Tăng huyết áp: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

20/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến với số người mắc trên thế giới có thể lên tới 1.13 tỷ người. Bệnh thường diễn tiến âm thầm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tổng quan về tăng huyết áp

Huyết áp là áp lực máu lên thành động mạch. Đơn vị tính của huyết áp là mmHg và được xác định qua phương pháp đo huyết áp. Huyết áp gồm 2 chỉ số là huyết ap tâm thu và huyết áp tâm trương:

– Huyết áp tâm thu là huyết áp khi tim co bóp

– Huyết áp tâm trương là huyết áp khi tim thư giãn.

Tăng huyết áp (cao huyết áp) là một bệnh lý mạn tính khi mà huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả xấu như: nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận…

Tăng huyết áp được chia thành 2 thể:

– Tăng huyết áp vô căn: Tăng huyết áp tiên phát chiếm tới 90% trường hợp mắc bệnh và không xác định được nguyên nhân.

– Tăng huyết áp thứ pháp: Tăng huyết áp có nguyên nhân.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Nguyên nhân

Thực tế chỉ có khoảng 10% cao huyết áp là có nguyên nhân, còn lại là nguyên phát (vô căn). 

– Tăng huyết áp nguyên phát

Thống kê cho thấy khoảng 90% các trường hợp huyết áp cao không rõ nguyên nhân. Thông thường, bệnh có tính gia đình hoặc do lớn tuổi, mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh có thể do một số yếu tố như: thói quen ăn mặn, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể chất, căng thẳng, áp lực kéo dài.

– Tăng huyết áp thứ phát

Các nguyên nhân phổ biến như:

+ Bệnh thận: hội chứng thận hư, viêm cầu thận, suy thận mãn, hẹp động mạch thận

+ Bệnh lý tuyến thượng thận, u tuyến thượng thận

+ Bệnh nội tiết: Suy giáp, cường giáp, bệnh Cushing…

+ Ảnh hưởng từ một số loại thuốc như: Corticoides, giảm đau, kháng viêm, thuốc tránh thai, hormone thay thế…

+ Chứng ngưng thở khi ngủ

+ …

Đối tượng nguy cơ

Tăng huyết áp có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

– Nam giới

– Nữ giới sau mãn kinh

– Người thừa cân, béo phì, ít vận động

– Người hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu

– Người có chế độ ăn mặn, nhiều muối

– Người thường xuyên căng thẳng, stress

– …

Tăng huyết áp được ví như kẻ giết người thầm lặng
Tăng huyết áp được ví như kẻ giết người thầm lặng

Triệu chứng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng. Khoảng ⅓ người bệnh không có dấu hiệu bệnh và chỉ phát hiện huyết áp cao khi tình cờ đo huyết áp hoặc khi khám sức khỏe tổng quát. 

Một số dấu hiệu của tăng huyết áp người bệnh cần lưu ý:

– Nặng đầu, nhức đầu

Đau ngực, khó thở

– Mỏi gáy

– Chóng mặt, mặt nóng phừng

– …

Triệu chứng của tăng huyết áp thường không đặc trưng
Triệu chứng của tăng huyết áp thường không đặc trưng

Đặc biệt, khi có tiên lượng không tốt, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như: nhìn mờ, tiểu máu, đau ngực dữ dội…

Việc không được phát hiện và điều trị kịp thời, phù hợp, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: suy thận mạn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

 Để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, phát hiện hiện bệnh kịp thời, chuyên gia khuyến cáo, người từ 50 tuổi nên khám tổng quát và đo huyết áp định kỳ để hiểu rõ sức khỏe bản thân, tránh nguy cơ bệnh lý biến chứng.

Điều trị tăng huyết áp

Chẩn đoán

Đo huyết áp chính là phương pháp duy nhất để chẩn đoán tăng huyết áp. Để chẩn đoán bệnh, có 3 phương pháp đo huyết áp:

– Đo tại phòng khám: Huyết áp ≥ 140/90 mmHg

– Đo tại nhà: Huyết áp ≥ 135/85 mmHg

– Đo huyết áp bằng máy theo dõi liên tục 24 giờ: Huyết áp ≥ 130/80 mmHg

Đo huyết áp chính là phương pháp duy nhất để chẩn đoán tăng huyết áp
Đo huyết áp chính là phương pháp duy nhất để chẩn đoán tăng huyết áp

Ngoài ra, người bệnh cần làm thêm 2 nhóm xét nghiệm:

– Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp

+ Siêu âm bụng tổng quát

+ Siêu âm động mạch thận

+ Siêu âm động mạch chủ

+ Xét nghiệm chức năng thận, hormone tuyến thượng thận

+ Chụp CT hoặc MRI bụng

+ Đa ký giấc ngủ

– Xét nghiệm thường quy để đánh giá ảnh hưởng của huyết áp tới các cơ quan trong cơ thể:

+ Đo điện tim

+ Siêu âm tâm

+ Xét nghiệm máu

+ Tổng phân tích nước tiểu

+ Đo vận tốc sóng mạch

+ Đo chỉ số huyết áp ở cánh tay/cổ chân

+ Chụp võng mạc

Điều trị

Để kiểm soát huyết áp cao, bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ huyết áp, người bệnh cần phối hợp với việc có lối sống khoa học, cân bằng:

– Điều trị không dùng thuốc

+ Có lối sống khoa học, tập thể dục, giữ cân nặng ở mức phù hợp

+ Có chế độ ăn khoa học: giảm chất béo, giảm muối

+ Không dùng các loại thuốc gây tăng huyết áp: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm

+ Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn

– Điều trị bằng thuốc

+ Thuốc ức chế men chuyển

+ Thuốc chẹn thụ thể angiotensin 2

+ Thuốc ức chế canxi

+ Thuốc lợi tiểu

+ Thuốc chẹn beta

Tùy vào tình trạng bệnh lý mà mỗi người bệnh sẽ có đơn thuốc phù hợp.

– Phẫu thuật

Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật hoặc hủy thần kinh giao cảm động mạch thận, đặt stent động mạch thận.

– Điều trị dựa trên nguyên nhân gây bệnh

Dựa trên chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp để loại bỏ bệnh nền, từ đó giúp đưa huyết áp về mức cân bằng.

Trên đây là những thông tin chung về Tăng huyết áp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước […]

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]