U nang tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng DoLife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang tuyến giáp trong bài viết nhé!
U nang tuyến giáp là gì?
U nang tuyến giáp còn có tên gọi khác là bướu giáp nhân, nhân tuyến giáp. Đây là tình trạng một khối u phát triển từ tuyến giáp khi một vùng nào đó thuộc mô tuyến giáp tăng sinh bất thường. Bên trong khối u này có chứa dịch lỏng. Chúng có kích thước từ vài mm đến vài cm tùy từng trường hợp.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra số ca u nang tuyến giáp lành tính chiếm khoảng 68% tổng số các ca mắc. Những trường hợp nhân tuyến giáp lành tính thì sẽ không có chưa dịch bên trong. Ngược lại nếu như u nang có chứa thêm các thành phần mô đặc thì tỷ lệ ung thư sẽ cao hơn. Chúng chiếm khoảng 30% các ca bệnh.
Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị u nang tuyến giáp. Tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Cụ thể, tỷ lên nữ giới mắc u nang tuyến giáp cao hơn gấp 5 lần so với nam giới.
Phân loại u tuyến giáp
U tuyến giáp có thể chia thành 2 loại: Ung thư và không phải ung thư
Ung thư tuyến giáp gồm các loại sau:
– Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (DTC) bao gồm:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú
- Ung thư tuyến giáp thể nang
- Ung thư tuyến giáp thể hỗn hợp nhú và nang: Phát sinh từ các tế bào biểu mô và chiếm khoảng 95% tất cả các khối u ác tính tuyến giáp.
– Ung thư tuyến giáp thể tủy (MTC): Phát sinh từ các tế bào hình nang sản xuất calcitonin của tuyến giáp. 20% MTC liên quan đến di truyền. Và có thể xảy ra như một phần của hội chứng đa u các tuyến nội tiết (MEN).
Không phải ung thư:
Phần lớn các nhân/u tuyến giáp là lành tính. Có thể là nang tuyến giáp, nang hỗn hợp, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp,…
Triệu chứng của u nang tuyến giáp
Theo các bác sĩ cho biết, hầu hết các u tuyến giáp không gây ra các triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, trong các trường hợp khối u có kích thước lớn có thể gây ra các dấu hiệu u tuyến giáp như:
- Khối u phát triển lớn ở cổ, có thể nhìn thấy được
- Tiếng khàn, khó phát âm do khối u chèn vào dây thanh quản
- Cảm thấy khó thở, khó nuốt. Do khối u chèn vào khí quản hoặc thực quản.
- Cường giáp với các triệu chứng: Giảm cân không rõ nguyên nhân, tăng tiết mồ hôi, run, lo lắng, nhịp tim nhanh hoặc không đều, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, tiêu chảy và đi tiểu thường xuyên hơn, tăng khẩu vị.
- Suy giáp với các triệu chứng: Mệt mỏi, tê và ngứa ran ở tay, tăng cân, da và tóc khô, thô ráp, táo bón, trầm cảm, kinh nguyệt ra nhiều và thường xuyên.
Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp
Nang tuyến giáp xuất hiện do các nguyên nhân:
- Rối loạn hệ miễn dịch: Đây là cơ hội cho những tác nhân bên ngoài như virus hoặc vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào cơ thể. Tù đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó có nang tuyến giáp.
- Di truyền: Nếu trong gia đình đã có tiền sử mắc phải nang tuyến giáp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người bình thường.
- Gặp phải các bệnh có liên quan đến tuyến giáp: Nếu bệnh nhân bị suy giáp hay cường giáp thì khả năng mắc nang tuyến giáp rất cao.
- Nhiễm các chất độc hoặc phóng xạ: Nếu môi trường làm việc hoặc môi trường sống hàng ngày của bạn phải tiếp xúc với các chất độc hại, phóng xạ, hoặc chữa bệnh bằng phương pháp trị xạ thì thì rất dễ bị u nang hay thậm chí là ung thư tuyến giáp.
- Cơ thể bị thiếu i-ốt: Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của tuyến giáp.
- Các yếu tố khác:
+ Béo phì
+ Hút thuốc
+ Hội chứng chuyển hóa
+ Uống rượu
+ U xơ tử cung
+ …
U tuyến giáp gây biến chứng gì?
Một số biến chứng xảy ra khi mắc u nang tuyến giáp có thể kể đến như:
Cường giáp
Các triệu chứng của cường giáp có thể là một biến chứng ở những bệnh nhân có nhân giáp tăng chức năng. Một khối u/nhân tuyến giáp tăng sản xuất hormon tuyến giáp dẫn đến lượng hormone dư thừa trong cơ thể.
Các biểu hiện lâm sàng sẽ bao gồm các biểu hiện của cường giáp, bao gồm:
- Đổ mồ hôi
- Đánh trống ngực
- Rối loạn dung nạp glucose
- Giảm cân
- Yếu cơ
- Yếu xương
- Không dung nạp nhiệt
- Lo lắng hoặc cáu kỉnh
- Khủng hoảng nhiễm độc giáp.
Tuy nhiên, một tin mừng đó là phần lớn các nhân giáp là lành tính. Và hầu hết bệnh nhân sẽ không có triệu chứng.
Khó nuốt
Một biến chứng khác của bệnh u nang tuyến giáp đó là đau, sưng to vừng cổ dẫn đến khó thở, khó nuốt. Tình trạng này xảy ra khi u nang đã phát triển lớn.
Chẩn đoán nang tuyến giáp
Để có thể điều trị hiệu quả nang tuyến giáp thì cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thông qua các phương pháp sau:
Chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng
Khi nghi mắc u nang tuyến giáp, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám qua các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, khi các khối u còn nhỏ thì sẽ rất khó phát hiện bằng phương pháp này.
Vào thời kỳ đầu, u nang tuyến giáp có kích thước 3mm hoặc nhỏ hơn. Vì thế thường rất khó phát hiện bởi các triệu chứng không rõ ràng. Hầu hết, chỉ phát hiện ra khi khối u có kích thước đủ lớn hoặc thông qua việc siêu âm khi đi khám sức khỏe định kỳ.
Khi tiến triển đến thời kỳ muộn, người bệnh sẽ có triệu chứng khó nuốt, khó thở và khàn tiếng. Điều này là do kích thước của nang đã phát triển khá to, cứng và nằm cố định ở phía trước cổ. Vào lúc này, bác sĩ có thể thăm khám và cảm nhận được khối u bằng tay. Đối với khối nang ác tính, phần da ở gần khối u có thể bị thâm sạm, chảy máu hoặc sùi loét.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Khi các dấu hiệu lâm sàng không giúp ích được nhiều trong việc chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ sẽ chuyển qua chẩn đoán cận lâm sàng.
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Thông qua xét nghiệm máu, có thể định lượng các hormone mà tuyến giáp sản xuất tiết ra như T3, T4. Kết quả xét nghiệm cho thấy, có khối u tuyến giáp gây ra tình trạng cường giáp hay suy giáp hay không? Trong trường hợp kích thước cổ lớn không phân biệt được do u tuyến giáp hay bệnh bướu cổ, định lượng T3, FT4 và TSH sẽ giúp chẩn đoán phân biệt.
Ngoài ra, nếu là u tuyến giáp ác tính, xét nghiệm máu có thể thấy định lượng Calcitonin trong máu bất thường.
Siêu âm tuyến giáp
Thông qua hình ảnh siêu âm, các đặc điểm, tính chất, kích thước, … của khối u tuyến giáp sẽ được xác định. Ngoài ra, siêu âm có thể phân biệt được cấu trúc u tuyến giáp dạng nang hay u đặc, sự hiện diện của đa nhân trong tuyến giáp. Từ đó giúp chẩn đoán tính chất u.
Siêu âm tuyến giáp còn được thực hiện như một phương pháp chẩn đoán hình ảnh gợi ý thực hiện sinh thiết u tuyến giáp.
Cùng với siêu âm tuyến giáp, xạ hình tuyến giáp cũng là kỹ thuật hình ảnh được sử dụng để kiểm tra sự có mặt của u tuyến giáp. Từ đó đánh giá nhân tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp.
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
Phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ được thực hiện trong trường hợp chưa xác định được tính chất khối u lành tính hay ác tính.
Đây là một thủ thuật nhỏ. Bác sĩ sẽ sử dụng cây kim chuyên dụng nhỏ để chọc vào tuyến giáp, hút lấy lượng nhỏ tế bào và dịch trong nhân.
Mẫu tế bào được chọc hút này được chuyển phân tích dưới kính hiển vi để kiểm tra, xem xét tế bào có gì bất thường không?
Nếu dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ u tuyến giáp, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được chỉ định đầu tiên. Nếu các nhân giáp bất thường, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ mới được chỉ định để khẳng định kết quả.
Siêu âm và chụp cắt lớp
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh kết hợp này có vai trò trong phân biệt những tổn thương thể rắn và thể lỏng. Từ đó hỗ trợ xác định u lành hay u ác tính.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về căn bệnh u nang tuyến giáp. Mọi thắc mắc hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn!
Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?
Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]
Trẻ sinh non có phát triển bình thường không?
Trẻ sinh non có phát triển bình thường không là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Nếu như mẹ đang có những thắc mắc tương tự, cùng theo dõi bài viết để được giải đáp chi tiết nhé! Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sinh non Trẻ sinh non là trẻ […]
Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?
Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]
Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?
Theo nghiên cứu, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở Việt Nam. Để hiểu đúng về trĩ ngoại và trả lời cho câu hỏi Trĩ ngoại độ mấy cần phẫu thuật?, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Trĩ ngoại là bệnh gì? Bệnh trĩ ngoại […]