Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

15/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Cứ 10 trường hợp nhập viện do bệnh tim mạch thì có 1 trường hợp nhồi máu cơ tim. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim là 30% trong tổng số các bệnh tim mạch. Tỷ lệ này cũng đang ngày càng có xu hướng gia tăng.

Thông tin chung về đột quỵ tim
Thông tin chung về đột quỵ tim

Thông tin chung về nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim (đột quỵ tim) là tình trạng xảy ra đột ngột khi cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vành bị tắc nghẽn bởi các cục huyết khối trong lòng mạch. Khi đó, chức năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề như: sốc tim, suy tim, đột tử do tim…

Đối tượng nguy cơ

Nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, tuy nhiên có khả năng xảy ra cao hơn ở các nhóm đối tượng:

– Nam giới trên 50 tuổi; Nữ giới sau mãn kinh.

– Người mắc bệnh tăng huyết áp, thận mạn, đái tháo đường.

– Rối loạn mỡ máu di truyền.

– Hút thuốc lá chủ động/ thụ động thường xuyên.

– Tiền sử gia đình có thành viên bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não trước 55 tuổi (với nam giới) và trước 65 tuổi (với nữ giới).

– Mắc bệnh lý miễn dịch (viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì…)

– Co thắt động mạch vành do sử dụng chất kích thích (cocaine, amphetamine…)

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Cơ chế dẫn đến nhồi máu cơ tim chính là sự nứt, vỡ mảng xơ vữa trong lòng mạch vành sau đó các tế bào máu (hồng cầu và tiểu cầu) bám vào tạo nên cục huyết khối gây bít tặng đột ngột lòng mạch. Lòng mạch bị bít tắc khiến máu nuôi cơ tim phía xa không cấp được dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. Sự tắc nghẽn nếu kéo dài sẽ gây hoại tử cơ tim, suy tim hoặc đột tử.

Các yếu tố nguy cơ gây nứt vỡ mảng xơ vữa phổ biến như:

– Căng thẳng, xúc động quá mức

– Gắng sức quá mức

– Viêm, nhiễm trùng: viêm phổi, phổi mạn tắc nghẽn…

– Hút thuốc lá

– Sau chấn thương, sau phẫu thuật

– …

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra bất ngờ và ít có dấu hiệu cảnh báo hoặc các dấu hiệu thường mờ nhạt. Một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu báo trước hàng giờ, hàng ngày hay hàng tuần như:

– Ngực có cảm giác đau thắt, đè nặng, xoắn vặn ở khu vực lồng ngực, sau xương ức hoặc ngực trái. Đau có thể kéo dài trên 15 phút và lan ra các vùng như lưng, cổ, cằm, vai, cánh tay… Đau có thể kèm theo các vấn đề khác như: mệt mỏi, hồi hộp, đổ mồ hôi, khó thở, hốt hoảng hay thậm chí ngất xỉu.

– Với người cao tuổi, phụ nữ, bệnh nhân đái tháo đường, người bệnh có thể bị thay đổi tri giác, tụt huyết áp hoặc ngất xỉu.

Các triệu chứng và mức độ triệu chứng ở từng người là không giống nhau. 

Biến chứng nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim khiến cơ tim bị tổn thương. Khi đó, người bệnh thường gặp phải các biến chứng như:

– Rối loạn nhịp tim, nhịp tim bất thường

– Sốc tim

– Suy tim tạm thời hoặc mãn tính

– Viêm màng ngoài tim

– Ngưng tim, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Sơ cứu người bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là trường hợp khẩn cấp và cần được sơ cứu đúng cách, kịp thời để hạn chế tối đa biến chứng.

Một số nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu cho người bị nhồi máu cơ tim cần lưu ý:

– Để người bệnh nằm hoặc ngồi. Nới lỏng thắt lưng, quần áo của người bệnh để hỗ trợ lưu thông máu.

– Gọi cấp cứu ngay lập tức/ Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

– Khi chờ cấp cứu, cho bệnh nhai, nuốt 1 viên aspirin để ngăn ngừa tình trạng đông máu, giảm tối đa nguy cơ tổn thương tim. Lưu ý, không dùng aspirin với bệnh nhân dị ứng loại thuốc này.

– Hồi sinh tim phổi (ép tim ngoài lồng ngực) cho bệnh nhân càng sớm càng tốt.

Cứ mỗi phút cấp cứu chậm trễ, người bệnh lại mất đi 10% cơ hội sống sót. Vậy nên, ngay khi phát hiện người bệnh bị nhồi máu cơ tim, việc thực hiện hồi sinh tim phổi cần được thực hiện ngay không chậm trễ.

Điều trị nhồi máu cơ tim

Điều trị nhồi máu cơ tim được chia thành 2 giai đoạn chính là: Điều trị tái lưu thông động mạch vành bị tắc nghẽn cấp cứu và điều trị lâu dài về sau.

Điều trị tái lưu thông động mạch vành bị tắc nghẽn cấp cứu

– Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết.

– Chụp động mạch vành, nong đặt stent để giúp dòng máu lưu thông bình thường trở lại.

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (với trường hợp hẹp mạch vành nặng, không thể đặt stent).

Điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim

Để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát và biến chứng, người bệnh cần được chăm sóc và điều trị tích cực về sau:

– Thay đổi lối sống: tập thể dục thường xuyên; không hút thuốc lá; hạn chế rượu bia; hạn chế thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đóng hộp, thức ăn nhanh; tăng cường trái cây, rau củ; tránh căng thẳng, mệt mỏi…

– Uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

– Điều trị tích cực các bệnh lý nền.

– Tái khám định kỳ.

Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Để hạn chế tối đa nguy cơ nhồi máu cơ tim, người bệnh cần hiểu rõ về căn nguyên gây bệnh để chủ động phòng ngừa hiệu quả. Trong đó:

– Ăn uống, luyện tập khoa học để phòng ngừa bệnh tim mạch.

– Bỏ thuốc lá.

– Hạn chế rượu bia.

– Duy trì BMI ổn định, dưới 23kg/m2

Trên đây là những thông tin chung về nhồi máu cơ tim. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]