Bí quyết chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

07/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Trẻ sinh non trước 37 tuần thường có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe nhiều hơn bình thường. Chính vì vậy, bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ sinh non để giúp bé phát triển toàn diện và mạnh khỏe.

Đặc điểm của trẻ sinh non 

Trẻ sinh non có những đặc thù thể trạng yếu hơn các bé đủ tháng nên đồng nghĩa với đó bố mẹ cũng cần phải hiểu rõ những đặc thù này để chăm sóc bé một cách tốt nhất.

Thông thường trẻ sinh non là những trẻ sinh trước 37 tuần tuổi thai và cân nặng lúc sinh thấp hơn 2500 gram.

Trẻ sinh non có thể gặp phải nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như:

– Trẻ có thể gặp vấn đề về chức năng thở do hội chứng nguy kịch hô hấp cấp hoặc loạn sản phế quản phổi. 

– Trẻ có thể bị vàng da gây ảnh hưởng xấu đến thần kinh, kéo theo các biến chứng như dễ bị hạ đường huyết, hạ thân nhiệt và thiếu máu, ngưng thở.

– Trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh 

– Một số trẻ có bệnh lý võng mạc do võng mạc chưa được phát triển đầy đủ.

– Trẻ bị chậm phát triển tâm thần vận động gồm: nhận thức, tâm lý, ngôn ngữ, vận động và sức khỏe sau này.

Trẻ sinh non được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp (NICU)
Trẻ sinh non được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp (NICU)

Những nguyên tắc vàng khi chăm sóc trẻ sinh non

Thông thường, đối với các trẻ sinh non sẽ được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp (NICU). Sau quá trình chăm sóc, nếu trẻ đáp ứng được các yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe, bé sẽ được xuất hiện và trở về nhà. 

Đây là lúc bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức đúng chuẩn và khoa học nhất để chăm sóc trẻ sinh non một cách tốt nhất. Cụ thể như:

Thường xuyên theo dõi trẻ 

Trẻ sinh non thường thích nghi chậm hơn bình thường với môi trường bên ngoài. Do đó, bố mẹ cần chủ động theo dõi tình trạng của trẻ. Đặc biệt là các dấu hiệu về thân nhiệt, hơi thở,  tri giác, màu da,… Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, bố mẹ phải nhanh chóng đưa bé tới viện để được thăm khám kịp thời.

Bố mẹ đừng quên trò chuyện với bé thật nhiều, bởi điều này sẽ giúp bé cảm thấy an tâm hơn, có giấc ngủ ngon hơn và có điều kiện phát triển tâm lý, thể chất tốt hơn.

Dinh dưỡng cho trẻ

Nuôi trẻ bằng sữa mẹ

Theo chuyên gia, trẻ sinh non nên được cho ăn bằng sữa mẹ là tốt nhất. Bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều các kháng thể và các protein hơn các dòng sữa công thức giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé tối đa.

Trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa công thức dành cho trẻ sinh non thiếu tháng, lượng sữa công thức chỉ bổ sung khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày và nên giảm dần đến khi mẹ đủ sữa cho bé bú hoàn toàn. 

Lượng sữa cần thiết

Đối với trẻ sinh non, mỗi lần bố mẹ nên cho bé ăn cách mỗi cữ khoảng 1 giờ rưỡi đến 2 giờ đồng hồ và khoảng cách này sẽ được tăng khi trẻ tùy vào trọng lườn của trẻ như sau:

– Trẻ 1,5kg mỗi cữ cách 1,5 giờ.

– Trẻ 2 kg mỗi cữ cách 2 giờ.

– Trẻ 3 kg mỗi cữ cách 3 giờ.

Nên cho trẻ sinh non bú sữa mẹ hoàn toàn
Nên cho trẻ sinh non bú sữa mẹ hoàn toàn

Bổ sung vitamin và sắt

Bố mẹ nên bổ sung thêm vitamin và sắt cho bé với liều lượng như sau:

– Vitamin D: 400 – 800 đơn vị/ngày.

– Sắt: 2 – 4 mg/kg/ngày (nên bổ sung từ sau tuần thứ 2)

Lưu ý, những loại vitamin bổ sung bố mẹ nên tham khảo ý kiến và dùng theo chỉ định của bác sĩ. Vì nhu cầu của mỗi trẻ sinh non là khác nhau, lượng dinh dưỡng trên cũng có thể thay đổi cho từng trẻ.

Chế độ ngủ của bé

Đối với trẻ sinh non, bố mẹ cần quan tâm sát tới thời gian ngủ của bé. Trẻ cần được ngủ mỗi ngày từ 16 – 20 giờ để có thể phát triển tốt nhất.

Một số điều bố mẹ cần lưu ý về giấc ngủ của trẻ:

– Bố mẹ nên để bé nằm ngửa, không nên nằm sấp khi ngủ.

– Không mặc quá chật hoặc quá nhiều đồ khi bé ngủ.

– Không nên dùng nệm quá cứng hoặc quá mềm làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhũ nhi.

Vệ sinh và massage 

Khi chăm sóc trẻ sinh non, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Tắm với nước sạch ấm và khăn mềm tối thiểu từ 3 – 4 lần/tuần. Tắm quá nhiều có thể khiến da trẻ bị khô. 

– Sử dụng sữa tắm có độ PH trung tính, bố mẹ nên chọn loại sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh.

– Trong quá trình vệ sinh bố mẹ phải mẹ nhàng và thật cẩn thận. Nếu không tắm, bố mẹ cần sử dụng bông hoặc khăn mềm cùng nước ấm để vệ sinh tại các vị trí như: vùng mặc tã, rốn…

– Có thể sử dụng các loại dầu massage dành riêng cho trẻ sơ sinh được bác sĩ khuyên dùng. 

Da kề da

Da kề da (còn gọi là phương pháp kangaroo) đây là phương pháp chăm sóc trẻ sinh non được khuyến khích bố mẹ áp dụng thường xuyên nhất trước khi xuất viện. Hầu hết bố mẹ sẽ được các nữ hộ sinh hướng dẫn thực hiện đúng cách.

Bố mẹ sẽ đặt bé nằm trên ngực của mình và quay đầu của bé sang một bên sao để cho tai của bé áp vào tim của bố mẹ, lưu ý chỉ nên mặc riêng tã để da bé tiếp xúc trực tiếp với da bố mẹ. Phương pháp này được sử dụng để giúp tăng cường mối liên kết giữa bố mẹ và bé, giúp bé bú giỏi và cải thiện sức khỏe hơn.

Tiêm phòng 

Hệ miễn dịch của trẻ sinh non là rất yếu và chưa hoàn thiện nên việc tiêm phòng là không nên bỏ qua. Thông thường, mũi tiêm đầu tiên cần được thực hiện là viêm gan B và lao (trong vòng 1 tháng đầu sau sinh). 

Sau đó, bố mẹ cần lưu ý lịch tiêm theo tháng tuổi của bé để hoàn thiện các mũi tiêm cần thiết.

Một số lưu ý khác

Bố mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc và giữ cuống rốn cho bé luôn sạch sẽ, an toàn vì cuống rốn rất dễ nhiễm trùng. Trong quá trình chăm sóc bé bố mẹ giữ cuống rốn khô và sạch sẽ để cuống rốn sớm rụng hơn. 

Đặc biệt, bố mẹ nên hạn chế người đến thăm bé, tránh tiếp xúc gần hoặc thơm hôn bé do trẻ sinh non rất dễ bị kích ứng và nhiễm khuẩn.

Bố mẹ có thể tắm nắng cho bé để bé có thể tạo vitamin D từ ánh sáng mặt trời, thời gian tốt nhất để tắm nắng cho bé là trước 9 giờ sáng, khoảng 10 – 15 phút mỗi lần.

Trên đây là những thông tin về vấn đề cách chăm sóc trẻ sinh non. Liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn và giải đáp.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]