Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở thận: Lưu ý ngay!

01/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo ước tính, số người mắc bệnh thận mạn mới mỗi năm lên tới khoảng 8.000 người. Trong đó, tỷ lệ tử vong do bệnh thân đứng thứ 8 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. 

Những bệnh lý về thận phổ biến

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu, đóng vai trò lọc máu, đào thải độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể và tái hấp thu nước, acid amin, glucose, đồng thời cũng là nơi sản xuất hormone calcitriol, renin, và erythropoietin.

Suy yếu thận sẽ ảnh hưởng đến chức năng cơ thể, ứ trệ chất độc, từ đó tổn thương thận và các cơ quan liên quan.

Một số bệnh lý về thận thường gặp như:

Bệnh thận mạn tính

Thận mạn tính là bệnh lý về thận phổ biến nhất. Một trong các nguyên nhân hàng đầu gây thận mạn tính chính là đái tháo đường, tiếp đó là huyết áp cao. Chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên tầm soát thận mạn tính ngay khi phát hiện đái tháo đường tuýp 2 hoặc sau 5 năm mắc đái tháo đường tuýp 1. 

Sỏi thận

Sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu và nồng độ khoáng chất trong thận tăng cao kéo dài, tạo thành hạt rắn, sỏi. Sỏi thận kích thước nhỏ có thể được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, với sỏi kích thước lớn, người bệnh cần được phẫu thuật để loại bỏ sỏi, tránh việc sỏi gây tắc nghẽn gây hậu quả khôn lường.

Viêm cầu thận

Viêm cầu thận là tình trạng viêm ở các mạch máu trong thận và tiểu cầu thận. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do nhiễm trùng, dùng thuốc hay mắc các bệnh tự miễn, bất thường bẩm sinh.

Nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, viêm cầu thận có thể gây ra suy thận, đe dọa tính mạng người bệnh.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phổ biến nhất là nhiễm khuẩn ở niệu đạo và bàng quang với hai mức độ: không phức tạp và phức tạp. Với các trường hợp nhiễm khuẩn phức tạp, người bệnh có thể cần thực hiện giải phẫu hoặc can thiệp y tế tới đường niệu đạo để điều trị.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về thận

Các bệnh lý về thận có thể sớm được nhận biết qua triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh tới sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

– Khó ngủ do quá trình lọc chất thải trong máu không diễn ra bình thường, tồn đọng độc tố trong cơ thể gây khó chịu.

– Khó tập trung, mệt mỏi toàn thân do độc tố bị tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến lượng oxy và dưỡng chất có trong hồng cầu khiến hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng, giảm chức năng.

– Tiểu đêm nhiều do bộ lọc của thận bị tổn thương, chất độc, cặn bã tồn đọng gây kích thích nhu cầu đi tiểu vào ban đêm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt.

– Tiểu ra máu do chức năng lọc của thận đang gặp vấn đề, không giữ được phân tử hồng cầu khi lọc. Tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thận đang vô cùng nguy hiểm, người bệnh có thể đối mặt với các vấn đề như: sỏi thận, nhiễm trùng thận, ung thư thận…

– Ăn không ngon, chán ăn, chất lượng cuộc sống suy giảm.

Bệnh thận gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe
Bệnh thận gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe

Những thói quen giúp thận khỏe mạnh

Để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý ở thận, giữ cho thận khỏe mạnh, bạn nên duy trì các thói quen tốt:

Uống đủ nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là với hoạt động của thận. Chuyên gia khuyến cáo, người bị bệnh thận cần uống nước vừa đủ, không uống quá nhiều hay quá ít. Việc uống nhiều nước sẽ làm tăng áp lực lên thận còn khi uống ít, thận sẽ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm độc, không thể loại bỏ cặn bã và độc tố ra khỏi cơ thể.

Tùy vào nhu cầu cơ thể, mỗi ngày, bạn nên nạp đủ 2 – 2.5 lít nước. Trong trường hợp chơi thể thao hay ra nhiều mồ hôi, bạn có thể bổ sung thêm theo hoàn cảnh thực tế.

Khi bổ sung nước, cần lưu ý:

– Không nên uống một lượng lớn nước một lúc. Nên uống thành từng ngụm nhỏ, chia đều trong ngày,

– Nên uống nước ấm để tăng nhu động ruột, hỗ trợ tuần hoàn máu và hoạt động của hệ tiêu hóa.

– Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, nước có ga để tránh việc tăng bài tiết canxi, tăng áp lực cho thận, sinh sỏi. 

Vận động vừa sức thường xuyên

Với những bệnh nhân mắc bệnh thận, việc duy trì vận động pphuf hợp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý:

– Lựa chọn bài tập nhẹ nhàng, phù hợp.

– Duy trì tập luyện 30 – 45 phút/ ngày và ít nhất 3 ngày/tuần.

Duy trì cân nặng ổn định ở mức phù hợp

Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề tim mạch, huyết áp, ảnh hưởng trực tiếp tới thận. 

Mọi người nên duy trì chỉ số khối cơ thể ở mức phù hợp trong khoảng từ 18.6 – 24.9 kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, phù hợp.

Kiểm soát đường huyết

Người bệnh tiểu đường là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý về thận. Việc kiểm soát đường huyết trong máu giúp giảm đáng kể nguy cơ gây hại cho thận, ngăn ngừa tổn thương thận hiệu quả.

Hạn chế bia rượu, không sử dụng thuốc lá

Sử dụng rượu, bia, thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thận. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Việc hoạt động quá sức kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận cấp tính hoặc mãn tính. Ngoài ra, sử dụng rượu bia cũng làm tăng huyết áp – một trong các nguyên nhân lớn gây ra bệnh lý về thận.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, một người chỉ nên sử dụng 10g cồn (tương đương ¾ lon bia 330ml hoặc 1 ly rượu 100ml 13.5% hay 1 chén rượu mạnh 30ml 40%) mỗi ngày.

Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn có thể gây hại cho thận nếu lạm dụng sử dụng thường xuyên. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc trao đổi với bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.

Kiểm tra chức năng thận định kỳ

Chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần để tầm soát nguy cơ bệnh lý. Để chăm sóc thận khỏe mạnh, bạn nên kiểm tra thận thường xuyên để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các với trường hợp:

– Người trưởng thành trên 60 tuổi

– Người có bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường 

– Người có tiền sử thành viên trong gia đình bị cao huyết áp, đái tháo đường, bị bệnh thận, phải lọc máu, ghép thận

– Người thừa cân, béo phì

– Người có thận có dấu hiệu bất thường

Khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát các bệnh lý về thận
Khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát các bệnh lý về thận

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Trào ngược dạ dày hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa là bệnh lý phổ biến và có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cấp tính ở ruột thừa, có thể diễn tiến nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hệ quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người […]