Để thai nhi phát triển toàn diện, mẹ bầu mạnh khỏe thì cần xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào? Đâu là thực phẩm mà mẹ nên tránh trong thời kỳ mang thai? Để DoLife giúp mẹ ghi lại những lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng thai kỳ qua bài viết dưới!
Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ mang thai
Trong suốt thai kỳ, thai nhi phát triển dựa trên nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Dinh dưỡng sẽ theo máu và cung cấp đến bé qua nhau thai. Để thai kỳ khỏe mạnh, cơ thể phụ nữ phải được đảm bảo dinh dưỡng từ trước đó để làm nguồn dự trữ, chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang bầu. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, tăng sức đề kháng, tránh mắc bệnh, phục hồi sau sinh hiệu quả.
Dinh dưỡng thai kỳ tác động đến cân nặng của trẻ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thai nhi sẽ tăng cân tốt, phát triển khỏe mạnh hơn nếu mẹ bầu được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết. Việc thiếu dưỡng chất trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở trẻ.
Đặc biệt, với trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, sức khỏe về sau cũng không ổn định, tỉ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt là bệnh mạch vành, tăng huyết áp, giảm chức năng phổi tiểu đường…
Dinh dưỡng thai kỳ liên quan đến một số dị tật bẩm sinh
Sự thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, khiến sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao. Việc này có thể gây ra những khuyết tật ở trẻ như: tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi…
Việc thiếu hụt axit folic là nguyên nhân hàng đầu gây ra dị tật ống thần kinh ở trẻ. Bởi vậy, trước và trong thời gian mang thai, việc bổ sung dưỡng chất này là điều vô cùng cần thiết.
Dinh dưỡng thai kỳ ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ
Não của trẻ bắt đầu hình thành ngay từ ngày thứ 18 của thai kỳ. Não đủ các thành phần khi phôi thai được 3 tháng tuổi. Từ 20 tuần tuổi, não bộ bắt đầu phát triển vượt trội và dần hoàn thiện chức năng. Não bộ thai nhi bước vào giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành nhanh nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi 1kg nhẹ hơn khi sinh ra do sự thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ làm giảm 13 điểm IQ ngôn ngữ của trẻ (so với anh, chị, em sinh đôi).
Để tăng khả năng học hỏi và ghi nhớ của trẻ về sau, thai kỳ của mẹ bầu cần được bổ sung các dưỡng chất như axit folic, DHA, canxi, sắt, kẽm, vitamin D, B6, B12, mangan, đồng, iot, cholin…
Dinh dưỡng thai kỳ liên quan đến bệnh mạn tính không lây ở trẻ về sau
Thiếu hụt dinh dưỡng trong những giai đoạn thai kỳ quan trọng có thể gây ra một số bệnh mãn tính ở trẻ khi trưởng thành. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ bị béo phì và mắc bệnh tim mạch của trẻ cao hơn so với các trẻ khác nếu mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Sự thiếu hụt vào những tháng cuối làm tăng nguy cơ rối loạn dung nạp glucose ở trẻ.
Dinh dưỡng thai kỳ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học giúp:
– Mẹ bầu tăng cân phù hợp
– Hạn chế tai biến sản khoa
– Tăng khả năng tạo sữa sau sinh
– Giảm nguy cơ mắc một số bệnh như: thiếu máu, thiếu kẽm, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ…
– Giảm một số vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai như: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ nóng…
Nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu
Để chăm sóc thai kỳ toàn diện, đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, phụ nữ khi mang thai cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học:
– Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
– Tránh xa các loại thực phẩm có hại, có khả năng gây biến chứng
– Không ăn kiêng
– Bổ sung vitamin và khoáng chất trước – trong thai kỳ
– Chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn trong ngày với các bữa chính và bữa phụ
– Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích
Những thực phẩm cần tránh
Xây dựng thực đơn lành mạnh, mẹ bầu nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho mẹ và bé:
– Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: cá thu, cá mập, cá ngói, cá kiếm…
– Thịt, cá tái/sống
– Thực phẩm chế biến sẵn, gan động vật
– Chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafe, trà…
Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn của mẹ bầu
Nhịn ăn khi ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sự khó chịu, mệt mỏi, dễ nôn ói, khó dung nạp thức ăn khiến không ít mẹ bầu thường nhịn ăn. Việc này gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và bé, khiến cơ thể mẹ suy kiệt, thai chậm phát triển.
Để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, mẹ nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa hoặc thay đổi cách chế biến để tăng khẩu vị.
Mang bầu là cần ăn cho hai người
Thực tế, trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhu cầu năng lượng cơ bản của mẹ bầu không có quá nhiều thay đổi. Với tam cá nguyệt thứ hai, mỗi ngày mẹ bầu cần tăng thêm 200 calo so với bình thường. Còn ở tam cá nguyệt thứ ba, mẹ cần tăng thêm 300 calo/ngày.
Như vậy, mẹ không cần ăn lượng quá nhiều. Thay vào đó, mẹ bầu nên tập chung vào chất lượng dinh dưỡng. Bởi so với trước khi mang thai, lượng vitamin và khoáng chất mẹ bầu cần tăng gấp 3 lần.
Kiêng cữ quá nhiều
Theo quan niệm dân gian, trong thời gian mang bầu, có nhiều thực phẩm mẹ bầu không được sử dụng. Tuy nhiên, không phải quan niệm nào cũng đúng.
Thay vì chỉ nghe theo các quan niệm truyền miệng, mẹ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh việc kiêng cữ quá nhiều vừa không cần thiết, vừa không thoải mái về tinh thần.
Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng để chăm sóc thai kỳ toàn diện, khoa học. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ liên hệ tới Hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ ngay nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?
Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]