Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

25/06/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? 

Khám đường huyết thai kỳ hay còn gọi là xét nghiệm Glucose khi mang thai. Đây là một xét nghiệm quan trọng được chỉ định cho mẹ bầu khi mang thai tuần 24 – tuần 28 nhằm phát hiện ra nguy cơ tăng đường huyết bất thường ở thai phụ.

Tiểu đường thai kỳ là vấn đề mà rất nhiều sản phụ gặp phải, đặc biệt ở ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do lượng hormone nhau thai tăng quá nhiều sẽ khiến thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ. Bình thường, loại hormone này có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp dư thừa hormone nhau thai sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi. 

Tình trạng tiểu đường thai kỳ sẽ chỉ diễn ra trong giai đoạn mang bầu. Sau khi sinh xong, nồng độ đường trong máu sản phụ sẽ phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan và cần phải thực hiện xét nghiệm Glucose theo chỉ định của bác sĩ.

Khám đường huyết thai kỳ giúp kiểm soát sức khỏe của mẹ và thai nhi

Tại sao mẹ bầu cần xét nghiệm đường huyết thai kỳ?

Tại sao cần xét nghiệm Glucose thai kỳ? Bởi vì tiểu đường thai kỳ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Hiện nay, số lượng mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ngày càng tăng. Căn bệnh này không có những triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi, thăm khám và xét nghiệm để kịp thời phát hiện.

Biến chứng với mẹ bầu

  • Một biến chứng phổ biến nhất mà tiểu đường thai kỳ gây ra với mẹ bầu đó chính là tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ cao bị tiền sản giật.
  • Mẹ bầu dễ sinh non. Bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên chọn sinh mổ thay vì sinh thường.
  • Tăng nguy cơ sảy thai nhiều lần liên tiếp, thai chết lưu mà không rõ nguyên nhân.
  • Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, em bé sinh ra cân nặng dễ >4kg, dư ối, đa ối, mẹ rối loạn tuần hoàn và có khả năng sang chấn tâm lý.
  • Tỉ lệ mắc bệnh phụ khoa cao hơn những mẹ bầu khỏe mạnh.
  • Có nguy cơ phát triển lên tiểu đường type 2.
Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ và thai nhi gặp nhiều biến chứng

Biến chứng với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ không chỉ gây biến chứng cho mẹ mà cũng khiến thai nhi gặp nhiều nguy hiểm như:

  • Khả năng bị dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoặc vấn đề về đường tiêu hóa và hô hấp sau khi sinh.
  • Thai có kích thước quá to khiến khó sinh và phải mổ. Mức độ rủi ro khi sinh mổ khá cao.
  •  Nguy cơ bị suy dinh dưỡng: Khi mẹ không kiểm soát được mức đường huyết, khiến dưỡng chất có thể không được truyền cho thai nhi đầy đủ, dẫn đến suy dinh dưỡng thai nhi.
  • Tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường sau này.

>>>Đặt lịch khám đường huyết thai kỳ tại DoLife ngay<<<

Chỉ số đường huyết như thế nào là an toàn?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết trong thời kỳ mang thai an toàn là:

– Chỉ số khi đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)

– Chỉ số sau khi ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l).

– Chỉ số sau khi ăn 2 giờ: ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).

Như vậy, nếu sau khi khám đường huyết thai kỳ, ⅔ chỉ số trên của mẹ bất thường thì mẹ bầu được chẩn đoán là mắc tiểu đường thai kỳ. Lúc này mẹ bầu sẽ phải ăn uống theo chế độ riêng. Đặc biệt, mẹ cần thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe và đưa ra những chỉ định kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Những lưu ý giúp mẹ phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu nên duy trì một lối sống lành mạnh

Mẹ bầu nên duy trì một lối sống lành mạnh để có thể bảo vệ bản thân và con yêu trước nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ có thể lưu ý những điều sau đây:

  • Mẹ nên thực hiện ăn uống theo một chế độ khoa học và lành mạnh: Hạn chế ăn tinh bột. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn có chất đạm dễ tiêu,…
  • Tập thể dục, yoga hoặc vận động nhẹ nhàng
  • Luôn kiểm soát cân nặng ở mức cho phép. Không để cân tăng quá nhanh hoặc tụt quá nhiều.
  • Luôn nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Mẹ bầu cũng nên giữ cho mình tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh stress, lo âu.
  • Mẹ nên thực hiện khám thai định kỳ, đầy đủ để bác sĩ có thể theo dõi những bất thường và điều chỉnh kịp thời. 

Như vậy, bài viết đã cũng cấp cho mẹ những thông tin về xét nghiệm đường huyết thai kỳ. Mẹ hãy liên hệ thăm khám tại DoLife nếu đang có dấu hiệu đái tháo đường. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và ý nghĩa!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]