Ung thư da có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Vậy triệu chứng của ung thư da là gì? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ung thư da là bệnh gì?
Ung thư da là tình trạng phát triển không kiểm soát được của các tế bào da bất thường. Bệnh xảy ra khi tổn thương gây thiệt hại cấu trúc cho phân tử ADN tác động lên tế bào da, gây ra đột biến hoặc các khiếm khuyết về gen. Từ đó làm cho tế bào da nhân lên nhanh chóng và hình thành các khối u ác tính.
Bệnh thường phát triển nhất trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng dạng ung thư phổ biến này cũng có thể xảy ra trên những vùng da thường không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Phân loại:
Có 3 loại ung thư da, bao gồm:
Ung thư biểu mô tế bào đáy (Basal cell carcinoma – BCC):
Đây là loại ung thư da phổ biến nhất. BCC phát triển trong các tế bào đáy của biểu bì, lớp ngoài cùng của da. Nó thường xuất hiện dưới dạng một cục u nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, và phát triển chậm. BCC thường không lan rộng đến các phần khác của cơ thể.
Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinoma – SCC):
SCC phát triển trong các tế bào vảy của biểu bì. Loại ung thư này thường xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ, vảy, hoặc các khối u cứng trên da. SCC có khả năng lan rộng hơn BCC, nhưng cũng thường không lan ra ngoài da.
Melanoma (Ung thư hắc tố):
Đây là loại ung thư da nghiêm trọng nhất. Melanoma phát triển trong các tế bào hắc tố (melanocytes), tế bào tạo ra sắc tố melanin. Melanoma thường xuất hiện dưới dạng một nốt ruồi mới hoặc sự thay đổi trong một nốt ruồi hiện có. Nó có thể lan rộng đến các phần khác của cơ thể và đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Triệu chứng của bệnh ung thư da
Để phát hiện sớm bệnh, cần nhận biết ung thư da dấu hiệu điển hình. Triệu chứng sớm của bệnh gồm ổ loét lâu liền, lở loét rớm máu, dày, sừng, nổi cục. Có thể nổi u từ nền sẹo cũ và có nốt đỏ mạn tính. Bên cạnh đó, còn tùy theo dạng ung thư mà biểu hiện cũng khác nhau, cụ thể:
Ung thư tế bào đáy
Với ung thư tại tế bào đáy, bệnh xuất phát từ lớp tế bào đáy và chiếm khoảng 65% tổng số bệnh nhân ung thư về da. Bệnh lý này phát triển khá chậm và hầu như không di căn hạch, tiên lượng tốt. Về ung thư da biểu hiện là xuất hiện ở vùng da mặt hở, nhất là mũi, má, thái dương.
Dấu hiệu của bệnh là những tổn thương dạng hạt, nổi lên trên bề mặt với dạng hạt. Có màu đỏ hồng và cản sáng, đường kính khoảng vài mm và có giãn mạch. Ngoài ra còn có dạng:
– Nốt: Da tổn thương hình nốt lớn có màu trắng.
– Sẹo phẳng: Hình thành từ trung tâm sẹo trên da với bờ gồ nổi lên. Thường xuất hiện ở má.
– Loét: Tổn thương loét, không nổi gồ và tiến triển khá nhanh
– Có màu sắc: Nổi gồ lên da và mang màu sắc.
– Xơ cứng bì: Tổn thương không rõ ranh giới.
– Tổn thương đỏ, có ranh giới và nổi gồ.
Ung thư tế bào vảy
Ung thư tế bào vảy (hay còn gọi là tế bào gai) hình thành từ tế bào vảy. Và có xuất hiện trên nền sẹo cũ, sẹo bỏng tại những vị trí cường độ tiếp xúc với ánh nắng nhiều. Bệnh chiếm 25% trong tổng số các trường hợp và có thể phát triển nhanh, di căn xa và tiên lượng xấu. Những đặc điểm về dấu hiệu:
– Tổn thương tiền ung thư: Dày sừng ánh sáng, những tổn thương không nổi gồ nhưng sần sùi. Kích thước dưới 1cm, có màu đen và tăng sừng hóa.
– Dấu hiệu ung thư tế bào vảy tại chỗ: Ung thư có tổn thương dạng oval, màu đỏ và có về mặt sần sùi, tiến triển chậm.
– Ung thư tế bào vảy xâm nhập: Xuất hiện trên những vùng da bất thường, trên nền sẹo hoặc từ bệnh dày sừng ánh sáng, Bowen. Tổn thương bao gồm cả 3 dạng lở loét, nổi sufim thâm nhiễm.
– Giai đoạn muộn: Khối u bội nhiễm, nề đỏ, đau và nghẽn mạch, tiến triển nhanh, loét lan rộng. Thậm chí có thể xâm lấn ở những lớp sâu, gây rụng ngón. Ung thư da đầu giai đoạn muộn có thể làm lộ xương sọ, bội nhiễm trầm trọng.
– Di căn hạch: Hạch thường to, đơn độc, dính thành đám; phần da của bề mặt hạch bình thường, có thể thâm nhiễm, lở loét. Bệnh càng ác tính càng di căn theo đường máu vào phổi, não, gan…
– Ung thư tế bào vảy không điển hình: Bề mặt khối u có sừng gai, sừng hóa hoặc không rõ rệt. Phát triển tại chỗ nên ít di căn.
Ung thư tuyến phụ thuộc da
Dạng ung thư vào tuyến phụ thuộc da xuất phát từ các tế bào của tuyến mồ hôi, tuyến bã. Hay gặp ở vùng da đầu, mông, nách và chiếm khoảng 10% trong tổng số các trường hợp về bệnh ung thư da. Vì những tuyến này nằm ngay bên dưới da nên dễ nhầm với ung thư khác và có thể di căn. Dấu hiệu điển hình của bệnh là khối u chắc dính, đau và nề đỏ như khối viêm.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ
– Da trắng:
Do người da trắng có ít tế bào melanin nên sẽ bảo vệ da khỏi tia cực tím yếu hơn so với những người da sẫm màu. Da có nhiều tàn nhang cũng là yếu tố nguy cơ mắc ung thư da.
– Tiền sử cháy nắng:
Nếu có những vết cháy nắng đặc biệt là những vết xuất hiện khi còn nhỏ dễ dẫn đến ung thư da hơn.
– Phơi nắng quá thời gian:
Phơi nắng trong thời gian dài có thể gây nên tổn thương cho da (hay còn gọi là rám nắng) cũng làm tăng nguy cơ ung thư da.
– Nốt ruồi: các nốt ruồi lớn hơn các nốt ruồi bình thường dễ chuyển thành ung thư da.
– Tổn thương da tiền ung thư:
Các tổn thương có thể bao gồm da bị dày sừng, các mảng sần sùi trên da, xuất hiện vảy từ nâu đến hồng đậm.
– Tiền sử gia đình có người mắc ung thư da:
Nếu cha, mẹ mắc ung thư da có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này.
– Người suy giảm miễn dịch:
Những người nhiễm HIV/AIDS, người ghép tạng có sử dụng thuốc chống thải ghép, người dùng corticoid thời gian dài, liên tục với liều cao có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn.
– Tiếp xúc với bức xạ:
Người bệnh được điều trị chàm, mụn trứng cá,… có thể là yếu tố nguy cơ mắc ung thư da.
– Tiếp xúc với các chất: Ví dụ như asen làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
Phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị ung thư da bao gồm:
– Phẫu thuật: Loại bỏ khối u bằng phẫu thuật.
– Điều trị laser: Sử dụng tia laser để tiêu diệt tế bào ung thư.
– Liệu pháp xạ trị: Sử dụng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư.
– Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.
– Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng các phương pháp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại ung thư.
Phòng ngừa ung thư da
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
– Không nên tắm nắng vào khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ. Chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm, không để cháy nắng da.
– Những người phải làm việc ngoài trời cần có bảo hộ lao động như dùng mũ, nón, quần áo dài tay hoặc che ô tránh nắng.
– Các phương pháp làm đẹp như tắm trắng làm mất lớp sừng trên da, các tế bào non phải tiếp xúc với ánh nắng và các yếu tố có hại từ môi trường nên rất dễ mắc các bệnh về da, đặc biệt là ung thư da.
– Mặc quần áo nhiều màu hoặc tối màu bằng các chất liệu tự nhiên có tác dụng bảo vệ da tốt hơn so với quần áo sáng màu bằng chất liệu nhân tạo.
– Khi làm việc có tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ cần thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn trong lao động. Ví dụ như đi găng, đi ủng, quần áo bảo vệ, kính, mặt nạ.
– Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, tránh và điều trị kịp thời các triệu chứng viêm nhiễm trên da.
– Cần chú ý tuyên truyền và khám tỉ mỉ phát hiện các thương tổn ở da giai đoạn sớm. Vì ở giai đoạn này bệnh dễ thấy và điều trị có hiệu quả cao.
Việc phát hiện và điều trị sớm ung thư da có thể cải thiện tỷ lệ sống sót và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư da, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra định kỳ.
Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]