Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

11/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều những thay đổi cả về ngoại hình lẫn nội tiết tố. Vậy, việc chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu cần lưu ý những gì để mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau

Những mốc khám thai quan trọng 

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu cần lưu ý đến các mốc khám thai vô cùng quan trọng sau đây:

6 – 8 tuần: Đây là mốc siêu âm lần đầu của mẹ bầu. Nếu mẹ phát hiện có thai và đã thăm khám trước đó thì bác sĩ sẽ chỉ định quay lại khám trong thời gian này. Siêu âm ở tuần thai 6-8 sẽ giúp xác định tim thai xuất hiện hay chưa, tình trạng phát triển ban đầu của thai nhi.

12 tuần là mốc khám thai quan trọng mà các mẹ bầu cần lưu ý. Đặc biệt là với các thai phụ lớn tuổi hoặc gia đình có tiền sử dị tật, bệnh di truyền. 12 – 14 tuần là thời điểm chính xác nhất thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm xác định nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi. 

12 tuần cũng là thời điểm chính xác nhất để qua siêu âm đo độ mờ da gáy. Từ đó xác định nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi và một số bất thường NST khác.

Khám thai định kỳ 3 tháng đầu giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi
Khám thai định kỳ 3 tháng đầu giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi

 

Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Khi xuất hiện các dấu hiệu sau, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để có những chẩn đoán và xử lý kịp thời:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Có thể máu đỏ hoặc máu đen, ra máu cục hoặc máu có lẫn dịch nhầy
  • Đau bụng bất thường
  • Đau lưng kèm chuột rút
  • Mất các dấu hiệu thai nghén như buồn nôn, ốm nghén, mệt mỏi,…

Ngoài ra mẹ bầu cũng cần lưu ý khi có một trong các dấu hiệu như:

–  Chóng mặt

–  Sốt cao thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ

– Cảm thấy từng đau thắt bụng đột ngột

–  Đau kéo dài hơn 30 phút kèm theo chảy máu bất thường âm đạo

Khi xuất hiện các dấu hiệu trên mẹ nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu

Chăm sóc bà bầu – 3 tháng đầu nên ăn gì?

  • Trái cây và rau quả: cung cấp vitamin và chất xơ.
  • Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc và gạo nâu: cung cấp chất xơ, vitamin B và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
  • Sữa và các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo, đậu nành, hạnh nhân, gạo hoặc các loại đồ uống khác có thêm canxi và vitamin D.
  • Protein từ các nguồn lành mạnh như các loại đậu, trứng, thịt nạc, hải sản,…
Bổ sung các thực phẩm giàu Acid Folic giúp hạn chế các dị tật cho thai nhi
Bổ sung các thực phẩm giàu Acid Folic giúp hạn chế các dị tật cho thai nhi

Chăm sóc bà bầu – 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho thai kỳ thì mẹ cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:

  • Rượu, nước uống có ga, caffeine…
  • Các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Cá có thể có hàm lượng thủy ngân cao: cá thu vua, marlin, cam thô, cá mập, cá kiếm, hoặc cá ngói.
  • Thực phẩm có thể gây bệnh cho bạn hoặc em bé từ virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn:

– Phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng hoặc sữa tươi;

– Bột cookie thô;

– Thịt, trứng và hải sản nấu chưa chín…;

Chăm sóc bà bầu – Những loại vitamin và khoáng chất cần bổ sung

Mẹ bầu cũng cần ưu tiên bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất sau:

  • Axit Folic: Phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
  • Canxi:  Bổ sung 1.200 miligam canxi mỗi ngày giúp hệ xương, hệ thống tuần hoàn, cơ bắp, thần kinh của mẹ bầu hoạt động hiệu quả và của thai nhi phát triển tốt.
  • Vitamin D: Hỗ trợ tăng cường miễn dịch, phân chia tế bào và củng cố hệ xương vững chắc cho thai nhi.
  • Sắt: Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới.
  • Protein: Protein cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đặc biệt là bộ não. Đồng thời hỗ trợ phát triển mô vú và tử cung của mẹ trong thai kỳ.

Chăm sóc bà bầu – Chế độ vận động và sinh hoạt

Việc vận động hợp lý không chỉ giúp cơ thể mẹ dẻo dai, mà còn giúp tinh thần mẹ sảng khoái. Từ đó giúp thai kỳ khỏe mạnh. Và mẹ có nền thể chất tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Mẹ có thể tham khảo các hình thức vận động nhẹ nhàng như tập Yoga, đi bộ,… Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng dọa sảy, thai yếu,… thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Cùng với vận động, mẹ cũng nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học. Mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tích cực. Trong thời gian rảnh rỗi, mẹ có thể đọc các kiến thức về dinh dưỡng thai kỳ. Vì dù đang mang thai nhưng vẻ có một vẻ ngoài rạng rỡ cùng sẽ giúp mẹ tự tin hơn rất nhiều.

Chăm sóc bà bầu – Cần kiêng gì?

Mẹ bầu không nên căng thẳng khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bầu không nên căng thẳng khi mang thai 3 tháng đầu

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cũng cần tìm hiểu những điều cần kiêng kỵ. Sau đây là một số điều mẹ bầu cần chú ý để không ảnh hưởng đến thai kỳ:

–  Tránh mang vác nặng, tránh vươn cao tay. Hạn chế di chuyển cầu thang nhiều lần.

–  Mẹ nóng giận, căng thẳng, stress

–  Không nhuộm tóc, sơn móng tay.

–  Không mang giày cao gót. Nên đi dép thấp, bám chắc để tránh trơn trượt.

–  Không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

–  Không ngồi hoặc nằm ở một tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu.

Khi mang thai, nội tiết tố sẽ thay đổi. Từ đó khiến mẹ bầu dễ gặp các vấn đề về da như sạm da, nám da, … .Từ những tháng đầu mới cấn bầu, mẹ nên chú ý chăm sóc da mỗi tối để đề phòng nám da. Thời gian chăm sóc da cũng là thời gian giúp mẹ thư giãn giữa những căng thẳng của thai kỳ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết  trong việc chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Với đội ngũ các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm đã từng nhiều năm công tác tại các bệnh viện công có tiếng trong nước như Phụ sản Hà Nội, Phụ sản Trung ương, cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc được đầu tư mạnh mẽ, bệnh viện Quốc tế DoLife luôn đảm bảo chất lượng cao cùng dịch vụ hoàn hảo cho các mẹ bầu.

Khi đến thăm khám tại DoLife, thai phụ sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng. Đồng thời hướng dẫn và dặn dò chi tiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu muốn đặt lịch thăm khám có thể liên hệ qua hotline 1900 1984 để được tư vấn.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]