Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

13/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trung bình, mỗi 3 phút lại có 1 người tử vong do đột quỵ. Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất toàn thế giới với tỷ lệ ước tính trên 218/100.000 dân. Số ca đột quỵ mỗi năm ở nước ta lên tới 200.000 với tỷ lệ tử vong là 20%.

Tìm hiểu chung về đột quỵ
Tìm hiểu chung về đột quỵ

Thông tin chung về đột quỵ

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (đột quỵ não hay tai biến mạch máu não) là tình trạng não bị tổn thương đột ngột do máu cung cấp cho não bị chặn hoặc bị giảm đột ngột khiến nguồn cung cấp oxy và dinh dưỡng cho não bị gián đoạn. Nếu oxy và dinh dưỡng tới não không được cung cấp đủ trong vòng vài phút, các tế bào não sẽ bị tổn thương và bắt đầu chết.

Tai biến mạch máu não là tình trạng y tế khẩn cấp cần được cấp cứu ngay lập tức. Càng để làng, khả năng vận động và tư duy của cơ thể càng bị ảnh hưởng do tế bào não chết càng nhiều. Thậm chí, nhiều trường hợp, người bệnh có thể tử vong.

Sau đột quỵ, hầu hết người bệnh bị suy yếu sức khỏe gặp các di chứng như: rối loạn cảm xúc, tê liệt, cử động yếu một phần cơ thể, thị giác suy giảm…

Các loại đột quỵ

Dựa trên nguyên nhân, tai biến mạch máu não được chia thành 2 nhóm chính là do thiếu máu cục bộ và do xuất huyết não.

– Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Trường hợp này chiếm tới 85% các ca tai biến mạch máu não hiện nay. Nguyên nhân bởi sự tắc nghẽn trong động mạch.

+ Đột quỵ do huyết khối

Thành mạch xuất hiện huyết khối các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch  khiến tiểu cầu tập kết bất thường ở những vị trí hẹp khiến lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Việc này khiến một phần não bị thiếu máu nuôi gây đột quỵ.

+ Đột quỵ do thuyên tắc

Huyết khối từ nơi khác đến (thường là ở tim) gây lấp mạch khiến động mạch bị tắc nghẽn. Hoặc tắc nghẽn hình thành do sự bong tróc của các mảng xơ vữa động mạch.

– Đột quỵ do xuất huyết não

Khoảng 15% số ca tai biến mạch máu não hiện nay là do xuất huyết não. Mạch máu não bị vỡ khiến máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não nhất gây xuất huyết não.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn gồm:

– Người tí vận động, không tập luyện thể dục thể thao.

– Người thường xuyên sử dụng thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc lá.

– Người có chế độ ăn không lành mạnh: ít chất xơ, nhiều chất béo, dầu mỡ.

– Tuổi trung niên.

– Người mắc hay đang điều trị các bệnh lý như: tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp.

– Tiền sử gia đình có thành viên bị đột quỵ.

– Người béo phì, thừa cân.

Dấu hiệu đột quỵ

Dấu hiệu

Tai biến mạch máu não thường diễn biến nhanh với các dấu hiệu đến đột ngột, nhanh chóng, lặp lại nhiều lần như:

– Mệt mỏi, không có sức.

– Tê cứng toàn mặt hoặc một nửa mặt. Cười méo miệng.

– Khó/ Không thể cử động chân tay, không thể nâng cả hai tay qua đầu cùng một lúc. Tê liệt một bên cơ thể. 

– Phát âm khó khăn, dính chữ, không rõ chữ, nói ngọng. 

– Chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, không phối hợp được các hoạt động. 

– Đau đầu dữ dội, đột ngột.

– Buồn nôn, nôn.

Người bệnh có thể xuất hiện một hay nhiều triệu chứng kể trên. Ngoài ra, trước khi xảy ra đột quỵ khoảng vài ngày đến 1 tháng, người bệnh có thể xuất hiện những cơn thiếu máu não thoáng qua.

Các dấu hiệu đột quỵ thường xuất hiện đột ngột và nhanh chóng biến mất. Người bệnh cần lắng nghe các tín hiệu từ cơ thể để chủ động phòng ngừa và điều trị, hạn chế tối đa biến chứng.

Biến chứng

Tỷ lệ tử vong ở đột quỵ lên tới 20%. Với các trường hợp may mắn sống sót, người bệnh cũng gặp phải nhiều biến chứng nặng nề, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của hệ thần kinh.

Các biến chứng do đột quỵ có thể là vĩnh viễn hoặc cần thời gian dài để phục hồi. Một số biến chứng thường thấy như:

– Liệt 1, vài chi hoặc liệt tứ chi.

– Suy giảm khả năng vận động, khó cử động chân tay.

– Mất ngôn ngữ, giao tiếp khó khăn.

– Thị giác có vấn đề.

– Các vấn đề tâm lý: rối loạn cảm xúc, trầm cảm…

– Sống thực vật

– …

Nguyên nhân gây đột quỵ

Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ, trong đó có các nguyên nhân không thể thay đổi và các nguyên nhân bệnh lý.

Yếu tố không thể thay đổi

– Tuổi tác: đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi. Sau 55 tuổi, cứ 10 năm, nguy cơ đột quỵ lại tăng gấp đôi.

– Giới tính: Nguy cơ đột quỵ ở nam giới cao hơn nữ giới.

– Tiền sử gia đình: Nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu trong gia đình có thành viên từng bị đột quỵ.

Yếu tố bệnh lý

– Có tiền sử đột quỵ: Người bệnh từng đột quỵ thường có nguy cơ cao tiếp tục bị đột quỵ trong vòng vài tháng đầu sau khi bị. Yếu tố nguy cơ giảm dần theo thời gian.

– Người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nếu mắc các bệnh lý như: Đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, thừa cân, béo phì…

– Người ít vận động, hút thuốc, có lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích, rượu bia…

Cách điều trị đột quỵ

Chuyên gia y tế khuyến cáo, 60 phút đầu tiên là thời gian “vàng” của bệnh nhân bị đột quỵ. Càng kéo dài, hệ thần kinh càng bị tổn thương nghiêm trọng.

Tai biến mạch máu não liên quan trực tiếp tới các tổn thương của tế bào não. Việc điều trị bệnh tập trung hướng đến việc giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế tối đa biến chứng. Nguyên tắc điều trị chính là: Cấp cứu – Nhanh chóng – Chính xác – Hạn chế tổn thương lan rộng – Tối ưu hóa thần kinh – Đảm bảo máu tới các tế bào não. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà việc điều trị tai biến mạch máu não là khác nhau. 

Để hạn chế tối đa biến chứng, việc sơ cứu đóng vai trò quan trọng:

– Ngay lập tức gọi xe cấp cứu.

– Không để bệnh nhân bị té ngã.

– Không tự ý đánh gió, châm cứu, bấm huyệt hay cho bệnh nhân uống thuốc.

– Theo dõi các biểu hiện: co giật, nôn mửa, méo miệng, mất thăng bằng, loạn trí…

– Cho bệnh nhân nằm nghiêng, tuyệt đối không ăn uống gì để đảm bảo đường thở.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Xây dựng lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học là chìa khóa để phòng ngừa đột quỵ. Trong đó, lưu ý:

– Ăn uống đủ chất. Ăn nhiều các loại rau củ quả, ngũ cốc, thịt trắng, hải sản, trứng

– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo.

– Tập thể dục thường xuyên, duy trì tập ít nhất 30 phút/ ngày và 4 lần/tuần.

– Giữ ấm cơ thể, tránh để bị nhiễm lạnh.

– Không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng tránh đột quỵ, tầm soát bệnh lý.

Trên đây là những thông tin chung về đột quỵ. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]