Cảnh báo những yếu tố làm nghiêm trọng thêm tình trạng thiếu máu

26/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Thiếu máu là hội chứng phổ biến, xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau. Bên cạnh nguyên nhân đa dạng thì các yếu tố làm nghiêm trọng tình trạng thiếu máu cũng khá nhiều. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

Tổng quan về tình trạng thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng lượng hemoglobin (HGB) trong máu giảm xuống mức an toàn, gây ra biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức trong cơ thể.

Có nhiều chẩn đoán thiếu máu khác nhau. Từ các xác định ban đầu, bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Trong đó, có 5 kiểu thiếu máu phổ biến:

– Thiếu máu do thiếu sắt

– Thiếu máu do không thể tái tạo

– Thiếu máu do hồng cầu lưỡi liềm

– Thiếu máu do thiếu vitamin 

Thalassemia

Dựa trên nồng độ huyết sắc tố, thiếu máu được chia thành 4 cấp độ:

– Thiếu máu nhẹ: Huyết sắc tố ở mức 90 – 120g/l

– Thiếu máu vừa: Huyết sắc tố ở mức 60 – 90g/l

– Thiếu máu nặng: Huyết sắc tố ở mức 30 – 60 g/l

– Thiếu máu rất nặng: Huyết sắc tố ở mức dưới 30 g/l

Dấu hiệu của thiếu máu

Tùy từng trường hợp cụ thể mà các dấu hiệu, triệu chứng thiếu máu trên từng người là khác nhau. Trong đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

– Thường xuyên mệt mỏi, cảm thấy thiếu sức lực

– Yếu ớt

– Da ngả vàng hoặc tái nhợt

– Rối loạn nhịp tim

– Thường xuyên hụt hơi

– Chóng mặt, choáng váng

– Tức ngực

– Chân tay lạnh

– Thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhức trên cơ thể

Thiếu máu khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức lực
Thiếu máu khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức lực

Thiếu máu ban đầu thường ít ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt nên người bệnh thường có xu hướng xem nhẹ, bỏ qua. Hội chứng này thường chỉ được phát hiện khi thiếu máu đã trở nên tồi tệ hoặc khi làm xét nghiệm phục vụ chẩn đoán bệnh lý khác hay khi khám sức khỏe tổng quát.

Nguyên nhân gây thiếu máu

Bản chất của thiếu máu chính là việc cơ thể không có đủ lượng hồng cầu cần thiết. Trong đó, có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể không sản sinh đủ lượng tế bào hồng cầu như:

– Mất quá nhiều hồng cầu do bị thương

– Cơ thể có phản ứng phá vỡ tế bào hồng cầu

– Cơ thể không sản sinh đủ số hồng cầu đủ để phục vụ cho hoạt động thông thường

Tế bào hồng cầu là nơi chứa hemoglobin – loại protein giàu sắt có chức năng tạo nên sắc đỏ của máu. Loại protein này giúp tế bào hồng cầu vận chuyển oxy tới mọi nơi trong cơ thể, đồng thời vận chuyển carbon dioxide từ tế bào về phổi để đào thải ra khỏi cơ thể.

Bản chất của thiếu máu chính là việc cơ thể không có đủ lượng hồng cầu cần thiết
Bản chất của thiếu máu chính là việc cơ thể không có đủ lượng hồng cầu cần thiết

Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thiếu máu như:

– Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu sắt là tình trạng phổ biến nhất ở những người bệnh thiếu máu. Khi thiếu sắt, cơ thể không đủ dinh dưỡng để tạo protein và tế bào hồng cầu để đi nuôi cơ thể. 

Phụ nữ đang mang thai là đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt nhất. Ngoài ra, phụ nữ trong kỳ kinh, người bị tai nạn, ung thư, loét dạ dày, dùng nhiều thuốc giảm đau… cũng là đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.

– Thiếu máu do thiếu vitamin

Bên cạnh sắt thì vitamin B12 là một trong những thành phần quan trọng để tạo nên tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Việc không bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết kéo dài sẽ khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ thiếu máu ác tính.

– Thiếu máu do viêm

Các bệnh lý như HIV/AIDS, ung thư, viêm thận, viêm khớp dạng thấp, bệnh crohn hay các bệnh mạn tính khác là một trong những nguyên nhân khiến quá trình tạo máu trong cơ thể bị cản trở, từ đó gây thiếu máu.

– Thiếu máu do không tái tạo

Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng lại gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Nguyên nhân của vấn đề này chính là do tác dụng phụ của một số loại thuốc hay ảnh hưởng của tình trạng nhiễm trùng, các bệnh tự miễn dịch hay thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.

– Thiếu máu do tác nhân có nguồn gốc từ xương tủy

Một trong những ảnh hưởng của thiếu máu có nhiều nét tương đồng với viêm do ung thư hay các bệnh mãn tính, suy giảm hệ miễn dịch chính là bệnh bạch cầu hay xơ tủy. Việc này dẫn đến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

– Thiếu máu do hội chứng tan máu 

Khi mắc hội chứng tan máu, tế bào hồng cầu của người bệnh bị phá hủy nhanh hơn so với tế bào tủy xương, từ đó gây ra tình trạng tan máu. Tình trạng này thường do di truyền và sớm phát hiện hoặc cũng có thể do người bệnh sử dụng sản phẩm làm tăng quá trình phá hủy tế bào hồng cầu.

– Thiếu máu do bệnh hồng cầu lưỡi liềm 

Hồng cầu hình lưỡi liềm là tình trạng dị dạng hình thái hồng cầu – vô cùng nguy hiểm, gây bệnh thiếu máu huyết tán. Nguyên nhân gây ra vấn đề này chính là do lỗi mã hóa thông tin từ protein sản sinh, hiến tế bào tồn tại trong cơ thể thành hồng cầu mãn tính.

Tác nhân làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu máu

Tình trạng thiếu máu có thể trở nên trầm trọng hơn nếu:

– Dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày không đảm bảo, thiếu hụt sắt, vitamin 12, folate…

– Ruột non không thể hấp thụ dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào

– Kỳ kinh nguyệt ở nữ giới kéo dài

– Phụ nữ đang mang thai không được bổ sung đủ lượng sắt cần thiết

– Mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc do tuổi cao khiến tế bào trong cơ thể giảm sút

Phương pháp cải thiện tình trạng thiếu máu tại nhà

Bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày là phương pháp đơn giản mà hiệu quả với người bệnh thiếu máu. Để tăng cường sắt, tăng cường tạo máu, hãy thêm vào thực đơn của bạn những loại thực phẩm như: các loại thịt đỏ, hải sản, trứng, các loại rau có màu xanh sẫm, nho khô, các loại hạt, viên uống bổ sắt…

Tăng cường thực phẩm giàu Fe giúp bổ máu
Tăng cường thực phẩm giàu Fe giúp bổ máu

Liên hệ hotline 1900 198 của DoLife để được tư vấn thêm.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]