vọng với những kiến thức mà bài viết cung cấp, ba mẹ đã hiểu hơn về phương pháp lấy máu gót chân trẻ sơ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 để được hỗ trợ ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]

Bệnh sởi ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh sởi ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh sởi là bệnh lý truyền nhiễm, thường xuất hiện ở trẻ em. Theo thống kê, khoảng 90% người trước 20 tuổi đã từng bị mắc sởi. Tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh lý và cách điều trị trong bài viết bên dưới. Tổng quan về bệnh sởi ở trẻ Bệnh sởi Bệnh sởi […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324