Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

09/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết!

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Sốt Dengue hay sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc đặc trị. Căn bệnh này thường bùng phát vào mùa mưa. Và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ. 

Nắm được những triệu chứng của bệnh sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời. Từ đó hạn chế những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này đối với trẻ em.

Sốt Dengue hay sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc đặc trị.

Triệu chứng sốt xuất huyết theo từng giai đoạn

Giai đoạn đầu

Sốt cao đột ngột và liên tục là triệu chứng đặc trưng nhất, xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Ở thời điểm này, cha mẹ thường thấy trẻ có các dấu hiệu như:

– Chán ăn,

– Luôn cảm thấy buồn nôn,

– Mệt mỏi, khó chịu

– Quấy khóc liên tục. 

– Phát ban trên cơ thể.

– Nhiều bé cảm thấy toàn thân đau nhức, đặc biệt là vùng hốc mắt. 

– Ngoài ra còn một số dấu hiệu trong giai đoạn đầu phát bệnh là chảy máu chân răng, chảy máu cam,…

Giai đoạn nguy hiểm

Tính từ thời điểm mắc, giai đoạn nguy hiểm được xác định nằm trong khoảng từ ngày thứ 3 – ngày thứ 7 sau giai đoạn sốt.

Sốt xuất huyết có thể gây ra các triệu chứng bệnh cận lâm sàng, người bệnh thậm chí không biết họ bị nhiễm bệnh bởi vì các biểu hiện không rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn.

Trong giai đoạn nguy hiểm, tiểu cầu của trẻ bắt đầu giảm. Tuy nhiên, tình trạng sốt cũng có thể đỡ hơn, thể trạng đỡ mệt mỏi, triệu chứng lâm sàng không còn rầm rộ như giai đoạn đầu. Vì vậy nhiều cha mẹ lại chủ quan cho rằng trẻ đang khỏi bệnh. Nhưng thực tế giai đoạn này mới là giai đoạn nguy hiểm nhất. Vì tiểu cầu của trẻ có thể có xu hướng giảm dần.

Nếu không được theo dõi sát và xử trí kịp thời có thể xuất hiện các triệu chứng xuất huyết như: 

– Xuất huyết dưới da,

– Chảy máu cam,

– Chảy máu chân răng,

– Xuất huyết tiêu hóa,

– Xuất huyết các màng, 

– Nguy hiểm nhất là xuất huyết não.

Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng từ 2 – 3 ngày là giai đoạn phục hồi của bé. Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ dần được cải thiện hoặc biến mất. Bé bắt đầu trở lại trạng thái bình thường. Cơ thể khỏe mạnh hơn, huyết áp ổn định, ăn ngon và ngủ ngon hơn, không còn quấy khóc,…

Thời gian này nếu tiến hành xét nghiệm máu, có thể thấy lượng tiểu cầu đã về lại thông số bình thường, bạch cầu tăng nhanh.

Sốt xuất huyết ở trẻ có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết (hay sốt Dengue) là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Một số biến chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có thể kể đến như:

– Suy gan, suy thận, suy tạng.

– Mất máu do xuất huyết nặng.

– Viêm cơ tim, suy tim,… một số bệnh lý khác liên quan tới tim mạch.

– Rối loạn tri giác là biến chứng do xuất huyết não gây ra.

Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết như thế nào?

Việc phát hiện và điều trị ngay sau khi có biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ sẽ hạn chế tối đa các biến chứng về lâu dài

Khi trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, bố mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh để phân chia phác đồ điều trị cho hợp lý. Bé chóng khỏi hơn nhờ kết hợp với sự chăm sóc từ bố mẹ.

Bố mẹ lưu ý một số cách chăm sóc kết hợp điều trị tại nhà dựa trên tư vấn của bác sĩ:

– Không tự ý sử dụng thuốc ngoài mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.

– Khi thấy bé sốt cao trên 39 độ, bạn cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định. Bố mẹ không lạm dụng paracetamol trong nhiều giờ liên tục.

– Nếu sốt cao, phụ huynh cho bé mặc quần áo thoáng mát.

– Cha mẹ cố gắng bổ sung nhiều nước lọc, nước ép hoa quả nguyên chất, oresol và rau củ,… để bổ sung điện giải.

– Phân chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày nhưng phải đảm bảo thức ăn dễ tiêu.

– Bố mẹ hạn chế cho con ăn thức ăn chứa màu sẫm. Tránh trường hợp nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa (nếu có).

– Không để con hoạt động mạnh.

Những phương pháp chăm sóc kết hợp điều trị tại nhà chỉ được diễn ra khi có chỉ định từ bác sĩ. Nếu bé bị sốc, mất ý thức hoặc nôn mửa nhiều, bố mẹ không được chủ quan và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở ý tế gần nhất.

Phòng ngừa sốt xuất huyết như thế nào?

Việt Nam nằm trong vùng có lưu hành bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình trước căn bệnh này, bố mẹ cần chú ý những điều sau:

– Khu vực nhà ở, xung quanh nhà cần thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ.

– Vợt muỗi hay phun thuốc muỗi,… là biện pháp an toàn để tiêu diệt mầm mống gây bệnh.

– Ngăn chặn sự hình thành và phát triển của muỗi bằng cách đậy kín các chum nước, vệ sinh nơi ao tù, nước đọng.

– Điều nguy hiểm hơn là muỗi lây bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh mẽ cả ban ngày. Vì vậy, bố mẹ hãy bảo vệ con bằng cách mắc màn khi ngủ, cho con mặc áo dài tay, đi tất vớ,…

– Nếu gia đình có người chẳng may mắc sốt xuất huyết, lập tức cho cách ly với trẻ, giảm tối đa nguy cơ lây lan bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ. Việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh có thể giúp phát hiện, điều trị kịp thời cho con. Từ đó hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngay khi con có các biểu hiện nghi ngờ sốt xuất huyết, hãy cho con đến bệnh viện để được khám và theo dõi. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]