Suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

28/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Ước tính, Việt Nam có khoảng 320 nghìn – 1.6 triệu người mắc suy tim, chiếm từ 1 – 1.5% dân số.  Đây là một vấn đề sức khỏe thầm lặng đang ngày càng có xu hướng gia tăng. 

Tìm hiểu chung về suy tim
Tìm hiểu chung về suy tim

Tổng quan về suy tim

Suy tim hiện đang là nguyên nhân hàng đầu gây tái nhập viện trong các bệnh lý về tim mạch. Theo ước tính, khoảng 25% người bệnh mắc suy tim tại Việt Nam tử vong trong năm đầu sau khi được chẩn đoán bệnh. Tỉ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán lên tới 50% – cao hơn nhiều so với ung thư.

Suy tim là gì?

Suy tim là bệnh lý mạn tính, được biết đến như một hội chứng lâm sàng phức tạp khi trạng thái hoạt động của tim không đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt. 

Khi bị suy tim, tình trạng tim bị suy yếu do rối loạn chức năng hoặc tổn thương thực thể khiến tâm thất không đủ khả năng nhận máu hoặc tống máu. Việc này ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, gây mệt mỏi, khó thở, khó khăn trong các hoạt động thường ngày.

Phân loại suy tim

Suy tim có thể được chia thành 7 loại:

– Suy tim trái với các triệu chứng sung huyết phổi: khó thở, mệt khi gắng sức hoặc nằm đầu thấp, ho ra máu, ho khan…

– Suy tim phải với các triệu chứng ứ máu ngoại biên: gan to, tĩnh mạch cổ nổi, báng bụng, phù chân…

– Suy tim toàn bộ với các triệu chứng của suy tim trái và phải.

– Suy tim cấp với các triệu chứng cấp tính: khó thở nhiều, sốc tim, phù phổi,,, gây nguy hiểm tới tính mạng.

– Suy tim mạn 

– Suy tim tâm thu (Suy tim phân suất tống máu giảm)

– Suy tim tâm trương (Suy tim phân suất tống máu bảo tồn

Các cấp độ suy tim

Dựa trên mức độ nghiêm trọng và khả năng hoạt động của tim, suy tim thường được phân loại dựa trên cấp độ New York Heart Association (NYHA):

– Cấp độ I

+ Suy tim nhẹ.

+ Người bệnh không gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày.

+ Các hoạt động bình thường không gây đau ngực hoặc khó thở.

– Cấp độ II

+ Suy tim nhẹ đến trung bình.

+ Không gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày nhưng gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động cần vận động mạnh, gắng sức.

+ Có thể xuất hiện triệu chứng khó thở, đau ngực.

– Cấp độ III

+ Bệnh nghiêm trọng.

+ Người bệnh khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, ngay cả các hoạt động nhẹ.

+ Thường xuyên thấy khó thở, đau ngực.

– Cấp độ IV

+ Cấp độ nặng.

+ Người bệnh khó khăn trong việc tham gia các hoạt động thường ngày.

+ Đau ngực, khó thở ngay cả khi không làm gì.

Nguyên nhân gây suy tim

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy tim. Trong đó, các yếu tố phổ biến như:

– Mắc bệnh lý mạch vành: thiếu máu cục bộ cơ tim, hội chứng vành cấp…

Tăng huyết áp

– Hẹp van tim: hẹp van 2 lá, hẹp van động mạch chủ

Hở van tim: hở van động mạch chủ, hở van hai lá nặng

– Tổn thương do nhiễm độc hoặc do thuốc

– Mắc bệnh tim bẩm sinh

– Rối loạn nhịp và tần số tim

– Rối loạn nhịp nhanh/ chậm mạn tính

– Mắc các bệnh chuyển hóa: đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp

Yếu tố nguy cơ

Tình trạng suy tim có thể diễn biến nặng hơn nếu gặp các yếu tố thúc đẩy:

– Tiêu thụ nhiều muối trong chế độ ăn.

– Không tuân thủ điều trị: uống thuốc không đều, giảm liều thuốc không hợp lý, bỏ thuốc…

– Mắc các bệnh lý nền: Thiếu máu, nhiễm khuẩn, rối loạn nhịp tim (nhanh/ chậm)…

– Lạm dụng rượu

– Có thai

Các triệu chứng của suy tim

Tùy vào mức độ và loại suy tim mà các biểu hiện bệnh ở từng trường hợp là khác nhau. Trong đó, các dấu hiệu thường gặp nhất:

– Khó thở: xuất hiện khi hoạt động hay cả khi nghỉ ngơi. Khó thở tăng khi nằm ở tư thế đầu thấp.

– Mệt mỏi do cơ thể không được nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết.

– Chân và mắt cá chân sưng to do cơ thể tích nước. Sưng phù hơn vào cuối này.

– Đau ngực, đau tăng khi vận động.

Ngoài ra, ở từng đối tượng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Ho dai dẳng, ho nhiều vào ban đêm. Có thể ho ra máu hay ra bọt hồng.

– Tăng/ Sụt cân đột ngột.

– Buồn nôn, mất vị giác, ăn không ngon.

– Chóng mặt, ngất xỉu.

– Loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.

– Lo lắng, mất ngủ.

– Thở khò khè.

Phương pháp chẩn đoán suy tim

Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, thăm hỏi bệnh sử gia đình kết hợp với các chẩn đoán cận lâm sàng:

– Điện tâm đồ ECG để phát hiện dày giãn buồng tim, lock nhánh trái, rối loạn nhịp tim, sóng Q nhồi máu, thay đổi ST-T trong thiếu máu cục bộ cơ tim.

– X-quang tim phổi.

Siêu âm tim qua thành ngực để đánh giá chức năng thất trái, tâm thất, tình trạng hở van tim, đi kích thước buồng tim, áp lực động mạch phổi, huyết khối buồng tim, dịch màng tim.

Holter điện tâm đồ 24 giờ để tìm rối loạn nhịp tim.

– Chụp động mạch vành.

– MSCT động mạch vành.

– MRI tim.

– Xét nghiệm máu tổng quát để chẩn đoán nguyên nhân, theo dõi điều trị và tiên lượng.

Phương pháp điều trị suy tim

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng, làm suy giảm chất lượng sống và tuổi thọ con người. Đây là bệnh lý mạn tính cần được quản lý suốt đời. Việc điều trị bệnh hướng đến mục đích cải thiện triệu chứng và chức năng tim, giảm nguy cơ đột tử, kéo dài tuổi thọ. 

Thông thường, việc điều trị suy tim cần sự kết hợp giữa các loại thuốc và/ hoặc các thiết bị hỗ trợ.

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào triệu chứng, giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp như:

– Thuốc ức chế men chuyển đẻ giãn mạch máu, hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng máu, giảm áp lực cho tim.

– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II khi người bệnh không dung nạp thuốc ức chế men chuyển.

– Thuốc chẹn beta giúp làm chậm nhịp tim, phòng ngừa, điều trị nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, cải thiện chức năng tim.

– Thuốc lợi tiểu để hạn chế tình trạng cơ thể tích nước.

– Thuốc đối kháng Aldosterone giúp giảm sợi hóa cơ tim, kéo dài tuổi thọ.

– Thuốc tăng co bóp cơ tim để duy trì huyết áp và cải thiện chức năng bơm máu của tim.

– Digoxin giúp tăng co bóp cơ tim, thường được chỉ định ở người bệnh suy tim kèm rung nhĩ.

Phẫu thuật

Người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật với các trường hợp nghiêm trọng như:

– Bệnh van tim

– Suy tim do hẹp động mạch vành

– Tim bẩm sinh

– Điều trị cắt đốt rối loạn nhịp

Các phương pháp được nghiên cứu và sử dụng như:

– Cấy máy tái đồng bộ thất trái

– Cấy máy khử rung tự động

– Thiết bị hỗ trợ thất trái

– Ghét tim

Suy tim là bệnh lý không thể tiên lượng. Tùy vào nguyên nhân, thời điểm phát hiện, phương pháp điều trị mà bệnh có thể tiến triển tích cực hay nặng dần. Người bệnh ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chung về suy tim. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]