Chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần: Những điều mẹ cần biết

10/07/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Trẻ sinh non 36 tuần thường có sức đề kháng yếu. Vì vậy cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Cùng DoLife tìm hiểu những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần nhé!

Phân nhóm sinh non cơ bản

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), sinh non phân thành 4 nhóm cơ bản:

  • Trẻ sinh cực non tháng: Trẻ sinh trước 28 tuần tuổi. 
  • Trẻ sinh rất non tháng: Trẻ sinh từ 28 – 31 tuần 6 ngày tuổi.
  • Trẻ sinh non vừa: Trẻ sinh từ 32 tuần – 33 tuần 6 ngày tuổi. 
  • Trẻ sinh non muộn: Trẻ sinh từ 34 tuần – 36 tuần 6 ngày.

Dựa vào thông tin trên, trẻ sinh non 36 tuần được đánh giá là sinh non muộn. Lúc này, trẻ nặng khoảng 2.7 kg, dài khoảng 47 cm. 

Ở giai đoạn thai nhi 36 tuần, sự phát triển về xương, da cũng như nhiều cơ quan trong cơ thể trẻ đã dần hoàn thiện. Dù vậy, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa sẵn sàng để hoạt động. Cần thêm thời gian để phát triển. Do đó, mẹ cần đặc biệt lưu ý điều này khi chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng.

Trẻ sinh non 36 tuần có nguy hiểm không?

Tuy không gặp quá nhiều nguy hiểm, nhưng trẻ sinh thiếu tháng vẫn sẽ phải đối mặt với các vấn đề như:

  • Suy dinh dưỡng
  • Chậm phát triển
  • Hội chứng vàng da
  • Nhiễm trùng máu
  • Chức năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện
  • Chưa hoàn thiện chức năng tuần hoàn
  • Chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện
  • Hệ hô hấp chưa hoàn thiện

Vì vậy, trẻ cần nhận được sự chăm sóc đặc biệt để có thể phát triển và lớn lên khỏe mạnh.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần

Cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non. Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu với tỷ lệ:

  •  Đạm Whey: Casein là 60:40 
  • Chất béo tự nhiên (OPO) 

Tỷ lệ này rất phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ, giúp con dễ dàng tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. 

Cùng với đó, sữa mẹ còn rất giàu axit béo Phospholipid hỗ trợ phát triển trí não và thị giác. Chưa kể sữa còn chứa nhiều kháng thể, giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ như HMO, chất béo MCFA/SCFA, Alpha-lactalbumin… . Chính vì vậy, trẻ sinh non cần bú đủ sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời để nhận được những lợi ích tuyệt vời kể trên. 

Thời gian và tần suất cho trẻ bú

Mẹ cần lưu ý về thời gian và tần suất cho trẻ sinh non 36 tháng bú. Nên cho trẻ ăn sau 2 – 4 giờ trẻ ra đời.

Nếu trẻ nôn trớ nhiều, dịch nôn màu xanh hoặc vàng, thở mệt, da tím tái cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Vì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

Hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đều bú khoảng 8 đến 12 lần mỗi ngày (khoảng 90 phút đến 3 giờ một lần).

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý tần suất cho trẻ sinh non 36 tuần bú như sau:

  • Trẻ nặng dưới 1 kg thì 1 giờ cho bú 1 lần. 
  • Trẻ nặng từ 1 – 1.5 kg thì cách 1.5 giờ cho bú 1 lần. 
  • Trẻ nặng từ 1.5 – 2 kg thì cách khoảng 2 giờ cho bú 1 lần. 
  • Trẻ nặng từ 2 kg – 2.5 kg thì cách 3 giờ cho bú 1 lần.

Phương pháp cho trẻ ăn

Phương pháp cho trẻ sinh non 36 tuần rất quan trọng.  Phương pháp được chọn thường phụ thuộc vào tuổi thai của trẻ. Cũng như liệu trẻ có mắc bất kỳ bệnh lý nào khác cản trở việc bú hay không?

Mẹ có thể tham khảo những cách cho trẻ ăn sau đây: 

  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Mặc dù việc bú mẹ gặp khó khăn hơn các trẻ sinh đủ tháng, nhưng trẻ sinh non 36 tuần có thể chấp nhận việc bú sữa mẹ.
  • Cho trẻ bú bình: Mẹ có thể hút sữa hoặc sử dụng sữa công thức trong bình sữa cho trẻ. Đôi khi bác sĩ có thể khuyên mẹ nên cho trẻ bú bình ngay cả khi trẻ có thể bú mẹ. Bởi bú bình giúp mẹ có thể biết chính xác lượng sữa mà trẻ bú.
  • Ống cho ăn: Ống cho trẻ bú cung cấp các chất dinh dưỡng mà trẻ không thể nhận được từ bú mẹ hoặc bú bình do phản xạ nuốt hoặc bú chưa hoàn chỉnh. Trẻ có thể cần một ống thông dạ dày. Ống này đưa trực tiếp vào dạ dày của con qua đường mũi hoặc miệng. Thường do nhân viên y tế đã được huấn luyện trực tiếp làm. Trẻ sinh non bú ống thường được cho ngậm núm vú giả để tăng cường cơ miệng và rèn luyện kỹ năng bú.
  • Đường truyền tĩnh mạch (IV): Nếu trẻ sinh non 36 tuần quá nhỏ hoặc quá yếu thì sẽ được chỉ định phương pháp này. Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch cung cấp dịch và chất dinh dưỡng trực tiếp cho bé. Việc này được thực hiện tại bệnh viện.

Lưu ý: Mẹ có thể thực hiện một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Theo dõi trẻ sinh non 36 tuần tại nhà

Do cơ thể non nớt, yếu đuối và các chức năng chưa hoàn thiện nên sẽ sinh non 36 tuần có thể gặp rất nhiều vấn đề nguy hiểm như:

– Hội chứng suy hô hấp,

– Sự ngừng thở tạm thời,

– Xuất huyết não thất,

– Còn ống động mạch,

– Hoại tử ruột,

– Bệnh võng mạc do sinh non,

– Bệnh vàng da,

– Bệnh thiếu máu,

– Bệnh phổi mãn tính và nhiễm trùng.

Mẹ cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Lập tức đưa trẻ đến bệnh viện nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường.

Giữ ấm cơ thể cho trẻ sinh non 36 tuần

Cần giữ nhiệt độ cơ thể của bé ổn định trong khoảng 37 độ C là tốt nhất. Vì lúc này lượng mỡ dưới da của bé rất mỏng không thể giữ ấm cho cơ thể. Nó sẽ dẫn đến những nguy cơ:

Một trong những phương pháp ủ ấm rất hiệu quả đối với trẻ sinh non là phương pháp kangaroo. Khi đó, nhờ vào thân nhiệt của mẹ hoặc bố, bé sẽ được ủ ấm vừa đủ. Đặc biệt sẽ giúp mẹ biết được những nguy cơ có thể xảy ra khi bé có những dấu hiệu bất thường.

Yêu thương và chăm sóc từ tâm

Quan trọng nhất trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non đó là yêu thương của người mẹ. Mẹ nên tìm hiểu những kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non. Trong quá trình nuôi bé cần nhất là bạn phải kiên nhẫn, tỉ mỉ để thực hiện đầy đủ những điều cần làm giúp bé phát triển như bình thường.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần. Mẹ hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn từ chuyên gia nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]