Hẹp động mạch thận: Những thông tin nhất định phải biết

11/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo dữ liệu chăm sóc y tế từ 1999 – 2001, tỷ lệ hẹp động mạch thận là 3.7/1000. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng đang gia tăng nhanh chóng cùng với sự gia tăng của các bệnh không nhiễm trùng như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…

Những thông tin cần biết về hẹp động mạch thận
Những thông tin cần biết về hẹp động mạch thận

Tổng quan về hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận là gì?

Thận có chức năng chính trong cơ thể là lọc máu, đào thải chất độc trong máu ra ngoài đường tiết niệu. Thận cần được cung cấp đủ máu để lọc chất thải và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Việc giảm lưu lượng máu có thể làm tăng huyết áp và tổn thương mô thận.

Hẹp động mạch thận (Renal artery stenosis) là tình trạng một hay nhiều động mạch mang máu đến thận (động mạch thận) bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến sự vận chuyển máu giàu oxy đến thận.

Hơn 90% trường hợp hẹp động mạch thận có nguyên nhân từ các mảng xơ vữa bám trên động mạch. Việc này làm giảm tưới máu nuôi đến thận, để lại hậu quả nghiêm trọng: suy giảm chức năng thận, mất chức năng thận…

Các dạng hẹp động mạch thận

Trên lâm sàng, hẹp động mạch thận được chia thành 4 thể chính:

– Hẹp không có biểu hiện lâm sàng

+ Bệnh được phát hiện ngẫu nhiên, không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào.

+ Thường phát hiện ở người cao tuổi, người tăng huyết áp vô căn, người có bệnh thận mạn tính.

– Tăng huyết áp do bệnh mạch máu thận

+ Tăng huyết áp là cơ chế để cơ thể đáp ứng với sự giảm tưới máu từ hẹp động mạch thận. 

+ Theo ước tính, hẹp động mạch thận gây ra khoảng 0.5% – 4% trường hợp tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp và 26% với bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát.

Thiếu máu thận

+ Sự hoạt hóa các hooc môn thần kinh và tổn thương vi mạch thận cùng các yếu tố khác gây ra sự stress oxi hóa và xơ hóa, dẫn đến hẹp động mạch và tổn thương thận.

– Phù phổi cấp tái phát

+ Thường xảy ra ở bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên nghiêm trọng hoặc hẹp một bên nhưng động mạch chỉ cấp máu cho một quả thận.

+ Đa phần người bệnh sẽ bị tăng huyết áp nặng và có chức năng thận kém.

Triệu chứng của hẹp động mạch thận

Tùy vào giai đoạn bệnh mà hẹp động mạch thận có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc có dấu hiệu đặc trưng.

Thực tế, đa phần người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào để có thể tự nhận ra bệnh mà chỉ được phát hiện bệnh lý một cách tình cờ khi xét nghiệm hoặc thăm khám các bệnh khác.

Hẹp động mạch thận làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở người trẻ
Hẹp động mạch thận làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở người trẻ

Dấu hiệu

Thông thường, bác sĩ có thể nghi ngờ hẹp động mạch thận ở những người bệnh:

– Huyết áp cao và tình trạng đột ngột xấu đi mà không rõ nguyên nhân.

– Bắt đầu huyết áp cao trước 30 tuổi hoặc sau 50 tuổi.

Khi bệnh tiến triển, người bệnh có các dấu hiệu:

– Huyết áp cao, khó để điều trị

– Phù người, quá tải chất lỏng

– Nồng độ protein trong nước tiểu tăng

– Chức năng thận bất thường, xấu đi trong quá trình điều trị huyết áp cao

– Nghe âm thổi ở bụng khi máu chảy qua động mạch hẹp: có thể nghe được tiếng thổi khi đặt ống nghe ở mặt trước hoặc phía trên bụng

Suy tim kháng trị

Biến chứng

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng:

– Cao huyết áp

– Suy thận và phải điều trị lọc máu, ghép thận

– Phù chân, sưng mắt cá chân/ bàn chân

– Phù phổi cấp, khó thở

Nguyên nhân gây hẹp động mạch thận

Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hẹp động mạch thận là:

– Xơ vữa động mạch thận

Bên trong và bên trong thành động mạch của người bệnh tích tụ chất béo, cholesterol và mảng bám. Theo thời gian, các mảng xơ vữa tích tụ lớn, động mạch cứng lại khiến lưu lượng máu suy giảm, gây sẹo thận, hẹp động mạch.

Xơ vữa động mạch thận là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các trường hợp hẹp động mạch thận.

– Loạn sản cơ

Động mạch thận phát triển bất thường, xuất hiện các phần hẹp xen kẽ cùng các phần rộng hơn do ảnh hưởng của chứng loạn sản xơ. Những đoạn động mạch có thể thu hẹp đến mức máu không thể cung cấp đủ và gây tổn thương 1 hoặc cả 2 quả thận. 

Loạn sản cơ gây hẹp động mạch thận xuất hiện phổ biến ở phụ nữ hoặc bẩm sinh.

Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm gặp, viêm mạch máu và u sợi thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây hẹp động mạch ở thận.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ khiến động mạch thận hẹp lại:

– Lão hóa

– Tiểu đường

– Béo phì

– Cao huyết áp

– Cholesterol cao

– Hút thuốc (chủ động, bị động)

– Ít hoạt động thể chất

– Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm

Chẩn đoán hẹp động mạch thận

Để chẩn đoán hẹp động mạch chủ, bác sĩ thường nghe khu vực thận để tìm ra âm thanh và hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh, đồng thời chỉ định làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh:

– Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu: để kiểm tra chức năng thận, nồng độ hormon điều hòa huyết áp

Siêu âm Doppler để kiểm tra chức năng động mạch, thận, tìm và đo lường mức độ tắc nghẽn trong mạch máu.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT) để quan sát hình ảnh cắt ngang của động mạch thận.

– Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA)  để quan sát hình ảnh 3 chiều của mạch thận, thận.

– Chụp động mạch thận để tìm sự tắc nghẽn trong động mạch và có thể tiến hành mở phần hẹp.

Hẹp động mạch làm tắc nghẽn máu, giảm máu đi tới thận
Hẹp động mạch làm tắc nghẽn máu, giảm máu đi tới thận

Phương pháp điều trị hẹp động mạch thận

Tùy theo tình trạng bệnh lý mà sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Trong đó, 3 phương pháp phổ biến là: Thay đổi lối sống, Dùng thuốc điều trị, Phẫu thuật.

Thay đổi lối sống

Với trường hợp bệnh lý không nghiêm trọng, huyết áp tăng ở mức vừa phải, người bệnh thay đổi lối sống tích cực để cải thiện bệnh lý:

– Duy trì cân nặng phù hợp.

Dinh dưỡng cân bằng, khoa học. Hạn chế muối trong chế độ ăn.

– Tăng hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn.

– Ổn định tinh thần, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi

– Hạn chế tiêu thụ rượu bia, đồ uống chứa cồn.

– Không hút thuốc lá.

Điều trị bằng thuốc

Bên cạnh việc có một lối sống khoa học, người bệnh có thể được kê thêm đơn thuốc:

– Aspirin và thuốc giảm Cholesterol để điều trị xơ vữa động mạch thận.

– Thuốc điều trị các bệnh nền (nếu có).

Phẫu thuật

Có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến
Có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến

Với trường hợp người bệnh có huyết áp cao không thể kiểm soát, biến chứng (phù phổi, suy yếu chức năng thận…), bác sĩ thường đưa ra khuyến cáo về việc phẫu thuật để khôi phục lưu lượng máu qua động mạch thận, cải thiện máu đến thận:

– Tạo hình mạch máu thận, đặt stent động mạch thận để giữ thành mạch mở, cho phép máu lưu thông tốt hơn.

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch thận: tạo đường mới cho máu đến thận bằng việc ghép mạch máu vào để thay thế động mạch thận.

Trên đây là những thông tin chung về hẹp động mạch thận. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]