Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào?

13/06/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Dinh dưỡng có thể nói là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ phát triển đồng đều cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, lúc này không chỉ cơ thể trở nên gầy gò, ốm yếu mà sức đề kháng của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

Thế nào là hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ? 

Theo thống kê từ Tổ chức Unicef, Việt Nam hiện tại là 1 trong số 34 quốc gia trên toàn cầu có số lượng trẻ em bị suy dinh dưỡng cao nhất, với hơn 230000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Đáng chú ý, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, thậm chí là nguy cơ gây tử vong ở nhóm trẻ độ tuổi dưới 5 tuổi. 

Suy dinh dưỡng được hiểu là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng ở trẻ em, từ đó không đáp ứng được nhu cầu hoạt động, tăng trưởng bình thường ở trẻ. Đối tượng phổ biến bao gồm nhóm trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, bởi đây là thời điểm cơ thể trẻ cần hàm lượng dưỡng chất cao nhằm mục đích phát triển đầy đủ, nâng cao hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Đây cũng là lý do, trẻ bị suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng rất dễ nhiễm các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Cùng với đó, trẻ có xu hướng thấp bé nhẹ cân và tăng nguy cơ loãng xương so với trẻ bình thường. Nguy hiểm hơn, nếu để tình trạng này kéo dài thậm chí còn dẫn đến các hội chứng như suy giảm trí nhớ, giảm giao tiếp, suy giảm trí tuệ. 

Theo các chuyên gia, tình trạng suy dinh dưỡng được phân chia thành các loại như: 

– Thể nhẹ cân hoặc theo cân nặng độ tuổi thấp 

– Thể thấp còi 

– Thể gầy còm 

Tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến

Theo chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, hầu như nguyên nhân phổ biến nhất xuất phát từ chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh hay những vấn đề liên quan đến việc khẩu phần ăn thiếu hụt dưỡng chất trong suốt giai đoạn thai kỳ của người mẹ, cụ thể như sau: 

– Khẩu phần ăn uống của mẹ không đảm bảo 

Nếu như trong suốt giai đoạn mang thai, khẩu phần ăn uống của mẹ không đảm bảo đầy đủ và cân đối các nhóm chất như: Bột đường, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất… thì nguy cơ trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng là rất cao. 

Một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ là do khẩu phần ăn uống không đảm bảo
Một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ là do khẩu phần ăn uống không đảm bảo

– Giai đoạn bú mẹ và giai đoạn ăn dặm bổ sung 

Với trẻ sơ sinh, tình trạng này thường phổ biến hơn ở những trẻ sinh non và sinh thiếu tháng. Việc trẻ bú mẹ trong giờ đầu sau sinh hay những ngày tháng đầu đời cũng gây tác động lớn tới sự phát triển của trẻ. Theo số liệu thu thập được, chỉ 17% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời. Ngoài ra, các bé trước 4 tháng tuổi nếu như ăn dặm quá sớm cũng sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. 

– Trẻ sử dụng nhiều loại thuốc điều trị bệnh 

Thông thường, thuốc trị bệnh ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc quá nhiều cũng dẫn đến tác dụng phụ, đó là loại bỏ các loại lợi khuẩn trong hệ đường ruột. Điều này sẽ làm giảm quá trình lên men thức ăn, đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.

– Trẻ mắc vấn đề tâm lý 

Thực tế cho thấy, khi trẻ được ăn uống trong không khí thoải mái, vui vẻ, điều này sẽ kích thích mong muốn ăn uống của trẻ và giúp trẻ trở nên ngon miệng hơn. Ngược lại, trường hợp trẻ thường xuyên bị ép cân sẽ dẫn đến tâm lý lo sợ, căng thẳng, từ đó gây ra tình trạng chán ăn. 

– Trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ 

Trong những năm tháng đầu đời trẻ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nếu như phụ huynh không chú ý tiêm chủng đầy đủ cho trẻ đầy đủ thì nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: Viêm phổi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… tái phát nhiều lần. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có hiện tượng lười ăn, phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh làm trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Chăm sóc trẻ như thế nào là đúng cách?  

Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những phác đồ điều trị quan trọng để điều trị thành công cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, các chuyên gia sẽ khuyến khích phụ huynh nên tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, sử dụng thêm một số viên bổ sung. Dưới đây là một số nguyên tắc mà ba mẹ có thể áp dụng: 

– Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên ép trẻ ăn khối lượng lớn thức ăn trong 1 bữa có thể khiến trẻ chán ăn, mất dần hứng thú với việc ăn uống. Thời gian phù hợp là 2 giờ đồng hồ, phụ huynh có thể cho trẻ ăn một lần. Lượng thức ăn có thể tăng dần từ ít đến nhiều thức ăn, ăn từ loãng đến đặc.

– Không chỉ tăng dần khối lượng calo, các bữa ăn của trẻ cũng cần phải đảm bảo số lượng protein. Khi trẻ đã có sự tăng trưởng ổn định, mẹ nên duy trì ở mức 3kg protein/kg.  

– Sử dụng những thực phẩm bổ sung như: Vitamin, men tiêu hóa, chế phẩm chứa sắt…

– Cho trẻ bổ sung bột ngũ cốc nấu với thịt, cá, trứng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ thêm trái cây, rau xanh…

Cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ thêm trái cây, rau xanh
Cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ thêm trái cây, rau xanh

Cách phòng ngừa như thế nào?

Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà phụ huynh có thể áp dụng bao gồm: 

– Khi có kế hoạch mang thai hoặc trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ cần bổ sung thêm thực phẩm tự nhiên hoặc các viên uống chức năng để tăng cường dinh dưỡng. 

– Trong suốt 6 tháng đầu đời khi trẻ ra đời, lúc này trẻ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Thời gian nuôi sữa mẹ tốt hơn hết nên kéo dài từ khi trẻ 2 tuổi, 3 tuổi, thậm chí có thể là các giai đoạn về sau.

– Không nên cho trẻ ăn dặm từ quá sớm, thay vào đó, tốt hơn hết, phụ huynh nên chờ tới khi trẻ ít nhất được 6 tháng tuổi thì mới bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm. Lưu ý, thực đơn ăn dặm cần phong phú và đảm bảo các dưỡng chất cần thiết tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. 

– Hạn chế không sử dụng thuốc kháng sinh, bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn uống của trẻ. 

– Lựa chọn thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh, hạn chế thực phẩm có chứa các chất bảo quản thực phẩm và phẩm màu hóa chất, đảm bảo cho thức ăn được nấu chín.

– Tiêm chủng theo định kỳ cũng như thực hiện tẩy giun cho trẻ.  

Trong suốt 6 tháng đầu đời khi trẻ ra đời, lúc này trẻ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Trong suốt 6 tháng đầu đời khi trẻ ra đời, lúc này trẻ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Nhìn chung, chế độ hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm vững thông tin nhằm xây dựng chế độ ăn giúp trẻ phát triển hoàn thiện.  

Nếu có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần tư vấn thêm thông tin, phụ huynh vui lòng liên hệ đến HOTLINE 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể hỗ trợ nhanh chóng.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng DoLife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang tuyến giáp trong bài viết nhé! U nang […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]