Mách mẹ bầu bí quyết giúp quá trình sinh đẻ dễ dàng

14/06/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Sinh thường là phương pháp sinh nở thuận tự nhiên. Sinh thường được bác sĩ sản khoa khuyến cáo tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Để quá trình sinh đẻ dễ dàng, thuận lợi, mẹ nên có sự chuẩn bị tốt nhất, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ. Vậy mẹ cần làm gì? Mẹ lưu ngay những bí quyết trong bài viết này!

Quá trình sinh diễn ra như thế nào?

Khi thai nhi đủ ngày đủ tháng, mẹ sẽ xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh:

– Đau lưng

– Gò tử cung

– Vỡ ối

– Mở cổ tử cung

– …

Với quá trình sinh thuận tự nhiên, thông thường mẹ sẽ trải qua 3 giai đoạn từ chuyển dạ, sinh con đến sau sinh.

Giai đoạn chuyển dạ

Đây là giai đoạn chiếm thời gian nhiều nhất trong quá trình sinh đẻ. Quá trình này có thể lên tới 20 tiếng. Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ sẽ dần hé mở. Kết thúc chuyển dạ, cổ tử cung mở hoàn toàn 10cm. 

Ở chuyển dạ, mẹ sẽ trải qua 2 giai đoạn là chuyển dạ tiềm thời và chuyển dạ.

– Chuyển dạ tiềm thời: Xuất hiện những cơn gò nhẹ kéo dài 60 – 90s cách nhau khoảng 15 – 20 phút. Dần dần, tần suất của các cơn gò nhiều lên và cách nhau chưa đến 5 phút. 

– Chuyển dạ: Cổ tử cung của mẹ dần mở ra, âm đạo tiết dịch trong suốt hoặc hồng nhạt (máu báo). Các cơn gò mạnh, tần suất khoảng 3 phút/lần.

Tổng thời gian cho quá trình này khoảng 4 – 8 giờ. Về cuối chu kỳ, mẹ cảm nhận cơn đau lưng dữ dội hơn. Đồng thời, áp lực dồn xuống trực tràng, cảm giác như thai nhi dần ra ngoài.

Giai đoạn sinh con

Khi cổ tử cung giãn hoàn toàn, các cơn co thắt tử cung diễn ra liên tục là khi mẹ bước vào giai đoạn sinh con. Lúc này, mẹ cần làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ, hộ sinh để lấy hơi và rặn bé tốt nhất.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cắt tầng sinh môn để mở rộng cửa âm đạo để đưa bé ra ngoài nhanh chóng, dễ dàng hơn. Sau khi đưa bé ra, bác sĩ tách nhau thai ra khỏi thành tử cung và lấy ra ngoài qua đường âm đạo.

Giai đoạn sau sinh

Sau khi đón bé ra ngoài, bác sĩ sẽ cắt dây rốn, lau gây và kiểm tra tổng quát sức khỏe ban đầu. Ngay sau đó, bé sẽ được da kề da với mẹ, đồng thời, mẹ cũng được khâu lại tầng sinh môn.

Bí quyết giúp mẹ bầu có quá trình sinh nở dễ dàng

Để có được quá trình “vượt cạn” an toàn, dễ dàng và thuận lợi, mẹ bầu cần xây dựng nhiều thói quen tích cực, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Xây dựng thói quen tích cực trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu "vượt cạn" dễ dàng hơn
Xây dựng thói quen tích cực trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn

Xây dựng thói quen vận động tốt

Vận động nhịp nhàng đều đặn hàng ngày là một trong những chìa khóa giúp mẹ bầu chuyển dạ suôn sẻ hơn. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vận động 30 phút/ngày trong suốt thai kỳ có thể giúp mẹ bầu giảm các cơn đau khi chuyển dạ. Mẹ có thể tham khảo các hoạt động như: Yoga, đi bộ, bơi lội, Kegel, Squat…

Hạn chế căng thẳng

Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai có thể dẫn đến nhiều thay đổi tâm lý ở mẹ bầu. Thai phụ dễ cảm thấy căng thẳng, bực bội, khó kiểm soát tâm trạng. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến quá trình “vượt cạn” trở nên nặng nề hơn.

Đặc biệt, những cảm xúc tiêu cực từ mẹ bầu cũng có thể truyền đến thai nhi, tác động không tốt tới sự phát triển trí não của trẻ. Căng thẳng kéo dài cùng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, viêm âm đạo… nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Để hạn chế căng thẳng khi mang thai, mẹ áp dụng một số hoạt động như: thiền, nghe nhạc… Bên cạnh đó, người thân, bạn bè cũng nên có những sự hỗ trợ về mặt tâm lý để quá trình mang thai của mẹ bầu thuận lợi hơn.

Ăn uống khoa học

Dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe mẹ và bé mà còn tác động đến cả quá trình “vượt cạn”. Mẹ bầu cần lưu ý xây dựng và áp dụng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học:

– Ăn đầy đủ các nhóm chất đạm – béo – tinh bột – vitamin và khoáng chất. 

– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, sắt

– Ưu tiên những loại rau có màu xanh đậm

– Không ăn nhiều hải sản

Để hỗ trợ quá trình chuyển dạ, sinh nở nhẹ nhàng, mẹ có thể tham khảo áp dụng một số mẹo dân gian hữu ích như:

– Uống nước rau húng quế trong 3 tháng cuối thai kỳ.

– Ăn rau lang thường xuyên trong cả thai kỳ

– Ăn chè mè đen từ tháng thứ 8 của thai kỳ (mỗi lần chỉ ăn 1 bát).

– Uống nước ép dứa từ tuần thứ 39 của thai kỳ

– Ăn cà tím vào tháng cuối thai kỳ

– Uống nước lá tía tô vào 1 tuần trước ngày dự sinh. Việc này giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.

Tập thở đúng cách

Kiểm soát hơi thở là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho quá trình “vượt cạn”. Thở đúng cách sẽ giúp sản phụ tránh được tình trạng hụt hơi, giữ bình tĩnh và giảm đau khi sinh.

Ngoài ra, hít thở đúng cách cũng giúp máu lưu thông và lọc không khí tốt hơn. Điều này giúp tránh gây tác động xấu tới thai nhi.

Các lưu ý khác

Để quá trình sinh nở thuận lợi, dễ dàng, ngoài những mẹo trên, mẹ bầu cũng cần lưu ý:

– Rặn đẻ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Có thể áp dụng thêm phương pháp gây tê màng cứng để giảm đau khi sinh.

– Tắm nước ấm vào những ngày cận sinh giúp giảm tình trạng đau đớn, khó chịu.

Ngoài ra, để có tâm lý vững vàng, giảm căng thẳng, chồng và người thân có thể cùng thai phụ vào phòng sinh, chứng kiến những giây phút “vượt cạn”, đón con yêu chào đời.

Tại Bệnh viện Quốc tế DoLife, mẹ bầu có thể chọn đăng ký sinh theo mô hình Sinh gia đình với sự đồng hành của người thân. Với mô hình này, bố sẽ được cùng mẹ vào phòng sinh. Khí đó, bố cùng mẹ vượt qua những giờ phút thiêng liêng, cùng đón con đến với thế giới này. Đặc biệt, sau sinh bé sẽ được da kề da với mẹ và bố – giúp mang đến những lợi ích tích cực cho sức khỏe của bé.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, chuẩn bị cho hành trình sinh đẻ thuận lợi. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, mẹ liên hệ đến hotline 1900 1984 của DoLife ngay để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]