Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

30/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 ca tai biến mạch máu não (đột quỵ). Trong đó, khoảng 50% trường hợp tử vong. Đây cũng là bệnh lý gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới. Với trường hợp sống sót, người bệnh cũng phải chịu nhiều di chứng nặng nề.

Tổng quan về tai biến mạch máu não
Tổng quan về tai biến mạch máu não

Tổng quan về tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Đột quỵ Mỹ, số bệnh nhân trong độ tuổi 18 – 45 mắc đột quỵ chiếm khoảng 15% ca bệnh. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị tai biến mạch máu não hiện chiếm khoảng 25% tổng số ca bệnh. Đây là những con số hết sức báo động.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là tình trạng mất đột ngột cấp tính các chức năng não do sự tắc nghẽn nguồn cung cấp máu cho não. Tế bào não bị chết do thiếu oxy và dinh dưỡng dẫn đến tử vong ở người bệnh hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề về thị giác, ngôn ngữ, nhận thức, vận động…

Phân loại tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là cách chia theo hai nhóm: tai biến do thiếu máu não và tai biến do xuất huyết não.

– Thiếu máu não

Chiếm tới 80% tổng số ca tai biến mạch máu não. Việc này gây giảm lưu lượng máu lên não khiến cơ thể không cung cấp đủ máu gây hoại tử tế bào não. Nếu không được cấp cứu trong vòng 4 tiếng kể từ khi có các triệu chứng tai biến đầu tiên, người bệnh sẽ tử vong.

– Xuất huyết não

Chiếm khoảng 20% tổng số ca bệnh. Các tế bào não dần chết đi, vỡ mạch não khi máu tràn vào mô não, gây phù não và tăng áp lực các mô xung quanh não. Người bệnh có thể tử vong ngay sau vài phút bị xuất huyết não nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách. Tỷ lệ tử vong do xuất huyết não cao hơn rất nhiều so với thiếu máu não.

Các giai đoạn tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não gồm 3 giai đoạn tiến triển chính:

– Khởi đầu

+ Các biểu hiện thường không nghiêm trọng, ít đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

+ Người bệnh dễ bỏ qua các dấu hiệu bệnh.

– Giai đoạn quyết định

+ Tai biến diễn tiến nặng hơn.

+ Nếu được can thiệp ở giai đoạn này, người bệnh có khả năng sống sót cao, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng: hôn mê, liệt nửa người, rối loạn thực vật…

– Tiến triển

+ Là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất.

+ Khi được cấp cứu, can thiệp vào giai đoạn này, người bệnh vẫn có khả năng sống sót. Tuy nhiên, việc can thiệp gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ thành công thấp. Người bệnh sống sót được cũng phải gánh chịu nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Triệu chứng của tai biến mạch máu não

Phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ giúp hỗ trợ tích cực cho việc can thiệp, điều trị sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường ít điển hình và dễ nhầm lẫn.

Cần lưu ý đến các dấu hiệu phổ biến như:

– Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.

– Méo mặt (1 bên hoặc cả 2 bên).

– Thị lực giảm sút, ù tai.

– Loạn ngôn, nói chuyện khó khăn.

– Tê bì tay chân. Tay không thể cử động hoặc nhấc cao quá đầu.

– Mất thăng bằng.

– Nhịp tim nhanh.

– … 

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Nguyên nhân

Dựa trên phân loại tai biến mạch máu não, có 2 nhóm nguyên nhân chính:

– Nguyên nhân gây nhồi máu não

+ Tắc nghẽn, hẹp động mạch lớn.

+ Tổn thương động mạch nhỏ, thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp.

+ Bệnh lý tim mạch: hẹp hở van tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý đông máu, mạch máu bất thường bẩm sinh… gây hình thành cục máu đông tới não.

+ Không xác định được nguyên nhân.

– Nguyên nhân gây xuất huyết não

+ Xuất huyết nhu mô não, não thất, hạch nền do: tăng huyết áp, dùng thuốc kháng đông hay thuốc làm mỏng mạch máu, vỡ dị dạng động tĩnh mạch, bệnh Moya Moya…

+ Xuất huyết màng não, xuất huyết khoang dưới nhện do mạch máu trên bề mặt não bị vỡ hoặc do vỡ túi phình mạch máu não.

Yếu tố nguy cơ

Bất kỳ đối tượng nào đều có nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc cao hơn ở các đối tượng:

– Uống nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn.

– Ít vận động thể lực.

– Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, rối loạn lo âu.

– Thừa cân, béo phì.

– Hút nhiều thuốc lá.

– Tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng dầu mỡ, chất béo cao.

– Người từ tuổi trung niên.

– Tiền sử gia đình có thành viên từng bị tai biến.

Điều trị tai biến mạch máu não

Nguyên tắc của việc điều trị tai biến chính là giảm tối đa nguy cơ tử vong và hạn chế biến chứng qua việc cấp cứu sớm, can thiệp kịp thời.

Khi phát hiện người bệnh xuất hiện các triệu chứng tai biến, cần ngay lập tức gọi xe cấp cứu để đưa người bệnh đến bệnh viện. Lưu ý, để bệnh nhân nằm nghiêng để giúp bảo vệ đường thở. Trong thời gian đó, cần:

– Giữ cho người bệnh không bị té ngã.

– Tuyệt đối không tự ý điều trị (đánh gió, bấm huyệt, châm cứu…)

– Theo dõi các biểu hiện: nôn mửa, méo miệng, co giật…

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán tai biến mạch máu não dựa trên 3 tiêu chuẩn lâm sàng:

– Triệu chứng thần kinh khu trú

– Không có chấn thương sọ não.

– Triệu chứng diễn ra đột ngột.

Dựa trên chẩn đoán lâm sàng và chụp não cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ, bác sĩ xác định được nguyên nhân gây tai biến và có phương án can thiệp phù hợp, hạn chế tối đa tổn thương não.

Điều trị kịp thời là chìa khóa giúp cứu sống người bệnh, hạn chế tối đa biến chứng đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi, phòng ngừa nguy cơ tái phát đột quỵ.

Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não

Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh chính là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, ngăn chặn nguy cơ tai biến mạch máu não:

– Dinh dưỡng khoa học, đầy đủ, ăn đủ bữa. Hạn chế tiêu thụ dầu mỡ, chất béo, cholesterol… Tăng cường rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, hải sản, thịt trắng…

– Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích.

– Tập thể dục thường xuyên. Vận động thể chất ít nhất 30 phút/ ngày và 3 – 4 ngày/tuần.

– Duy trì cân nặng ở mức phù hợp.

– Tránh căng thẳng.

– Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hạn chế thức khuya.

Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ bệnh lý.

Trên đây là những thông tin chung về tai biến mạch máu não. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]