Sỏi bàng quang: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

29/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc sỏi cao. Trong đó, số ca mắc sỏi bàng quang chiếm khoảng ⅓ tổng số ca sỏi đường tiết niệu. Việc không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: rối loạn chức năng bàng quang, nhiễm trùng…

Thông tin chung về sỏi bàng quang
Thông tin chung về sỏi bàng quang

Tổng quan về sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất rắn trong bàng quang (bọng đái hay túi chứa nước tiểu) hình thành do sự kết tinh và lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi đa phần có hình tròn, ít xù xì, góc cạnh. Sỏi có thể là một viên hoặc nhiều viên kết dính lại với nhau, tạo thành “ổ sỏi”. 

Sỏi hình thành khi cơ thể không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài, thường di chuyển từ thận, niệu quản xuống.

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Sỏi bàng quang có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Kích thước sỏi càng lớn, nguy cơ biến chứng càng cao:

– Viêm bàng quang

Sỏi bàng quang phát triển lớn hơn 2cm gây kích thích bàng quang: tiểu nhiều, tiểu đau, tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu… Nếu không được xử lý kịp thời, viêm có thể tiến triển thành mạn tính, gây rò bàng quang, teo bàng quang, thậm chí là ung thư…

– Viêm thận ngược dòng

Vi khuẩn chứa trong sỏi hoặc khi sỏi cọ vào thành bàng quang sẽ gây ra các vấn đề như: tổn thương, nhiễm trùng, chảy máu… lan đến thận, suy giảm chức năng thận, gây nguy hiểm cho người bệnh.

– Đau hạ vị

Sỏi kẹt cổ bàng quang gây kích thích bàng quang khiến người bệnh xuất hiện cảm giác đau buốt vùng hạ vị. Đau hạ vị có thể lan đến tầng sinh môn, phía đầu bộ phận sinh dục ngoài, gây khó chịu, mệt mỏi.

– Rò bàng quang

Ở nữ giới, sỏi bàng quang lớn có thể gây ra tình trạng rò bàng quang, rò tầng sinh môn hay âm đạo. Người bệnh cũng có thể bị nhiễm khuẩn âm đạo, hậu môn do nước tiểu bị rỉ liên tục qua đường rò, gây bất tiện  trong sinh hoạt hàng ngày.

– Rối loạn chức năng bàng quang mạn tính gây tiểu són, tiểu rắt, tiểu buốt

Dấu hiệu nhận biết sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang nhỏ thường không gây triệu chứng. Khi sỏi hình thành thành các viên lớn, gây kích thích bàng quang, ảnh hưởng tới dòng chảy của nước tiểu, bệnh thường gây triệu chứng:

– Đau bụng dưới

– Đau khi đi tiểu

– Tần suất đi tiểu nhiều

– Khó tiểu, dòng nước tiểu bị gián đoạn

– Nước tiểu lẫn máu

– Nước tiểu có màu sẫm bất thường hoặc có màu đục

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Nguyên nhân

Một số yếu tố tác động đến quá trình hình thành sỏi bàng quang như:

– Sỏi thận: Sỏi rơi xuống từ thận và kẹt tại bàng quang.

– Phì đại tuyến tiền liệt khiến niệu đạo bị chèn ép, cổ bàng quang bị bóp chặt, nước tiểu không thể thoát ra ngoài.

– Hội chứng bàng quang kích thích.

– Túi thừa bàng quang gây cản trở sự tháo rỗng của bàng quang.

– Sa bàng quang (ở nữ giới) khiến nước tiểu không được loại bỏ hoàn toàn.

– Viêm bàng quang.

– Ảnh hưởng do dùng ống thông tiểu hay dụng cụ tránh thai…

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi bàng quang như:

– Tuổi tác, giới tính: Nam giới từ 50 tuổi có nguy cơ sỏi bàng quang cao hơn các đối tượng khác.

– Mắc các bệnh tuyến tiền liệt: Hẹp niệu đạo, U xơ tuyến tiền liệt, Sẹo bàng quang…

– Mắc các bệnh như: tiểu đường, đột quỵ, tổn thương tủy sống, thoát vị đĩa đệm, Parkinson..

– Chế độ ăn không cân đối: tiêu thụ nhiều đường, muối, chất béo, ít vitamin, ít uống nước…

Chẩn đoán sỏi bàng quang

Để xác định chính xác tình trạng sỏi, bác sĩ dựa trên việc thăm khám lâm sàng và kết quả từ các xét nghiệm chẩn đoán:

– Xét nghiệm nước tiểu để định lượng nồng độ khoáng chất kết tinh, kiểm tra xem nước tiểu có chứa máu, vi khuẩn hay không.

– Nội soi bàng quang để kiểm tra tình trạng sỏi.

Siêu âm bàng quang để phát hiện sỏi.

– Chụp cắt lớp vi tính để xác định chính xác kích thước sỏi.

– Chụp X-quang để xác định sỏi trong hệ tiết niệu (bàng quang, thận, niệu quản).

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được  chỉ định làm các xét nghiệm như: Đo áp lực bàng quang, soi bàng quang…

Phương pháp điều trị sỏi bàng quang

Việc điều trị sỏi bàng quang hướng đến 2 mục tiêu chính là loại bỏ sỏi và điều trị nguyên nhân gây sỏi. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị sỏi bàng quang như:

– Thuốc giảm đau, chống viêm

– Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu để giúp sỏi di chuyển ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

– Thuốc kiềm hóa nước tiểu để làm tan sỏi axit uric.

– Thuốc lợi tiểu để tăng lưu lượng nước tiểu.

– Kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Phẫu thuật

Với những trường hợp sỏi lớn, phức tạp, gây triệu chứng, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật.

Hai phương pháp phẫu thuật sỏi bàng quang phổ biến hiện nay:

– Tán sỏi

– Mổ mở lấy sỏi (áp dụng với trường hợp sỏi kích thước trên 4cm, cứng, không thể phá vỡ).

Biện pháp phòng ngừa

Sỏi bàng quang có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Để phòng ngừa nguy cơ hình thành sỏi, cần lưu ý:

– Uống đủ 2 – 3 lít nước/ ngày để cơ thể đào thải chất độc, cặn bã khỏi thận, bàng quang, tránh sự kết tủa gây tạo sỏi.

– Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo: thức ăn chiên xào rán hay đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn. Bổ sung, tăng cường các loại thực phẩm như: trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo. 

– Người bị tăng axit uric trong máu cần hạn chế thức ăn nhiều đạm để tránh nguy cơ tích tụ axit uric trong máu gây hình thành tinh thể muối urat tại bàng quang, tạo sỏi. Mỗi ngày, người bị tăng axit uric trong máu chỉ nên tiêu thụ tối đa 200gr thịt. Trong đó, ưu tiên thịt nạc, ức gà và hạn chế hải sản.

– Cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể: Nam giới là 30 – 38g chất xơ/ ngày và Nữ giới là 21 – 25 g chất xơ/ngày.

– Không dùng chất kích thích. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá… 

Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ sỏi tiết niệu, người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin chung về sỏi bàng quang. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]