Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

04/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm đốt sống. Đây là tình trạng xảy ra khi một đĩa đệm (một đĩa chắn mềm giữa các đốt sống) trượt ra khỏi vị trí bình thường của nó. Và gây chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh lỗ đốt sống. Điều này có thể gây ra đau đớn, kích thích dây thần kinh, và tạo ra các triệu chứng khác. Đây là một vấn đề phổ biến liên quan đến hệ thống cột sống. Nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là ở các đốt sống cổ và lưng.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp thường gặp

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này có thể kể đến như:

  • Lão hóa: Quá trình lão hóa là một trong những nguyên nhân chính khiến đĩa đệm. Tuổi tác có thể gây mất đi sự đàn hồi và có thể dễ thoát vị.
  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoặc các hoạt động thể thao có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Lao động nặng: Những hoạt động như nâng trọng nặng hoặc động tác xoay cơ thể có thể tạo ra lực áp đặt lớn lên đĩa đệm, dẫn đến thoát vị.
  • Ít vận động: Người có lối sống ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, có nguy cơ cao hơn.
  • Yếu Tố Di Truyền: Có thể có yếu tố di truyền gia đình tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Thừa cân, béo phì: Cột sống thắt lưng khi phải chịu tải một trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây đè ép liên tục với áp lực lớn lên cấu trúc đĩa đệm, lâu ngày gây thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng của bệnh

Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:

  • Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở: Vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh. Sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Triệu chứng tê bì tay chân: Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh. Từ đó gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, cẳng chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác. Luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
  • Yếu cơ, bại liệt: Xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng. Thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động. Dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn

Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:

  • Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng. Ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
  • Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
  • Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn
Các nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm

Hậu quả của bệnh 

Thoát vị đĩa đệm không chỉ đơn thuần gây những cơn đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động hàng ngày. Mà đôi khi còn có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng. Bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Chèn ép dây thần kinh cánh tay: rối loạn hoặc mất cảm giác các vùng chi trên, yếu liệt vùng cánh tay.
  • Đau dây thần kinh tọa thường xuyên tái phát, gây yếu cơ chi dưới. Lâu ngày có thể teo cơ, mất khả năng vận động 2 chân.
  • Tổn thương đám rối chùm đuôi ngựa: người bệnh đi tiểu không tự chủ. Hoặc bí tiểu do rối loạn cơ thắt bàng quang, đại tiện không tự chủ, rối loạn cơ tròn.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm vào lâm sàng và cận lâm sàng phối hợp. Các cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Chụp X-quang: xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đầu tay khi bệnh nhân vào viện vì đau. Việc này giúp bác sĩ loại trừ các trường hợp chấn thương gây tổn thương xương. Và các nguyên nhân gây đau khác,…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): đây là phương pháp giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất. Giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh cột sống. Và chi tiết vị trí tổn thương.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) cột sống cổ và thắt lưng cùng. Tùy theo triệu chứng trên lâm sàng nghi ngờ vùng tổn thương ở đâu mà bác sĩ sẽ có chỉ định chụp CT đoạn cột sống nào.
  • Chụp tủy đồ: phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc có tính chỉ thị màu vào phần tủy sống. Sau đó quan sát trên phim chụp. Bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ hình ảnh tủy sống. Cũng như những đoạn bị thu hẹp lại để xác định vị trí đĩa đệm bị thoát vị.
  • Đo điện cơ (EMG): phương pháp này xác định tình trạng yếu liệt các chi. Qua đó đánh giá chức năng dây thần kinh bị chèn ép do đĩa đệm thoát vị.

Phương pháp điều trị

Các bài tập cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm

Nội khoa bảo tồn: dùng thuốc phối hợp vật lý trị liệu

  • Thuốc giảm đau: Tùy theo mức độ đau của mỗi người, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc giảm đau tương ứng. Các loại thuốc giảm đau thông thường trị chứng đau từ nhẹ đến vừa như acetaminophen (paracetamol), tramadol.
  • Thuốc kháng viêm NSAIDs: lựa chọn tùy thuộc vào nguy cơ và tác dụng phụ lên tim mạch, tiêu hóa của các thuốc trong nhóm. Các thuốc NSAIDs thường được sử dụng là diclofenac, meloxicam, celecoxib,…
  • Nhóm thuốc chống viêm steroid: với những trường hợp đau nặng, cấp tính, bác sĩ có thể sử dụng corticoid đường toàn thân hoặc tiêm tại chỗ.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: những thuốc này cũng có công dụng giảm đau bao gồm gabapentin, pregabalin, duloxetine hoặc venlafaxine.
  • Thuốc giãn cơ: do tình trạng đau gây co cứng, co thắt các khối cơ như cơ vùng cổ gáy, cơ thắt lưng. Sử dụng thuốc giãn cơ giúp các khối cơ giãn ra, giảm đau.
  • Vật lý trị liệu: phối hợp với việc dùng các loại thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể điều trị phối hợp với vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh. Thường bác sĩ khoa phục hồi chức năng sẽ hướng dẫn các tư thế. Và bài tập phù hợp vs từng bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cụ thể.

Phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật trong thoát vị đĩa đệm thường hạn chế. Chỉ định được đặt ra khi bác sĩ đánh giá người bệnh không cải thiện với điều trị bảo tồn sau khoảng 6 – 8 tuần. Chỉ định phẫu thuật cho những đối tượng:

  • Không kiểm soát được cơn đau bằng thuốc.
  • Cảm giác tê bì chân tay khiến người bệnh khó chịu nhiều.
  • Yếu cơ tiến triển khiến người bệnh giảm khả năng lao động hoặc teo cơ.
  • Bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày.

Cần phẫu thuật cấp cứu trong những trường hợp sau:

  • Thoát vị đĩa đệm gây yếu liệt đột ngột và hội chứng chùm đuôi ngựa.
  • Thoát vị đĩa đệm gây đau quá mức, không đáp ứng với thuốc giảm đau liều cao.

Các phương pháp phẫu thuật

  • Đa phần bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chỉ phẫu thuật loại bỏ phần đĩa đệm nhô ra ngoài gây chèn ép.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ toàn bỏ đĩa đệm nếu đánh giá thấy nó mất hoàn toàn chức năng, không còn khả năng phục hồi. Khi đó, cần làm thêm bước ổn định cột sống bằng các vật liệu kim loại. Để giữa các đốt sống có thời gian hợp nhất.
  • Bác sĩ có thể lựa chọn cấy một đĩa đệm nhân tạo thay thế cho người bệnh. Tuy nhiên trường hợp này cũng hiếm xảy ra.

Trên đây là những thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm. Lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi chỉ định điều trị và dùng thuốc đều phải được sự đồng ý của bác sĩ.

Thoát vị đĩa đệm cần được chẩn đoán và điều trị dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, phương pháp điều trị có thể được cá nhân hóa để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]