Đánh trống ngực cảnh báo điều gì? Tìm giải pháp ngay!

06/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đánh trống ngực xuất hiện thường kèm theo cảm giác lo lắng, bồn chồn. Đa phần các trường hợp trống ngực đánh là lành tính nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Tìm hiểu chi tiết về tình trạng này qua bài viết bên dưới!

Tổng quan về đánh trống ngực

Đánh trống ngực là gì?

Đánh trống ngực là tình trạng cảm nhận nhịp tim đập bất thường gây ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, đập mạnh hoặc bỏ nhịp. Tình trạng này thường kèm thêm cảm giác lo lắng, khó chịu khác thường.

Đánh trống ngực là một tình trạng phổ biến, không hiếm gặp và đa phần không nghiêm trọng, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì đây có thể là triệu chứng của bệnh lý tim mạch, cần được điều trị phù hợp.

Đánh trống ngực thường biểu hiện bệnh gì?

Đánh trống ngực có thể là tình trạng liên quan đến thay đổi tâm lý hoặc bệnh lý tim mạch:

– Vấn đề tâm lý: hoảng loạn, kích động, cảm xúc mãnh liệt khiến các hormone sản sinh làm tăng nhịp tim. Ở những trường hợp này, bạn có thể cảm thấy hụt hơi, khó thở hay đau thắt ngực. Đánh trống ngực thường xuất hiện ở người rối loạn lo âu, lo lắng, sợ hãi quá mức.

– Bệnh tim (rối loạn nhịp tim) khiến tim bỏ nhịp đập hoặc đập nhanh bất thường. Khi đó, người bệnh thường kèm thêm các triệu chứng như: chóng mặt, hồi hộp, có thể ngất… Bệnh cần được can thiệp sớm, điều trị phù hợp để tránh biến chứng.

Đánh trống ngực có đáng lo ngại?

Đánh trống ngực là hiện tượng phổ biến, xuất hiện ngay cả ở người khỏe mạnh. Phần lớn các trường hợp đánh trống ngực không gây nguy hại tới sức khỏe, bởi vậy, mọi người không cần quá lo lắng nếu đã xác định được nguyên nhân của tình trạng này. Điều bạn cần làm khi đó chính là nghỉ ngơi, hít thở sâu và ổn định lại tinh thần để cân bằng nhịp tim.

Với những trường hợp trống ngực đánh mạnh, thường xuyên với thời gian kéo dài thì bạn nên thận trọng với các nguy cơ bệnh lý, đặc biệt là tim mạch. Khi đó, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Đến gặp bác sĩ khi bạn xuất hiện các dấu hiệu như:

– Cảm giác đè nặng ở ngực, đau thắt ngực

– Hụt hơi, khó thở

– Ngất xỉu

– Chóng mặt

– …

Triệu chứng của đánh trống ngực

Đánh trống ngực có thể xuất hiện kèm một số triệu chứng như:

– Nhịp tim nhanh, tim đập không đều

– Khó thở

– Hụt nhịp

– Ngực xuất hiện cảm giác đau tức

– Buồn nôn, nôn

– Đổ mồ hôi

– Mệt mỏi, giảm tập trung

– Khó chịu trong người

– …

Đánh trống ngực thường xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, không đều
Đánh trống ngực thường xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, không đều

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đánh trống ngực có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng, thể chất hoặc các bệnh lý tim mạch, bệnh ngoài tim.

Nguyên nhân phổ biến trong cuộc sống thường ngày

Trong cuộc sống thường ngày, đánh trống ngực có thể xuất hiện do:

– Căng thẳng, hồi hộp, lo lắng quá mức

– Tập luyện với cường độ cao

– Sử dụng chất kích thích: cafein trong cafe, nicotin trong khói thuốc…

– Hormone thay đổi trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh

– Bị sốt

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Nguyên nhân từ các bệnh lý ngoài tim

Một số bệnh lý ngoài tim có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực như: suy giáp, cường giáp, hạ đường huyết, u tủy thượng thận… hay các rối loạn chuyển hóa như: hạ oxy máu, thiếu máu, giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn điện giải…

Nguyên nhân từ bệnh tim

Nguyên nhân gây đánh trống ngực đáng lo ngại nhất chính là các bệnh lý tim mạch như: rung nhĩ, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh trên thất, ngoại tâm thu thất, tim bẩm sinh, van tim bất thường, hạ huyết áp thể đứng…

Đánh trống ngực có thể liên quan tới bệnh lý tim mạch
Đánh trống ngực có thể liên quan tới bệnh lý tim mạch

Biện pháp phòng ngừa và cải thiện đánh trống ngực

Với tình trạng đánh trống ngực xuất hiện thoáng qua, không liên quan tới bệnh lý, chuyên gia khuyến cáo áp dụng một số biện pháp cải thiện và phòng ngừa như:

– Cố gắng điều chỉnh cảm xúc, giữ bình tĩnh với các vấn đề trong cuộc sống. Để giảm lo lắng, có thể ngồi xuống và hít thở sâu. Giữ tinh thần thoải mái.

– Duy trì chế độ ăn lành mạnh, thân thiện với sức khỏe tim mạch.

– Tập luyện vừa sức.

– Kiểm soát huyết áp trong mức độ cho phép.

– Hạn chế căng thẳng, áp lực.

– Không dùng chất kích thích.

– Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu phát hiện bất thường, trao đổi lại ngay với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh lý hiệu quả.

Với các trường hợp đánh trống ngực nghi ngờ liên quan tới bệnh lý, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các thăm dò như điện tâm đồ (ECG), Holter ECG 24 giờ, siêu âm tim, xét nghiệm máu… để tìm nguyên nhân và xác định tình trạng sức khỏe, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh lý tim mạch là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi xuất hiện các dấu hiệu tim mạch bất thường, người bệnh đến DoLife để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả cùng đội ngũ bác sĩ đầu ngành cùng dịch vụ y tế chuẩn quốc tế. 

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]