Tiểu đường thai kỳ: Những dấu hiệu mẹ bầu cần lưu ý

09/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trung bình tại Việt Nam, cứ 100 phụ nữ đang mang thai thì có 4 người mắc tiểu đường thai kỳ. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng rõ rệt, ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn từ 20 tuần tuổi.

Tổng quan về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ (Đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng tăng đường huyết ở phụ nữ khi mang thai, thường xuất hiện ở tuần thai 24 – 28. Nguyên nhân bởi khi mang thai, nhau thai tạo ra các nội tiết tố để thai nhi phát triển nhưng đồng thời lại gây ra tác động xấu tới insulin gây rối loạn nội tiết tố, đái tháo đường thai kỳ.

Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường ở trẻ nhỏ và mẹ bầu hay các biến chứng sức khỏe trong tương lai.

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng

Với sản phụ không mắc tiểu đường thai kỳ, kết quả glucose máu sẽ được duy trì ở mức phù hợp: 

– Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)

– Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)

– Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Cần làm kiểm tra, xét nghiệm để xác định tiểu đường thai kỳ
Cần làm kiểm tra, xét nghiệm để xác định tiểu đường thai kỳ

Nếu kết quả đo glucose trong máu có 2 số liệu bằng hay hơn giới hạn kể trên thì tức là mẹ bầu đã mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ rệt. Đa phần các trường hợp bệnh được phát hiện khi thai phụ thăm khám định kỳ. Một số biểu hiện có thể xuất hiện ở phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ như:

– Mệt mỏi, ngủ ngáy.

– Tăng cân nhanh so với khuyến nghị.

– Mờ mắt.

– Tiểu nhiều.

– Khát nước nhiều.

– Vết trầy xước lâu ngày không lành.

Biến chứng

Đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé trong thời gian mang thai mà còn gây ra nhiều tác động:

– Thai to, tăng trưởng quá mức, cân nặng khi sinh lớn (>4kg).

– Trẻ sinh non do lượng đường trong máu lớn làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.

– Trẻ khó thở, suy hô hấp.

– Trẻ sinh ra có nguy cơ hạ đường huyết, có thể co giật.

– Trẻ bị dị tật bẩm sinh. Ở một số trường hợp, trẻ có thể tử vong ngay sau khi sinh hoặc thai chết lưu.

– Trẻ có nguy cơ béo phì hoặc máy tiểu đường type 2 khi trưởng thành.

– Mẹ bầu bị tăng huyết áp, tiền sản giật, đe dọa tính mạng.

– Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

– Tăng khả năng mắc đái tháo đường.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây biến chứng cho trẻ khi sinh ra
Tiểu đường thai kỳ có thể gây biến chứng cho trẻ khi sinh ra

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Trong thời gian mang thai, nhau thai thường tiết ra các hormone hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, một số hormone trong này lại có thể khiến cơ thể mẹ khó sản xuất hay sử dụng insulin gây kháng insulin, rối loạn nội tiết tố. Để cân bằng lại, tuyến tụy thường phải tạo insulin gấp 3 lần bình thường. Khi tuyến tụy không tạo đủ lượng insulin cần thiết sẽ khiến đường trong máu tăng cao, gây tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, tiểu đường thai kỳ có có nguy cơ cao xuất hiện nếu:

– Mẹ bầu thừa cân, béo phì trước – trong thời gian mang thai.

– Tăng cân nhanh khi mang thai.

– Gia đình có thành viên mắc tiểu đường type 2.

– Từng mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.

– Mang thai sau 35 tuổi.

– Có tiền sử thai lưu, sinh non, sinh con dị tật.

– Mẹ bầu đã/ đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát và duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn chính là chìa khóa trong việc điều trị, phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Khi đó mẹ bầu cần:

Tuân thủ chế độ ăn phù hợp

Dinh dưỡng cho thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ cần đáp ứng được việc duy trì lượng đường trong máu ở dưới giới hạn an toàn và cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển thai nhi. 

Một chế độ ăn hợp lý cũng giúp mẹ bầu duy trì cân nặng phù hợp, tránh việc tăng cân quá mức.

Một ngày, thai phụ có cân nặng trung bình nên nạp từ 2.200 – 2.500 calo/ngày. Với thai phụ thừa cân, số calo cần nạp mỗi ngày là khoảng 1.800.

Tập thể dục, vận động phù hợp

Mỗi ngày, mẹ bầu nên thực hiện các bài tập (mức độ nhẹ đến trung bình) khoảng 15 – 30 phút để giúp điều hòa cơ thể, sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

Kiểm tra lượng đường trong máu

Mẹ bầu cần được kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên thước và sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ để đánh giá đường huyết trong cơ thể.

Thai phụ cần được thăm khám, kiểm tra các chỉ số thường xuyên
Thai phụ cần được thăm khám, kiểm tra các chỉ số thường xuyên

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Tùy theo tình trạng tiểu đường thai kỳ mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp để kiểm soát lượng đường huyết và bảo vệ thai nhi tốt nhất. Một số trường hợp, mẹ bầu có thể cần tiêm insulin để hỗ trợ cân bằng đường huyết.

Lập biểu đồ phát triển của thai nhi

Thai nhi cần được theo dõi sát sao kích thước, đặc biệt là trong những tuần thai cuối, để tránh tình trạng thai quá lớn. Khi thai từ đủ 37 tuần tuổi, mẹ bầu có thể được đề nghị chấm dứt thai kỳ sớm hơn nếu thai phát triển quá lớn. 

Sau sinh, người mẹ cũng cần được kiểm tra đường huyết định kỳ. Lần đầu tiên là 4 – 12 tuần sau sinh và định kỳ mỗi năm vào các lần tiếp theo.

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Việc duy trì lối sống và các thói quen lành mạnh từ trước đến trong quá trình mang thai đóng vai trò quan trọng để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ hiệu quả. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mẹ bầu lưu ý:

– Sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo.

– Duy trì vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.

– Giữ cân nặng tăng trưởng ở mức hợp lý. Tránh tăng cân vượt mức khuyến nghị.

Tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau khi hết thúc hành trình mang thai.Tuy nhiên, có tới gần 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành tiểu đường type 2 ở tương lai. Bởi vậy, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt của bác sĩ trong điều trị để tránh các hệ quả về sau.

Trên đây là những thông tin chung về tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]