Tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị đơn giản, hiệu quả

03/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trung bình mỗi năm thế giới có khoảng 1.7 – 5 tỷ ca mắc tiêu chảy, tập trung chủ yếu ở trẻ em những quốc gia đang phát triển. Nếu không được khắc phục sớm, đây có thể là nguyên nhân gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tổng quan về tiêu chảy

Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Theo Bộ Y tế, đây là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ngày. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, tiêu chảy là 1 trong 9 trường hợp gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên thế giới. Với trẻ dưới 5 tuổi, đây là bệnh gây tử vong đứng thứ 2 (số liệu năm 2012).  

Để xác định tiêu chảy, bên cạnh số lần đi ngoài trong ngày, các yếu tố cần xem xét:

– Số lần đi ngoài đột ngột.

– Độ lỏng của phân và lượng dịch trong phân.

– Thay đổi màu sắc phân.

– Phân có nhầy, máu

– …

Phân loại tiêu chảy

Có nhiều cách phân loại tiêu chảy khác nhau dựa trên các yếu tố như: cơ chế, thời gian, mức độ, đặc điểm phân… 

Dựa trên thời gian, tiêu chảy có thể chia thành:

– Tiêu chảy cấp tính: thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện đột ngột, kéo dài trong khoảng 1 tuần. Nguyên nhân thường do việc tiêu thụ thức ăn không phù hợp, nhiễm khuẩn thực phẩm…

–  Tiêu chảy mãn tính: thường kéo dài hơn 2 – 4 tuần gây cản trở sinh hoạt thường ngày, nguy hiểm tới sức khỏe. Với những trường hợp hệ miễn dịch yếu, suy giảm, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng.

Trung bình mỗi năm thế giới có khoảng 1.7 - 5 tỷ ca mắc tiêu chảy
Trung bình mỗi năm thế giới có khoảng 1.7 – 5 tỷ ca mắc tiêu chảy

Dựa trên cơ chế bệnh học, tiêu chảy có thể chia thành:

– Tiêu chảy thẩm thấu: Cơ thể giảm hấp thu điện giải, dịch, dinh dưỡng gây tiêu chảy với khối lượng phân mỗi ngày dao động từ 250ml – 1l. Khi người bệnh dừng tiêu thụ những loại thực phẩm không phù hợp, tình trạng tiêu chảy sẽ chấm dứt.

– Tiêu chảy xuất tiết: Tế bào biểu mô ruột bị rối loạn chuyển tải ion gây tăng bài tiết, giảm hấp thu. Người bệnh cần điều trị y tế để có thể chấm dứt tình trạng bệnh.

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh thì tiêu chảy có thể chia thành:

– Tiêu chảy nhiễm trùng.

– Tiêu chảy không nhiễm trùng.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tiêu chảy. Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ: Có khoảng 88% trường hợp tử vong do tiêu chảy có liên quan đến vấn đề nước không an toàn, vệ sinh kém. Rotavirus cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng tiêu chảy cấp và chiếm tới 40% trường hợp nhập viện do tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.

Bên cạnh Rotavirus, các nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy gồm:

– Nhiễm khuẩn đường ruột 

Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa và gây viêm nhiễm. Phần lớn các trường hợp này có liên quan đến thực phẩm không an toàn, chứa các loại khuẩn tụ cầu, vi khuẩn Salmonella, Clostridium… do tiêu thụ các thực phẩm như gỏi, rau sống, thức ăn tái… 

Tiêu chảy liên quan đến những thực phẩm trẻ ăn hàng ngày
Tiêu chảy liên quan đến những thực phẩm trẻ ăn hàng ngày

– Điều kiện vệ sinh kém khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

– Rối loạn vi sinh đường ruột do lạm dụng thuốc kháng sinh.

– Cơ thể không dung nạp lactose, glucose-galactose, fructose từ sữa, chế phẩm từ sữa, mật ong, trái cây…

– Ngộ độc thực phẩm do sử dụng thức ăn ôi thôi, nhiễm độc/ phụ gia độc hại…

Hội chứng ruột kích thích do thay đổi thói quen ăn uống, ăn thực phẩm lạ…

– Viêm đại tràng gây rối loạn tiêu hóa

– …

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh lý dễ lây nhiễm, bùng phát thành dịch. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy gồm:

– Ăn uống, sống gần người bị tiêu chảy mà không có biện pháp phòng tránh.

– Sống tại những khu vực nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh, phân thải thẳng ra cống, ao, hồ, sông, suối…

– Dùng nước bị ô nhiễm.

– Ăn uống không hợp vệ sinh, không ăn chín uống sôi.

– …

Triệu chứng của tiêu chảy

Triệu chứng

Khi mắc tiêu chảy, người bệnh có các dấu hiệu điển hình:

– Đi ngoài nhiều lần (>3 lần/ngày)

– Phân lỏng, nhiều nước

– Đầy bụng, cảm giác sôi bụng

– Nôn, trớ. Thức ăn nôn ra có màu vàng nhạt hoặc nước trong.

– Cơ thể mệt lả.

– Có dấu hiệu mất nước: khát nước, da khô, nhăn nheo, mắt trũng, mặt hốc hác, mạch đập nhanh, chân tay lạnh, hạ huyết áp, tiểu ít…

Biến chứng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo: Số trẻ tử vong do tiêu chảy nhiều hơn cả tổng số trẻ tử vong do sốt rét, sỏi và AIDS cộng lại.

Tiêu chảy nếu được xử lý đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và có thể hết sau khoảng vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, việc chủ quan, không điều trị phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ suy kiệt, hôn mệ, suy dinh dưỡng, mất nước, thậm chí tử vong.

Phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản, hiệu quả

Tùy theo mức độ và thời gian ỉa chảy mà việc điều trị có thể khác nhau. Trong đó, các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị gồm:

Bù nước, điện giải

Người bị tiêu chảy cần được bù nước và điện giải gấp do cơ thể đã mất nhiều nước khi đi tiêu. Người bệnh nên sử dụng dung dịch Oresol pha theo đúng tỷ lệ để bù điện giải cho cơ thể. Với trường hợp không thể uống, người bệnh cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.

Dùng kháng sinh

Với trường hợp ỉa chảy có nguyên nhân từ ký sinh trùng, vi khuẩn, nguwofi bệnh cần được sử dụng kháng sinh phù hợp để điều trị. Tuy nhiên, với trường hợp nguyên nhân gây bệnh là từ virus thì việc dùng kháng sinh không đem lại bất kỳ hiệu quả nào.

Điều trị bệnh lý gây ỉa chảy

Với trường hợp ỉa chảy do ảnh hưởng từ bệnh lý, người bệnh cần được điều trị bệnh lý để giải quyết vấn đề từ nguyên nhân.

Dùng men vi sinh để cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột

Các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, trà kombucha, yến mạch, kim chi… giúp cân bằng hệ tiêu hóa cho người bệnh, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng… từ đó ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.

Dùng men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột
Dùng men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột

Dùng thuốc cầm tiêu chảy (theo chỉ định của bác sĩ)

Với trường hợp ỉa chảy không quá nghiêm trọng, người bệnh thường được chỉ định dùng các loại thuốc không kê đơn như: Loperamid, Bismuth subsalicylate,…

Với trường hợp tiêu chảy mãn tính, tiêu chảy ra máu, kèm sốt… bác sĩ kê đơn tùy theo tình trạng bệnh lý để giúp người bệnh giảm triệu chứng.

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến, có thể tự điều trị tại nhà nếu bệnh không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tự điều trị không đạt hiệu quả sau 3 – 5 ngày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, điều trị phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng.

Trên đây là những thông tin chung về tiêu chảy. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

MỔ CẤP CỨU LẤY DỊ VẬT TRONG BÀNG QUANG CHO BỆNH NHÂN NỮ 34 TUỔI

MỔ CẤP CỨU LẤY DỊ VẬT TRONG BÀNG QUANG CHO BỆNH NHÂN NỮ 34 TUỔI

Ngày 3/10/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife tiếp nhận bệnh nhân L.T.H (34 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng hạ vị, tiểu rắt, tiểu buốt kèm theo tiểu ra máu. Bệnh nhân được chụp X.quang hệ tiết niệu không chuẩn bị trước, có phát hiện dị vật trong bàng quang. Bệnh nhân […]

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY

Danh sách hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 8/2024

Danh sách hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 8/2024

Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY

Danh sách hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 6/2024

Danh sách hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 6/2024

Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY