Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

26/07/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Khớp cắn sâu là gì?

Khớp cắn sâu là tình trạng sai khớp cắn khá phổ biến

Khớp cắn sâu là gì? Khớp cắn sâu hay còn gọi là khớp cắn ngập. Đây là hiện tượng khớp cắn bị sai lệch khiến mất cân đối 2 hàm trên và dưới. Từ đó tạo nên sự kém hài hòa giữa 2 hàm, làm hàm dưới lọt thỏm và khuất sâu đằng sau hàm trên.

Vậy làm thế nào để nhận biết mình có bị sai lệch khớp cắn hay không? Bạn có thể nhận biết tình trạng khớp cắn sâu một cách đơn giản thông qua những đặc điểm, đặc trưng dưới đây:

  • Răng hàm dưới có thể sẽ tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với hàm trên. Điều này cho thấy tình trạng sai lệch khớp cắn đang bắt đầu hình thành. Khi chuyển nặng, khớp cắn ngập còn khiến những răng ở rìa hàm dưới không chạm đến răng hàm trên mà thay vào đó sẽ chạm vào phần nướu trong của hàm trên.
  • Mức độ tương quan của hàm trên và hàm dưới khá thấp, không đạt tiêu chuẩn theo tỷ lệ chuẩn. Khi này hàm trên sẽ che khuất gần như hoàn toàn răng hàm dưới, nhất là khi ngậm miệng, sẽ rất khó để nhìn thấy được răng mọc ở hàm dưới.
  • Tương quan giữa trán, mũi và cằm khá bình thường, không bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng khớp cắn sâu.
  • Nhóm răng sau vẫn sẽ tiếp tục mọc nhưng tiết diện có thể giảm ít hoặc nhiều phụ thuộc vào việc độ sâu của khớp cắn của hàm trên ở mức độ nặng hay nhẹ.
  • Đường nối giữa trán, mũi và cằm có thể không được thẳng hàng, bị gấp khúc tùy vào mức độ nghiêm trọng của khớp cắn sâu ở mỗi người.

Dấu hiệu của khớp cắn ngập

Bạn có thể nhận ra khớp cắn ngập qua những biểu hiện sau:

  • Răng hàm trên che lấp răng hàm dưới khi đóng hàm. Đôi khi bạn không nhìn thấy được phần răng hàm dưới.
  • Góc nghiêng không cân đối. Đường nối từ trán xuống cằm bị gấp khúc.
  • Góc môi cằm sâu, cằm ngắn và lẹm.
  • Mặt ngắn và tròn, hai bên má bành ra, gương mặt trông già hơn so với tuổi.

Nguyên nhân của khớp cắn sâu

Một số thói quen xấu như mút tay, cắn móng tay,… là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu

Tình trạng khớp cắn sâu xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Do xương hàm

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng quá mức là do kích thước và hình dạng của răng và hàm của trẻ (di truyền). Kích thước hàm có thể quá lớn hoặc quá ít khoảng trống để có thể răng sắp xếp đúng cách. Nếu không được điều trị, dạng sai lệch này cũng có thể dẫn đến tình trạng răng chen chúc, răng khấp khểnh hoặc răng thưa.

Do răng

Những thói quen thời thơ ấu liên quan đến việc đẩy lưỡi vào mặt sau của răng cửa có thể gây ra tình trạng cắn ngập. Các thói quen này bao gồm việc: sử dụng núm vú giả và bình sữa trong thời gian dài; mút ngón tay và tật đẩy lưỡi. Nếu trẻ đã có sẵn cắn sâu do di truyền, những thói quen này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm:

  • Mất răng sữa sớm mà không được phục hình. Có thể bị dẫn đến lệch lạc.
  • Rối loạn nhịp thở. Chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ, cũng có liên quan đến dạng sai khớp cắn này.
  • Ở mọi lứa tuổi, thói quen cắn móng tay và nhai các vật cứng có thể dẫn đến tình trạng cắn sâu.
  • Nghiến răng quá mức là một trong những nguyên nhân dẫn đến cắn sâu. Tình trạng này làm cho răng dưới chạm vào vòm khẩu cái phía sau răng trên khi ngậm miệng. Từ đó làm tổn thương xương xung quanh răng cửa trên. Điều này có thể dẫn đến mất răng cửa trên hoặc chấn thương răng quá mức.

Hậu quả của khớp cắn sâu

Những tác hại của khớp cắn sâu gây ra:

  • Mất thẩm mỹ: Khớp cắn ngập có thể dẫn đến khuôn mặt thiếu cân đối, hài hòa, hoặc nhô hàm trên hoặc móp hàm dưới và cằm, nụ cười mất thẩm mỹ, kém tự nhiên, tạo ra tâm lý tự ti, hạn chế trong giao tiếp.
  • Đau và tổn thương nướu: do rìa răng hàm của hàm dưới va chạm lâu ngày với nước mặt trong của răng hàm trên.
  • Mòn nặng toàn bộ mặt răng cửa hàm trên, dẫn đến tình trạng lộ ngà, gây ê buốt trong ăn nhai.
  • Ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, lâu ngày có thể gây nên tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm khá nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Do răng cửa hàm dưới khó đưa ra ngoài nên rìa răng cửa hai hàm không chạm được vào nhau khiến việc cắn thức ăn khó khăn, ăn nhai không đảm bảo.

Cách điều trị khớp cắn ngập 

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha để điều trị tình trạng khớp cắn sâu

Lời khuyên của nha sĩ cho người bị sai khớp cắn là cần đi thăm khám từ sớm. Tốt nhất là ngay giai đoạn mới bị khớp cắn sâu để được tư vấn điều trị hiệu quả. Tránh tối đa biến chứng nguy hiểm khác. Hiện nay, khớp cắn ngập được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi tình trạng sẽ thích hợp với cách chữa khác nhau. Chính vì vậy, để chữa trị khớp cắn sâu hiệu quả nhất, người bị cần đến cơ sở nha khoa thăm khám.

Tùy vào nguyên nhân gây sai khớp cắn mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau đây:

Khớp cắn ngập do răng: 

Với những trường hợp bệnh nhân bị khớp cắn ngập do răng, nha sĩ thường chọn cách chỉ định niềng răng khớp cắn ngập. Để điều chỉnh lại khớp cắn một cách từ từ. Dịch chuyển với tốc độ thích hợp để bảo vệ răng, bảo vệ hàm. Đồng thời tạo thế cho hàm trên và hàm dưới cân đối với nhau hơn.

Khớp cắn ngập do xương: 

Nếu trường hợp bệnh nhân có khớp cắn sâu do xương, phương án điều trị thường được sử dụng là phẫu thuật khắc phục xương hàm, cân chỉnh xương hàm cho cân đối hơn với hàm dưới. Cắt xương hàm là cách thường thấy để khắc phục sai khớp cắn do xương. 

Trên đây là những thông tin về khớp cắn sâu. Để nắm được tình trạng răng của mình và cách điều trị phù hợp, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa. Liên hệ ngay hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]