Nhiễm nấm vùng kín: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

20/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Nhiễm nấm vùng kín là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, nhất là những người đã có quan hệ tình dục. Có tời 75% phụ nữ bị mắc nhiễm nấm vùng kín mà không biết nguyên nhân lý do tại sao. Vậy dấu hiệu và nguyên nhân của nhiễm nấm vùng kín là gì? Cách chữa trị bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về bệnh lý này.

Nhiễm nấm vùng kín là gì?

Nhiễm nấm vùng kín là tình trạng bệnh nhân có các triệu chứng bị ngứa ngáy và sưng đỏ vùng kín, dịch vùng kín thường có màu trắng vón cục hoặc có mùi hôi khó chịu. Nhiễm nấm âm đạo phổ biến xảy ra do nấm Candida albicans phát triển quá mức gây kích ứng âm đạo.

Nhiễm nấm vùng kín là bệnh phụ khoa rất phổ biến thường gặp ở nữ giới, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời nhiễm nấm vùng kín có thể gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ sau này. 

Dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín

Tùy theo từng mức độ nhiễm nấm, vùng kín sẽ có thể biểu hiện khác nhau như:

Vùng kín ra khí hư bất thường

Dấu hiệu rõ ràng nhất của nhiễm nấm vùng kín chính là khi âm đạo tiết ra nhiều khí hư thường có màu xám đục hoặc hơi ngả vàng như bã đậu hay vón thành cục. Kèm theo dấu hiệu này là mùi hôi khó chịu.

Nấm âm đạo
Nấm âm đạo

Sưng, đau, ngứa vùng kín

Dấu hiệu này thường gây khó chịu cho sinh hoạt hằng ngày bởi âm đạo bị ngứa rát, sưng tấy.

Có thể rõ ràng nhận ra những vết mẩn đỏ xung quanh âm đạo hoặc hậu môn.

Tiểu rắt và buốt

Khi vi khuẩn nấm lây lan từ bên ngoài âm đạo sâu vào bên trong sẽ ảnh hưởng đến cả niệu đạo gây tiểu buốt và tiểu rát.

Chảy máu khi quan hệ

Trường hợp bệnh nặng, âm đạo sung huyết và phù nề sẽ khiến chị em bị chảy máu âm đạo trong khi quan hệ.

Quan hệ tình dục bị đau và rát

Nấm khiến âm đạo gặp phải tình trạng luôn bị ẩm ướt nên khi quan hệ, âm đạo sẽ có cảm giác đau rát vì bị kích ứng với những vùng bị trầy xước.

Nguyên nhân nhiễm nấm vùng kín

Vùng kín của phụ nữ ở điều kiện khỏe mạnh bình thường có một hệ vi sinh giúp giữ được độ pH ở mức bình thường khoảng 3,8 – 4,2. 

Một số lợi khuẩn như Lactobacillus giúp ức chế sự xâm nhập của nhiều vi khuẩn gây hại nhưng nếu môi trường này bị mất cân bằng, các lớp màng bảo vệ bị phá vỡ thì sẽ tạo điều kiện thích hợp cho các loại nấm sinh sôi và gây viêm nhiễm. Sự mất cân bằng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

Thay đổi nội tiết tố

Những yếu tố làm thay đổi nội tiết tố như: Mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai… tất cả các yếu tố này đều có thể phá vỡ cân bằng giữa các lợi khuẩn và nấm men tại âm đạo của người phụ nữ.

Vệ sinh sai cách

Thụt rửa mạnh và sâu hoặc dùng các loại dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn cao sẽ làm mất cân bằng vi sinh trong âm đạo. Điều này làm tăng nguy cơ nấm gây bệnh bùng phát dẫn đến viêm nhiễm nấm âm đạo.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng sẽ vô tình tiêu diệt các lợi khuẩn có trong hệ vi sinh tại vùng kín. Đồng nghĩa với việc, môi trường này trở thành nơi lý tưởng để nấm men có thể tự do phát triển và gây viêm nhiễm.

Bệnh đái tháo đường

Lượng glucose trong máu tăng cao khi bị đái tháo đường sẽ làm tăng lượng đường tại màng nhầy âm đạo. Nơi này trở thành môi trường phát triển thuận lợi cho các tế bào nấm men, dẫn đến nấm vùng kín.

Suy giảm hệ miễn dịch

Sự suy giảm của hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh sinh sôi. Đặc biệt là các bệnh nhân mắc HIV/AIDS hoặc bệnh nhân ung thư đang tiếp nhận hoá trị và xạ trị, lúc này cơ thể rất yếu và nấm có thể xâm nhập và phát triển bất cứ lúc nào.

Các cách điều trị nhiễm nấm vùng kín

Tuỳ vào từng giai đoạn và mức độ nặng hay nhẹ của nhiễm nấm âm đạo mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định về phương pháp điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân. Có một số phương pháp điều trị thông thường như sau:

Điều trị nhiễm nấm vùng kín bằng thuốc Tây

Trong phác đồ điều trị nhiễm nấm vùng kín bằng thuốc Tây sẽ có những loại thuốc kháng sinh đặc trị nhằm giảm ngứa. Ngoài ra, với các trường hợp bị viêm nhiễm, kháng khuẩn thì có thể sử dụng thêm thuốc bôi trị ngứa, thuốc đặt âm đạo.

Tuy nhiên, nếu đang mang thai hoặc bị nấm âm đạo sau sinh sẽ có một số chống chỉ định và không nên lạm dụng thuốc vì có thể ảnh hưởng nguồn sữa. Chính vì thế, chị em nên tránh tự ý mua và lạm dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Điều trị nhiễm nấm vùng kín bằng bài thuốc dân gian tại nhà

Một số mẹo dân gian dễ làm ngay tại nhà chị em dễ áp dụng như sau:

  • Tỏi: Chị em có thể bổ sung thêm tỏi vào thực đơn hàng ngày để diệt khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Lá ổi: Đun nước lá ổi để vệ sinh vùng kín hàng ngày.
  • Lá trầu không: Đun nước lá trầu không cùng một chút muối tinh, để rửa vùng kín khoảng 3 lần/ tuần.

Nếu chị em bị nấm âm đạo nặng nên tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh. 

Điều trị nhiễm nấm vùng kín bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, chị em phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo khi thể trạng và sức đề kháng bị suy yếu, huyết khí hao tổn gây ảnh hưởng xấu tới tâm, can, tỳ, thận. Muốn điều trị dứt điểm cần bổ sung thuốc để điều hòa khí huyết, tỳ vị, đồng thời dưỡng can thận và sơ can khí. 

Lưu ý khi điều trị nhiễm nấm vùng kín

Nếu đang mang thai 3 tháng đầu, chị em phụ nữ không nên áp dụng phương pháp thuốc tây. Sau giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu điều trị bằng thuốc bôi, thuốc đặt để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Việc sử dụng thuốc nhiễm nấm vùng kín cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả khó lường.

Trên đây là giải đáp về vấn đề về nhiễm nấm vùng kín, hy vọng sẽ giúp chị em phụ nữ tháo gỡ được băn khoăn của bản thân để có một cuộc sống vui khỏe và lành mạnh.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Đau đầu do viêm xoang: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu do viêm xoang: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu do viêm xoang là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu mạn tính. Gây phiền toái, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Vậy đâu là cách điều trị và phòng ngừa như thế nào. Theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin. Đau đầu do viêm xoang là gì? […]

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến ở độ tuổi 30-50, bệnh có thể tái phát và có thể phát triển thành bệnh mãn tính. Vì vậy việc nắm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng rất quan trọng. Theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng […]