Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

27/06/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Tràn dịch màng phổi thai nhi là một bất thường xảy ra khi thai đang tăng trưởng. Vậy căn bệnh này có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì?

Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng chất dịch tích tụ trong khoang lồng ngực của thai nhi. Chất dịch này tồn tại giữa phổi và thành ngực có thể bên trái, phải hoặc cả hai bên. Khi lượng dịch trong khoang lồng ngực tăng, nó có thể gây chèn ép những cơ quan khác trong lồng ngực như phổi và tim. Tràn dịch màng phổi nặng có thể làm phổi kém phát triển (thiểu sản phổi) hoặc gây suy tim.

Căn bệnh này nếu được phát hiện sớm thì có thể điều trị kịp thời và đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu để lâu thì có thể khiến phổi của trẻ bị yếu đi, suy tim hoặc nguy hiểm tới tính mạng.

Tràn dịch màng phổi có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Tràn dịch màng phổi có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi thai nhi

Chưa có những nguyên nhân chính xác dẫn tới tràn dịch màng phổi thai nhi. Tuy nhiên, sau đây là những nguy cơ tiềm năng dẫn đến căn bệnh này:

  • Tràn dưỡng trấp màng phổi (chylothorax) hoặc thai nhi phù nề (hydrops fetalis).
  • Bất thường ở nhiễm sắc thể.
  • Suy tim.
  • Nhiễm trùng.
  • Các vấn đề ở phổi khác.

Tràn dịch màng phổi thường kết hợp với nhiều dị tật khác, chẳng hạn như :

  • Dị tật tim bẩm sinh.
  • Dị tật phổi bẩm sinh (hẹp tĩnh mạch phổi, thoát bị hoành, Lymphangiectasia phổi, Hamartoma phổi,…).
  • Hội chứng Down.
  • Hội chứng Turner.
  • Dị tật thừa ngón tay.

Tràn dịch màng phổi ở thai nhi có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này sẽ phụ thuốc vào các yếu tố:

  • Tuần thai
  • Lượng dịch lỏng tích tụ
  • Mức độ ảnh hưởng của nó đến các bộ phận khác

Nếu thai nhi gặp phải tình trạng này trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ thì có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như:

  • Dị tật phổi bẩm sinh
  • Dị tật thừa ngón tay
  • Hội chứng Down
  • Hội chứng Turner
  • Nặng nhất là ảnh hưởng đến tính mạng của bé

Còn lại, hầu như các trường hợp thai nhi bị tràn dịch màng phổi đều không quá nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp có thể tự biến mất. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường gây nguy hiểm cho bé.

Tràn dịch màng phổi thai nhi nếu được phát hiện sớm thì có thể điều trị kịp thời
Tràn dịch màng phổi thai nhi nếu được phát hiện sớm thì có thể điều trị kịp thời

Chẩn đoán tràn dịch màng phổi ở thai nhi

Căn bệnh này có thể được chẩn đoán thông qua siêu âm. Sóng siêu âm có thể dễ dàng phát hiện thấy tình trạng tích tụ chất dịch bất thường ở ngực của bé. Đôi khi tràn dịch màng phổi không được chẩn đoán cho tới khi trẻ ra đời và bắt đầu thể hiện triệu chứng, bao gồm:

– Khó thở

– Thở nhanh

– Ăn uống khó khăn

– Sốt

– Ho

Khi thăm khám, bác sĩ trước tiên sẽ nghe phổi của bé thông qua ống nghe. Nếu nghi ngờ bé có dịch trong phổi hoặc bé có triệu chứng của tràn dịch màng phổi, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để khẳng định chẩn đoán. Các xét nghiệm thường là:

  • Chụp X Quang
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
  • Siêu âm

Điều trị tràn dịch màng phổi ở thai nhi

Những trường hợp cần can thiệp

Mẹ bầu và bé sẽ được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ với bằng cách siêu âm thường xuyên để đánh giá lượng chất lỏng tích tụ; và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của thai nhi.

Bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp hút hết chất lỏng dư thừa trong ngực thai nhi nếu:

  • Thai nhi có nguy cơ bị suy phổi hoặc tim (hydrops).
  •  Đa ối (quá nhiều nước ối) làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non
  • Tràn dịch màng phổi biệt lập chiếm hơn 50% lồng ngực em bé.
  • Kích thước của tràn dịch màng phổi tăng nhanh; tim và các cơ quan khác dịch chuyển sang một bên của khoang ngực (lệch trung thất).
Tràn dịch màng phổi thai nhi có thể được chẩn đoán thông qua siêu âm
Tràn dịch màng phổi thai nhi có thể được chẩn đoán thông qua siêu âm

Mục đích điều trị 

  • Hút hết chất dịch
  • Ngăn chặn tình trạng tràn dịch màng phổi
  • Xác định chính xác nguyên nhân tiềm ẩn để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp

Nếu như phát hiện thai nhi gặp phải căn bệnh này thì có thể điều trị ngay từ trong bụng mẹ.

Phương pháp điều trị 

  • Chọc : dùng một cây kim nhỏ chọc vào màng phổi của bé để chất lỏng thoát ra.
  • Chèn ống thông : chèn một ống shunt vào ngực của bé, để chất lỏng từ phổi thai nhi chảy ra liên tục vào nước ối.

Còn nếu tràn dịch màng phổi không được chẩn đoán trước khi em bé sinh ra thì bé sẽ nhận được số cách điều trị tùy thuộc vào tình trạng của bé.

  • Chọc hút dịch màng phổi
  • Dùng thuốc
  • Đặt ống dẫn lưu màng phổi

Biện pháp phòng tránh 

Biện pháp phòng tránh tràn dịch màng phổi thai nhi hiệu quả nhất chính là thực hiện sàng lọc thai trước sinh nhằm phát hiện, tầm soát nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. 

Đây được thực hiện trong giai đoạn người mẹ đang mang thai. Từ đó phát hiện sớm các vấn đề và đưa ra quyết định điều trị hoặc can thiệp kịp thời. Giúp bé phát triển bình thường. 

Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm khâu chẩn đoán và xét nghiệm ở từng tuần cụ thể thai kỳ. Bởi vậy, kết quả xét nghiệm sàng lọc thai nhi luôn được đảm bảo tính chính xác cao, xác định nguy cơ dị tật cụ thể.

Tràn dịch màng phổi thai nhi là một trong là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không thăm khám thai định kỳ sẽ không thể kịp thời can thiệp giúp đỡ bé và mẹ có thai kỳ an toàn. Vì thế điều quan trọng để phòng ngừa cũng như tăng khả năng sống sót cho thai nhi là mẹ nên đi khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao theo lời khuyên của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh tràn dịch màng phổi thai nhi. Nếu cần được tư vấn, hãy liên hệ đến DoLife để được tư vấn!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]