Đau ruột thừa là bệnh lý phổ biến và có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cấp tính ở ruột thừa, có thể diễn tiến nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hệ quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Tổng quan về đau ruột thừa
Đau ruột thừa là gì?
Ruột thừa là một phần túi nhỏ ở bụng dưới bên phải, thuộc ống tiêu hóa, nằm trên đáy manh tràng, gần vị trí tiếp nối giữa đại tràng bên phải và ruột non. Ở người trưởng thành, ruột thừa có độ dài khoảng 3 – 13cm và có đường kính khoảng 6cm.
Ruột thừa nếu bị tắc nghẽn sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, nảy nở tạo thành mủ, sưng tấy, từ đó gây áp lực lên bụng, đau bụng.
Đau ruột thừa là tình trạng xuất hiện cơn đau khó chịu ở phần ruột thừa (bụng dưới bên phải) do các nguyên nhân phổ biến như: viêm, tắc nghẽn ruột thừa. Đau ruột thừa có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Vị trí đau ruột thừa
Các cơn đau ruột thừa thường bắt đầu từ vùng cận dạ dày hoặc rốn rồi lan sang phần bụng dưới bên phải. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ rồi ngày càng trở nên khó chịu hơn.
Trong trường hợp đau ruột thừa lan sang cả bên trái, đau xuất hiện cùng lúc ở nhiều vùng bụng khác nhau, rất có thể viêm ruột thừa đã tiến triển và lan đến phúc mạc, niêm mạc khoang bụng, người bệnh cần hết sức cẩn trọng, cần được thăm khám và điều trị sớm.
Đối tượng nguy cơ
Đau ruột thừa có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng thường phổ biến hơn ở:
– Thanh thiếu niên
– Nam giới
– Tiền sử gia đình có thành viên bị viêm ruột thừa.
Các dấu hiệu cảnh báo đau ruột thừa
Đau ruột thừa do viêm thường đi kèm các triệu chứng như:
– Cơn đau diễn ra đột ngột. Đau tăng khi di chuyển hoặc khi ho. Cơn đau có thể diễn ra dữ dội khiến người bệnh không ngủ được.
– Đau có thể tiến triển nghiêm trọng chỉ trong một vài giờ.
– Ăn không ngon, buồn nôn, nôn, khó tiêu
– Bụng sưng bất thường
– Táo bón hoặc tiêu chảy, đi tiểu nhiều. Đặc biệt, với các trường hợp táo bón và có nghi ngờ viêm ruột thừa, người bệnh không tự ý dùng thuốc xổ hoặc thuốc nhuận tràng bởi việc này có thể khiến viêm trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ vỡ ruột thừa.

3 nguyên nhân phổ biến gây đau ruột thừa
Có 3 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau ruột thừa là: viêm ruột thừa, áp xe và khối u.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa cấp tính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau ruột thừa. Đây là tình trạng tắc nghẽn lòng mạch, triệu chứng đau xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh do các nguyên nhân như:
– Phân chặn ở phần ống nối giữa ruột già và ruột thừa
– Sưng hạch bạch huyết gây chèn ép ruột thừa
– Sỏi ruột thừa làm tăng áp suất bên trong, chảy máu, viêm nhiễm trùng, thậm chí hoặc tử mô ruột thừa.
Ở các trường hợp nghiêm trọng, ruột thừa có thể bị vỡ, tạo thành vết rách hoặc lỗ trên thành khiến vi khuẩn, chất nhầy, phân rò rỉ vào bụng, từ đó hình thành viêm phúc mạc, đe dọa tính mạng người bệnh.
Áp xe
Áp xe là tình trạng hình thành mủ trong bụng hoặc trên ruột thừa từ đó gây đau. Khi bị đau ruột thừa do áp xe, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu điển hình như:
– Sốt
– Đau ở vị trí bất kỳ trong bụng, đau ngực, đau vai
– Buồn nôn, nôn
– Thay đổi nhu động ruột
– Trực tràng có cảm giác căng đầy hoặc mềm
Khối u
Các trường hợp đau ruột thừa do khối u thường hiếm gặp hơn so với hai nguyên nhân trên. Trong đó, khoảng 50% trường hợp u ruột thừa là do khối u Carcinoid với khả năng phát triển chậm. Người bệnh thường xuất hiện một số dấu hiệu như:
– Đau ở vùng xương chậu hoặc dạ dày
– Cổ chướng
– Đầy hơi
Thông thường, khả năng di căn của u carcinoid khá thấp, chỉ khoảng 1.3 – 4.7% và có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Trong đó, tùy thuộc và kích thước khối u mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
– Khối u < 2cm: Chỉ cắt bỏ ruột thừa – Khối u > 2cm: Cắt ruột thừa và đại tràng để loại bỏ hoàn toàn khối u.
Số liệu thống kê chỉ ra rằng, tỷ lệ sống sau 5 năm với người bệnh có khối u carcinoid ở ruột thừa là trên 85% và khả quan hơn so với u carcinoid ở các vị trí khác.

Điều trị đau ruột thừa
Điều trị đau ruột thừa sẽ được chỉ định dựa trên từng tình trạng bệnh cụ thể. Trong đó, các phương pháp được sử dụng như:
– Dùng thuốc kháng sinh
Ở một số trường hợp, kháng sinh là phương pháp điều trị viêm ruột thừa duy nhất. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng theo phác đồ của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
– Dẫn lưu áp xe
Dẫn lưu áp xe thường được áp dụng với các trường hợp đau ruột thừa do áp xe hình thành trong ổ bụng. Tùy vào tình hình cụ thể mà người bệnh có thể dẫn lưu qua việc phẫu thuật hoặc dùng kim và ống thông.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng được chỉ định dùng kháng sinh phù hợp trước và sau dẫn lưu áp xe để phòng tránh nhiễm trùng.
– Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định với các trường hợp viêm ruột thừa và xuất hiện khối u trong ruột thừa. Tùy vào tình trạng cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định mổ mở hoặc mổ nội soi.
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Viêm dạ dày: Những thông tin cần biết
Viêm dạ dày là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị ra sao? Cùng Bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Viêm dạ dày là bệnh gì? Viêm dạ dày là tình trạng viêm hoặc kích […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Trào ngược dạ dày hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị
Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]