Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

03/05/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Còi xương là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, nguyên ngân chủ yếu khiến trẻ còi xương đó là do thiếu Vitamin D. Vậy, vì sao thiếu Vitamin D lại gây còi xương cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Cách phát hiện sớm trẻ bị còi xương

Biểu hiện trẻ bị còi xương
Biểu hiện trẻ bị còi xương

Bố mẹ lưu ý những biểu hiện sau để phát hiện sớm tình trạng còi xương ở trẻ:

  • Thường xuyên quấy khóc
  • Rụng tóc vành khăn
  • Ngủ không yên giấc. Đêm thường thức giấc và vặn mình nhiều
  • Ra mồ hôi trộm
  • Trẻ thường xuyên nôn trớ

Nếu những triệu chứng này không được điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra những biến chứng ở xương. Tùy vào độ tuổi thì các biến chứng ở xương cũng khác nhau như:

Ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm. Nguyên nhân là do tư thế nằm nên đầu dễ bị méo, đầu bẹt phía sau hoặc bẹt một bên. Thóp rộng chậm liền. Bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.

Trẻ lớn hơn thường có biến đổi ở xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chỉ xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ nhão làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi.

Hậu quả của bệnh còi xương

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còi xương dễ để lại nhiều di chứng nguy hiểm như: 

  • Tác động xấu đến hệ xương của trẻ
  • Lồng ngực biến dạng. Ngực thường nhô ra phía trước như ngực gà
  • Gù, vẹo cột sống
  • Chân vòng kiềng chữ O hoặc chân chữ bát (chữ X)
  • Hạn chế chiều cao 
  • Ảnh hưởng chức năng hô hấp
  • Bé gái sẽ bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản
  • Sức khỏe yếu, da xanh xao và thường bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần.
Còi xương gây ảnh hưởng đến hệ xương và sức khỏe của trẻ
Còi xương gây ảnh hưởng đến hệ xương và sức khỏe của trẻ

Nguyên nhân còi xương

Trẻ thiếu Vitamin D bị còi xương

Bệnh còi xương ở trẻ có nguyên nhân chính do thiếu hụt Vitamin D. Trả lời cho câu hỏi: Vì sao trẻ thiếu Vitamin D là bị còi xương? Các chuyên gia giải thích rằng: Vitamin D là vitamin giữ vai trò trọng yếu trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi và Phốt pho. Canxi và Phốt pho  lại là 2 khoáng chất chủ chốt trong việc củng cố, xây dựng hệ xương – khớp vững chắc. Vì vậy, khi thiếu Vitamin D, hệ xương khớp không phát triển và phát triển kém là điều rất dễ hiểu. 

Trẻ thiếu ánh sáng mặt trời

Do yếu tố địa lý, khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, phong tục tập quán kiêng cữ giữ trẻ trong nhà, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường đều hạn chế sự tiếp xúc da với ánh sáng mặt trời.

Thiếu Vitamin D là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến còi xương ở trẻ
Thiếu Vitamin D là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến còi xương ở trẻ

Tình trạng thiếu Vitamin ở người mẹ trong quá trình mang thai

Trẻ sơ sinh phát triển chủ yếu dựa vào dĩnh dưỡng hấp thụ từ nhau thai, từ sữa mẹ. Vì vậy nếu trong quá trình mang thai, mẹ thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin D sẽ kéo theo con bị còi xương sớm.

Do chế độ dinh dưỡng của trẻ

Trẻ không được ăn sữa mẹ sẽ dễ bị còi xương hơn trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ. Theo nhiều nghiên cứu, Vitamin trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn  với tỉ lệ Canxi, Phốt pho thích hợp. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chỉ dựa vào nguồn sữa mẹ để cung cấp canxi.

Trong quá trình ăn dặm, nếu cho trẻ ăn mắm, muối, mì chinh sớm thì trẻ cũng dễ bị còi xương. Vì những thực phẩm trên có chứa nhiều Acid Phytic khiến làm giảm hấp thu Vitamin D, Canxi ở ruột.

Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ

Những trẻ sinh non, sinh nhẹ cân (dưới 2500gr) thường dễ bị còi xương. Bởi lúc này cơ thể trẻ không dự trữ đủ muối khoáng và Vitamin D trong thời kỳ bào thai. Đồng thời lúc này, hệ thống men tham gia chuyển hóa Vitamin D còn yếu.

Những trẻ bị suy dinh dưỡng hay rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng  cũng có nguy cơ cao  mắc bệnh còi xương.

Trẻ thường xuyên bị bệnh tật như tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan, tắc mật,… đều gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ Vitamin D và dễ bị còi xương. 

Phòng ngừa – điều trị còi xương ở trẻ

Nên bổ sung các thực phẩm có chứa Vitamin D vào khẩu phần ăn của trẻ
Nên bổ sung các thực phẩm có chứa Vitamin D vào khẩu phần ăn của trẻ

 

Còi xương tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau:

  • Mẹ bầu nên tắm nắng, ăn uống đủ chất và  bổ sung thường xuyên Vitamin D  trong cả thai kỳ.
  • Trẻ sau sinh cần được bú mẹ ngay. Trẻ dưới 6 tháng nên cho bú mẹ hoàn toàn. Sau  tháng, bổ sung thêm rau xanh, các thực phẩm giàu Vitamin D, canxi trong khẩu phần ăn của trẻ.
  • Thường xuyên cho trẻ tắm nắng
  •  Đối với những trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trẻ sinh nhẹ cân (dưới 2500 g) thì từ tuần thứ hai nên cho uống vitamin D (400 đơn vị/ngày), uống liên tục trong năm đầu.
  • Nếu trẻ bị còi xương thì cho uống vitamin D 2000 – 4000 đơn vị/ngày kéo dài 6 – 8 tuần. Tránh dùng vitamin D liều cao dễ gây ngộ độc. Khi trẻ bị ngộ độc vitamin D thường biểu hiện nôn, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, táo bón hoặc tiêu chảy… Các triệu chứng này sẽ hết khi ngừng uống vitamin D.
  • Trẻ còi xương do thiếu vitamin D thường thiếu cả canxi, cần cho trẻ uống thêm canxi 0,5 – 1g/ngày.
  • Ngoài ra, cần cho trẻ ăn chế độ ăn đủ protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị còi xương.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức về vấn để: Thiếu vitamin D gây còi xương cho trẻ.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn miễn phí!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao nữ giới hay bị đau lưng dưới? Lưu ngay cách khắc phục

Tại sao nữ giới hay bị đau lưng dưới? Lưu ngay cách khắc phục

Đau thắt lưng kéo dài, đau nhói thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc tình trạng thoái hóa xương khớp… Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới! Nữ giới – đối tượng thường xuyên bị đau lưng dưới Thống kê cho thấy, tỷ lệ đau nhức […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

Cúm A là là một loại cúm mùa có tốc đô lây lan nhanh, dễ bùng phát thành đại dịch. Tùy vào thể trạng của người bệnh, các triệu chứng của cúm A có thể xảy ra nặng hoặc nhẹ. Đối với những trường hợp nặng có bệnh nền, trên 65 tuổi hoặc đang có […]

Viêm amidan gây đau tai có nguy hiểm không?

Viêm amidan gây đau tai có nguy hiểm không?

Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng như: áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, tắc nghẽn đường thở, thấp tim… Trong đó, đau tai có thể là một trong những biểu hiện của biến chứng do viêm amidan gây ra. Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Tại sao viêm amidan […]