Theo thống kê từ Hội Tim mạch học, tại Việt Nam, cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, trong đó, phổ biến là bệnh mạch vành.
Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh mạch vành (suy mạch vành) là tình trạng hẹp hay tắc nghẽn mạch máu chính cung cấp máu cho tim do các mảng xơ vữa dẫn đến giảm lưu lượng máu đến tim.
Có hai thể bệnh mạch vành là:
– Hội chứng động mạch vành cấp là tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành hay mạch vành tắc nghẽn cấp tính do mảng xơ vữa bị nứt hoặc do huyết khối. Bệnh gây ra các cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp.
– Bệnh mạch vành mạn có diễn tiến âm thầm trong nhiều thập kỷ. Khi diễn tiến hẹp mạch vành nặng lên theo thời gian, triệu chứng bệnh cũng xuất hiện nhiều và nặng hơn.
Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn thế giới. Đây cũng là bệnh tim mạch phổ biến nhất ở người trưởng thành. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do suy mạch vành chiếm tới 11% – 36% và có dấu hiệu tăng dần theo các năm.
Dấu hiệu mắc bệnh mạch vành
Dấu hiệu
Bệnh mạch vành đặc trưng bởi các cơn đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức. Cùng với đó, người bệnh có nhiều dấu hiệu sức khỏe bất thường như:
– Cảm giác nghẹn, nặng, bóp nghẹt tại lồng ngực, thường cảm nhận rõ ở vùng ngực trái hoặc sau xương ức.
– Khó thở, hụt hơi
– Chóng mặt
– Nhịp tim không đều
– Hồi hộp
Đặc biệt, các triệu chứng rõ ràng hơn sau khi người bệnh gắng sức, căng thẳng hay đi bộ leo dốc, chạy. Các dấu hiệu bất thường thường kéo dài từ 3 – 5 phút hoặc dưới 15 phút. Nếu các triệu chứng kéo dài trên 15 phút, người bệnh có khả năng cao bị nhồi máu cơ tim và cần được điều trị tích cực.
Người bị động mạch vành nếu không được điều trị có thể khiến bệnh tiến triển gây ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu qua động mạch. Việc này khiến lượng máu và oxy cần thiết không đến được tim gây tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Thông thường, các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi cục máu đông đột ngột di chuyển tới đoạn mạch máu hẹp, gây tắc nghẽn khiến nguồn cung cấp máu cho tim bị dừng lại gây tổn thương tim vĩnh viễn.
Khi bị bệnh mạch vành, cơ tim cũng hoạt động nhiều hơn khiến tim yếu dần gây rối loạn nhịp tim, suy tim cùng nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp chẩn đoán
Khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử, nghe tim phổi cùng với việc thực hiện các cận lâm sàng chuyên biệt chính là phương pháp được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh động mạch vành.
Trong đó, các cận lâm sàng thường được chỉ định bao gồm:
– Đo điện tâm đồ
– Chụp X-quang tim phổi
– Siêu âm tim Doppler màu
– Điện tâm đồ gắng sức hoặc Siêu âm tim gắng sức bằng thuốc Dobutamine
– Chụp cắt lớp động mạch vành có cản quang
– Thông tim, chụp động mạch vành
Cách điều trị bệnh mạch vành
Để điều trị bệnh hiệu quả, nắm rõ nguyên nhân và bệnh sử là một trong những yếu tố quan trọng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mạch vành chính là sự nghẽn lòng động mạch vành do mảng xơ vữa. Trong đó, các yếu tố nguy cơ gây tăng xơ vữa động mạch là:
– Cao huyết áp
– Mắc bệnh đái tháo đường
– Hút thuốc lá thường xuyên
Bên cạnh đó, bệnh động mạch vành cũng có nguy cơ xuất hiện cao hơn ở các nhóm đối tượng như:
– Người cao tuổi
– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch
– Người béo phì, thừa cân
– Người ít vận động
– Người thường xuyên căng thẳng
– Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều những loại thực phẩm chiên rán, cay nóng…
– Người bị chứng ngưng thở khi ngủ
– Người mắc các bệnh lý nội khoa (suy thận mạn, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, lupus ban đỏ…)
Cách điều trị
HIện nay, các phương pháp điều trị bệnh mạch vành đều hướng tới việc tăng cung cấp máu tới tim, giảm triệu chứng đồng thời kéo dài đời sống của người bệnh. Thay đổi lối sống và dùng thuốc chính là giải pháp cơ bản trong điều trị bệnh. Bên cạnh đó, tùy vào mức độ bệnh, người bệnh cũng có thể được điều trị can thiệp với nong, đặt stent mạch vành hay mổ bắc cầu mạch vành.
Thay đổi lối sống
Để tăng sức khỏe tim mạch, người bệnh cần tuân thủ lối sống lành mạnh:
– Tập thể dục đều đặn
– Giữ cân nặng ở mức vừa phải, ổn định
– Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tốt cho tim mạch
– Hạn chế rượu bia
– Không dùng thuốc lá
– …
Điều trị bằng thuốc
Trong điều trị bệnh mạch vành, người bệnh cần uống thuốc đều đặn và liên tục kéo dài
– Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu suốt đời
– Dùng thuốc hạ mỡ máu, giảm xơ vữa động mạch
– Dùng thuốc điều trị các bệnh đi kèm (nếu có) như: cao huyết áp, đái tháo đường
– Dùng thuốc chống đau thắt ngực
Can thiệp động mạch vành qua da, đặt stent
Bác sĩ tiến hành stent động mạch vành với các khung lưới kim loại nhỏ để mở rộng và giữ cho lòng mạch không bị hẹp trở lại.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Thực hiện phẫu thuật để cung cấp máu cho vùng cơ tim bị thiếu bằng việc dùng một đoạn động mạch/tĩnh mạch bắc qua vị trí mạch vành tổn thương, nối phía sau đoạn hẹp.
Với phương pháp đặt stent và mổ bắc cầu động mạch vành, sau khi thực hiện xong, người bệnh vẫn cần sử dụng thuốc đều đặn đồng thời có lối sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ tái phát hay tắc nghẽn tại stent hay cầu nối mạch vành.
Cách phòng tránh bệnh mạch vành
Để giữ một trái tim khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh mạch vành, một số giải pháp hữu ích được đưa ra như:
– Duy trì chế độ ăn nhiều rau quả, hạn chế mỡ bão hòa và cholesterol.
– Giữ ổn định cân nặng ở mức hợp lý.
– Hạn chế tiêu thụ muối.
– Tập thể dục thể thao thường xuyên.
– Hạn chế rượu bia, không sử dụng chất kích thích, không hút thuốc lá.
– Hạn chế đồ ngọt
– Điều trị các bệnh liên quan đến bệnh mạch vành như: đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì…
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi
Trên đây là những thông khoa học về bệnh mạch vành. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan

Đau nửa đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục dành cho mẹ bỉm
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ gặp chứng đau nửa đầu sau sinh lên tới 39%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thay đổi hoocmon, căng thẳng, thiếu máu lên não… Để DoLife mách mẹ những giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này! Cảnh báo […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị
Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Lao phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh lao phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lao phổi trong bài […]