Tiểu buốt: Nguyên nhân và cách điều trị

09/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tiểu buốt là vấn đề không hiếm gặp, gây ra nhiều khó chịu, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần lưu ý. Tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới!

Tổng quan về tiểu buốt

Tiểu buốt là gì?

Tiểu buốt (đái buốt) là tình trạng nóng rát, nhói đau, khó chịu khi đi tiểu gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Cơn đau thường bắt đầu từ bàng quang, đáy chậu hay niệu đạo. Đây thường là hệ quả của việc vùng niệu đạo hay bàng quang bị kích thích quá mức gây viêm đường tiết niệu hoặc niệu đạo bị đè ép gây nóng rát, khó khăn khi đi tiểu. 

Triệu chứng

Tiểu buốt phổ biến cả ở nam giới và nữ giới ở bất kỳ độ tuổi nào với đặc trưng là tình trạng nóng rát, khó chịu khi đi tiểu. Đặc biệt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường kèm theo như:

– Các cơn đau buốt kéo dài (hơn 24 giờ).

Vùng kín tiết dịch.

– Sốt.

– Nước tiểu lẫn máu, đục, có mùi lạ.

– Đau bụng, hông hoặc lưng.

– Có sỏi thận hoặc có bệnh về bàng quang.

Tiểu buốt gây cảm giác khó chịu khi đi tiểu
Tiểu buốt gây cảm giác khó chịu khi đi tiểu

Biến chứng

Đái buốt thường là dấu hiệu của bệnh lý đường tiết niệu. Bởi vậy, người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời:

– Viêm bàng quang

– Viêm bể thận

– Nhiễm trùng đường tiết niệu

– …

Nguyên nhân gây tiểu buốt

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến gồm:

– Mắc bệnh lây qua đường tình dục (STIs) như: mụn rộp sinh dục, nấm chlamydia, bệnh lậu… Những bệnh này có thể không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây lan vào đường tiết niệu, từ đó gây tiểu buốt.

– Viêm tuyến tiền liệt (nam giới) gây tiểu buốt, tiểu rắt, đau tức bụng dưới, tuyến tiền liệt căng đau.

– Viêm bàng quang (viêm bàng quang kẽ, viêm niêm mạc bàng quang…).

– Viêm niệu đạo do vi khuẩn tấn công gây tiểu buốt, tăng đi tiểu.

– Viêm mào tinh hoàn (nam giới).

– Viêm vùng chậu (PID) do vi khuẩn gây đau bụng, tiểu buốt, đau khi quan hệ tình dục… có thể ảnh hưởng tới buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung, tử cung…

– Nhiễm trùng đường tiết niệu gây viêm ở các cơ quan trong đường tiết niệu (bàng quang, niệu đạo, niệu quản, thận…) gây đau khi đi tiểu. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở nữ giới do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, mang thai hay mãn kinh cũng khiến tuyến nội tiết xóa trộn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Tắc nghẽn niệu quản gây tắc nghẽn, nước tiểu không thể thoát ra ngoài từ đó chảy ngược vào thận gây viêm đường tiết niệu.

– Sỏi đường tiết niệu gây ảnh hưởng tới dòng chảy của nước tiểu từ đó gây viêm đường tiết niệu. Đặc biệt, người bệnh cảm nhận rõ tình trạng nhói đau, không thoải mái khi đi tiểu.

– Ảnh hưởng từ một số loại thuốc (kháng sinh, thuốc điều trị ung thư…).

– Vệ sinh: Việc sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, kích ứng mô âm đạo, dương vật cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng, tiểu buốt. Ngoài ra, việc sử dụng băng vệ sinh sai cách ở nữ giới hay mặc quần lót quá chật cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tiểu buốt
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tiểu buốt

Các yếu tố nguy cơ

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tiểu buốt cũng có khả năng xuất hiện cao hơn ở các đối tượng:

– Nữ giới

– Người cao tuổi

– Người mắc các bệnh như: đái tháo đường, bệnh về tuyến tiền liệt, bệnh lậu, sỏi thận..

– Phụ nữ đang mang thai

– Người đang đặt ống thông tiểu

Điều trị tiểu buốt

Việc điều trị tiểu buốt cần dựa trên nguyên nhân gậy bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh lý của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp:

– Tiểu buốt do viêm nhiễm

Người bệnh người được chỉ định dùng thuốc và điều trị nội khoa nhằm kháng khuẩn, chống viêm đồng thời giảm cảm giác đau buốt để dễ chịu hơn mỗi khi đi tiểu.

– Tiểu buốt do sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang

Tùy tình trạng sỏi mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa hay xem xét can thiệp phẫu thuật để loại bỏ sỏi từ đó điều trị bệnh hiệu quả.

– Tiểu buốt do thói quen sinh hoạt, ăn uống

Để cải thiện tình trạng, người bệnh cần thay đổi để có thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học. Cần uống đủ 2 lít nước/ ngày, ăn đủ chất, tránh sử dụng chất kích thích. Đặc biệt, người bệnh không được nhịn tiểu và nên tạo thói theo đi tiểu vào những khung giờ cố định. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ.

Điều trị tiểu buốt cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh
Điều trị tiểu buốt cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh

Phòng ngừa tiểu buốt

Để phòng ngừa nguy cơ tiểu buốt hay hạn chế diễn tiến bệnh, cần lưu ý:

– Uống đủ nước. Lưu ý tránh uống nước vào sát giờ ngủ hoặc ban đêm để tránh tình trạng tiểu đêm gây thức giấc.

– Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách bộ phận sinh dục.

– Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.

– Tăng cường rau xanh, trái cây mọng nước và hạn chế thực phẩm có tính acid cao trong thực đơn hàng ngày.

– Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga… để tránh gây kích thích bàng quang.

– Quan hệ tinh dục an toàn.

Trên đây là những thông tin chung về tiểu buốt. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Còi xương là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, nguyên ngân chủ yếu khiến trẻ còi xương đó là do thiếu Vitamin D. Vậy, vì sao thiếu Vitamin D lại gây còi xương cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. […]

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Có tới khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh về đại tràng. Căn bệnh này khiến người mắc phải gặp nhiều đau đớn. Vậy có những căn bệnh đại tràng nào? Nguyên nhân của bệnh là gì và biểu hiện ra sao? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Chức năng […]