Crohn: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

01/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Bệnh Crohn không chỉ là tình trạng rối loạn tiêu hóa liên quan đến ruột mà còn có thể ảnh hưởng tới khớp của người bệnh. Việc điều trị Crohn ở giai đoạn cuối gặp nhiều khó khăn khi người bệnh chỉ đáp ứng với việc phẫu thuật để điều trị. Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này ngay trong bài viết!

Thông tin chung về bệnh Crohn

Bệnh Crohn là gì?

Bệnh Crohn (bệnh viêm đường ruột mạn tính từng vùng) là một bệnh tự miễn liên quan đến tình trạng viêm đường tiêu hóa. Bệnh bắt đầu bằng việc xuất hiện các áp xe trong ruột. Sau đó, áp xe phát triển thành rò trong, ngoài, thậm chí gây tắc ruột. 

Các tổn thương tiêu hóa do Crohn gây ra có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa. Trong đó, có khoảng 40 – 50% trường hợp viêm diễn ra ở vùng hồi – manh tràng, sau đó là ruột non và đại tràng. Crohn có thể lan sâu tới các lớp mô ruột gây đau đớn, suy nhược, có thể gây biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.

Hiện Crohn vẫn chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn Crohn nhưng người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc để làm giảm phần nào các triệu chứng bệnh.

3 giai đoạn bệnh

Bệnh được chia thành 3 giai đoạn chính, tương ứng với 3 dạng chính:

– Giai đoạn 1: Giai đoạn viêm

– Giai đoạn 2: Giai đoạn hẹp, tắc đường ruột

– Giai đoạn 3: Giai đoạn xuyên thành/ tạo đường rò thành ruột

Tùy vào giai đoạn bệnh và bối cảnh lâm sàng thực tế mà mỗi bệnh nhân có phác đồ điều trị khác nhau. Crohn là một bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh Crohn

Crohn là bệnh lý tự miễn, gây ra bởi phản ứng tự miễn của cơ thể. Hiện Crohn vẫn chưa được xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh.

Một số yếu tố được cho là nguyên nhân căn nguyên dẫn đến viêm ruột mạn tính từng vùng như:

– Hệ miễn dịch mất khả năng nhận biết kháng nguyên với vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể khiến các cơ quan trong cơ thể bị tấn công ngược.

– Di truyền. Số liệu thống kê năm 2022 cho thấy, có tới 15% người bệnh mắc Crohn liên quan đến yếu tố gia đình.

– Môi trường sống có chất lượng thấp gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, trong đó có viêm ruột mạn tính từng vùng.

– Chế độ ăn uống không khoa học, tiêu thụ những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bên cạnh đó, yếu tố thực phẩm và vấn đề sức khỏe tâm thần dù không phải là nguyên nhân chính nhưng là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Triệu chứng khi mắc bệnh Crohn

Triệu chứng 

Không giống với những bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khác, Crohn gây ra các vết loét không liên tục trên ruột. Người bệnh bị Crohn thường xuất hiện triệu chứng phổ biến là đau bụng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cụ thể:

– Bụng đau quặn thắt, đầy bụng.

– Tiêu chảy có thể kèm máu. Mót rặn. Đau hậu môn.

– Suy nhược cơ thể, sút cân.

– Sốt cao (liên quan tới tình trạng viêm ruột có áp xe).

– Các triệu chứng đi kèm: loãng xương, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm mống mắt, rối loạn nội tiết…

Bên cạnh các triệu chứng có thể tự nhận thấy, Crohn có các triệu chứng cận lâm sàng như:

– Tăng tốc độ máu lắng (ESR)

– Tăng protein phản ứng (CRP).

– Giảm albumin máu.

– Rối loạn điện giải

– Giảm sát, giảm B12 huyết thanh.

– Phân lẫn bạch cầu và máu (với trường hợp người bệnh bị giảm hấp thu).

Biến chứng

Crohn nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe người bệnh:

– Tắc ruột

– Loét ruột non, đại tràng

– Lỗ rò

– Nứt hậu môn

Ung thư đại tràng

Huyết khối tĩnh mạch sâu

– Suy dinh dưỡng

Phương pháp chẩn đoán bệnh Crohn

Để chẩn đoán chính xác Crohn, bác sĩ cần tiến hành quy trình chẩn đoán 3 bước

Chẩn đoán xác định

Bác sĩ đưa ra đánh giá chung ban đầu từ những triệu chứng lâm sàng của người bệnh sau đó chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng:

– Xét nghiệm máu 

– Xét nghiệm phân

Nội soi dạ dày, đại tràng

– Chụp transit ruột non có cản quang

– Chụp CT để xác định biến chứng (áp xe ổ bụng, đường rò trong ruột – bàng quang, ruột – niệu quản…)

– Giải phẫu bệnh

Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra kết luận đúng về giai đoạn Crohn mà người bệnh đang mắc phải.

Chẩn đoán phân biệt

Sau khi chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt để xác định xem người bệnh thuộc nhóm bệnh nào:

– Bệnh ruột non vùng hồi manh tràng.

– Bệnh đại tràng liên quan.

Chẩn đoán chính xác

Người bệnh được đánh giá mức độ và biến chứng. Trong đó, các biến chứng thường thấy gòm:

– Thủng, rò, áp xe ruột

– Hẹp đường ruột

– Rò, trĩ, da thừa… quanh trực tràng

– Ung thư hóa

Cách điều trị bệnh Crohn

Ngay khi phát hiện Crohn, người bệnh cần tiếp nhận điều trị nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ để có thể đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Việc điều trị bao gồm: nội khoa, phẫu thuật và thay đổi chế độ ăn.

Điều trị nội khoa

Trong hầu hết các phác đồ điều trị viêm ruột mạn tính từng vùng, điều trị nội khoa bằng thuốc luôn là phương pháp được ưu tiên hàng đầu. Bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc nhằm kiểm soát và ngăn ngừa sự tái phát của các triệu chứng.

Một số loại thuốc thường thấy như:

– Thuốc ức chế miễn dịch: azathioprine, mercaptopurine, methotrexate…

– Thuốc sinh học: Adalimumab, infliximab và vedolizumab…

Phẫu thuật

Với trường hợp bệnh trở nặng, xuất hiện các biến chứng (áp xe, hẹp đường ruột, quanh trực tràng có bệnh lý), người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật. 

Phẫu thuật nhằm hướng tới việc loại bỏ phần ruột bị viêm và nối các phần ruột khỏe mạnh với nhau.

Thay đổi chế độ ăn

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị Crohn dù là với phác đồ điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Để giúp quá trình hồi phục nhanh hơn, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định về chăm sóc và chế độ dinh dưỡng từ bác sĩ:

– Hạn chế lactose (sữa và các chế phẩm từ sữa động vật).

– Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, chiên rán, nhiều dầu mỡ.

– Xây dựng chế độ ăn ít chất cặn bã.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vitamin và khoáng chất.

Phòng ngừa bệnh Crohn

Ngoại trừ yếu tố rủi ro là bệnh sử gia đình có thành viên mắc viêm ruột mạn tính từng vùng thì người bệnh có thể chủ động phòng ngừa Crohn bằng việc nâng cao chất lượng sống:

– Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để tăng cường sức đề kháng.

– Áp dụng thực đơn dinh dưỡng khoa học trong chế độ ăn hàng ngày.

– Giữ gìn môi trường sống để hạn chế tác nhân gây bệnh sinh sôi, tấn công cơ thể.

– Bảo vệ và duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa.

Trên đây là những thông khoa học về bệnh Crohn. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]