Hạ huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

09/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Ước tính hiện nay có khoảng 70% người bệnh bị huyết áp thấp không biết mình mắc bệnh và có hơn 80% bệnh nhân bỏ qua các triệu chứng của hạ huyết áp. Đặc biệt, huyết áp thấp kéo dài có thể gây tai biến mạch máu não, nguy hiểm tới tính mạng. 

Hạ huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương ≤ 60 mmHg
Hạ huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương ≤ 60 mmHg

Tìm hiểu ngay các triệu chứng bệnh và cách xử trí qua bài viết bên dưới!

Tổng quan về hạ huyết áp

Hạ huyết áp là gì?

Hạ huyết áp (huyết áp thấp – hypotension) là tình trạng dòng máu tác động lên thành động mạch có áp lực thấp hơn so với mức bình thường.

Huyết áp cao nhất (huyết áp tâm thu) là khi tim đập và máu được bơm vào động mạch. Ở giữa các nhịp tim sẽ có một khoảng nghỉ và huyết áp giảm xuống, gọi là huyết áp tâm trương. 

Khi đo huyết áp, kết quả hiển thị huyết áp tâm thu/  huyết áp tâm trương với đơn vị đo là milimet thủy ngân (mmHg). Ở người trưởng thành khỏe mạnh, huyết áp thường mở mức 120/80 mmHg.

Hạ huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương ≤ 60 mmHg. Ví dụ: 90/60 mmHg, 100/60 mmHg…

Ở một số trường hợp đặc biệt, huyết áp của người đó luôn thấp hơn mức bình thường và không gây triệu chứng. Khi đó, không cần điều trị huyết áp thấp. Tuy nhiên, đa phần, hạ huyết áp thường là dấu hiệu cảnh báo hoặc kèm theo bệnh lý nhất định.

Huyết áp thấp khiến cơ thể không được cung cấp đủ máu chứa oxy khiến các cơ quan bị tổn thương như: tim, gan, não, phổi, thận… 

Phân loại hạ huyết áp

Dựa trên thời điểm và nguyên nhân, hạ huyết áp được chia thành các loại phổ biến:

– Hạ huyết áp tư thế đứng

Đây là dạng hạ huyết áp phổ biến nhất, thường gặp ở người lớn tuổi, xảy ra khi người bệnh chuyển tư thế (ngồi sang đứng hoặc nằm sang đứng).

Các triệu chứng thường thấy như: lâng lâng, chóng mặt.

Nguyên nhân có thể do nằm lâu/ ngồi lâu, mất nước, mang thai, mắc bệnh Parkinson, đái tháo đường…

– Hạ huyết áp sau ăn (thường xảy ra sau ăn khoảng 1 – 2 giờ)

Dạng này phổ biến ở người cao tuổi, người bệnh tăng huyết áp và rối loạn chức năng tự chủ.

– Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh

Dạng này thường ít xảy ra hơn so với 2 dạng trên, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và thanh niên. Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh được cho là có liên quan tới bất thường trong phản xạ giữa não và tim. 

Thường xảy ra khi người bệnh phải đứng trong thời gian dài hoặc trải qua phản ứng cảm xúc mạnh như sợ hãi, sốc…

Dấu hiệu nhận biết hạ huyết áp

Huyết áp tụt đột ngột sẽ gây ra những triệu chứng điển hình như:

– Choáng váng, lâng lâng, xây xẩm mặt mày

– Tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp

– Lú lẫn, lơ mơ, mất ý thức

– Ngất xỉu

– Yếu sức, mệt mỏi, chân tay bủn rủn

– Da nhợt nhạt, xanh xao

– Buồn nôn, nôn

– …

Khi đang bị giảm huyết áp, kết quả đo máy sẽ cho thấy chỉ số huyết áp tâm thu ít hơn 90 mHg và huyết áp tâm trương ít hơn 60 mmHg.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Nguyên nhân gây huyết áp thấp rất đa dạng. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến như:

– Đột ngột đứng lên khi đang nằm, ngồi.

– Tụt huyết áp sau ăn.

– Căng thẳng, đau đớn, bất an, sợ hãi.

– Mắc các bệnh lý như: Parkinson, đái tháo đường..

– Mất máu do chảy máu trong, tai nạn, chấn thương, hiến máu, rong kinh…

– Mất nước do tiêu chảy, nôn mửa, sốt…

– Mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai.

– Mắc bệnh lý tim phổi như: suy tim, suy giảm chức năng phổi, nhịp tim nhanh…

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị các bệnh lý như: suy tim, trầm cảm, tăng huyết áp, thần kinh, rối loạn cương dương…

– Sử dụng rượu, thực phẩm chức năng hoặc hóa chất…

Xử trí khi bị tụt huyết áp

Với trường hợp hạ huyết áp không có triệu chứng, người bệnh không cần điều trị. Việc điều trị cần thực hiện với những trường hợp hạ huyết áp có triệu chứng.

Ngay khi bị tụt huyết áp, người bệnh cần ngồi xuống để giảm bớt triệu chứng đồng thời thực hiện quá trình sơ cứu:

– Uống trà/ nước lọc để kích thích nhịp tim giúp huyết áp dần ổn định trở lại. Nên ưu tiên các loại trà có tính ấm nóng như: trà gừng, chè đặc, nhân sâm… Không sử dụng đồ uống chứa cồn (rượu, bia…)

– Ăn một chút socola để bảo vệ thành mạch máu và giữ huyết áp ổn định.

– Uống thuốc nâng huyết áp (nếu được bác sĩ kê đơn).

– Cử động chân tay khi các triệu chứng tụt huyết áp đã được cải thiện và từ từ ngồi dậy.

Sau sơ cứu, nếu các triệu chứng không cải thiện, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, huyết áp quá thấp có thể gây ra sốc với các dấu hiệu điển hình: da tím tái, lạnh, đổ mồ hôi, mạch yếu, nhanh, thở nhanh… và người bệnh cần được cấp cứu sớm.

Tùy vào nguyên nhân tụt huyết áp mà người bệnh sẽ được điều trị phù hợp:

– Hạ huyết áp do mất máu: hồi sức bằng truyền dịch và làm máu ngừng chảy.

– Hạ huyết áp do dùng thuốc: ngưng thuốc hoặc thay thế bằng loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.

– Thay đổi lối sống để hạn chế tình trạng tụt huyết áp.

Lưu ý cho người bị hạ huyết áp

Để phòng ngừa nguy cơ tụt huyết áp, người bị hạ huyết áp cần lưu ý:

– Chế độ ăn: đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa, nên ăn mặn hơn so với người bình thường; uống nhiều nước, không sử dụng đồ uống chứa cồn…

– Sinh hoạt: điều độ, khoa học, không làm việc quá sức, không thay đổi tư thế đột ngột..

– Ngủ: ngủ đủ giấc, khi ngủ nên để chân cao, gối đầu thấp.

– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh xúc động mạnh.

– Theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên để hiểu rõ tình hình sức khỏe và có hướng can thiệp kịp thời.

Trên đây là những thông tin chung về hạ huyết áp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]