Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

11/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Tinh trùng yếu là nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Vậy tinh trùng yếu nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tinh trùng yếu là gì?

Tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Trong đó:

  • Tỷ lệ tinh trùng di động có thể dưới 75%
  • Tỷ lệ tinh trùng chết và không di động có thể trên 25%
  • Mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch ít hơn 2ml. Từ đó khiến số lượng tinh trùng sẽ ít hơn 40 triệu con. Tình trạng này còn được gọi là tinh trùng ít.

Tình trạng tinh trùng yếu có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt được cho là những nguyên nhân hàng đầu.

Tinh trùng yếu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới

Dấu hiệu tinh trùng bị yếu

Một số dấu hiệu nhận biết tinh trùng bị yếu có thể kể đến như:

Tinh dịch loãng và số lượng ít  

Tinh dịch không có độ dính, nhớt đặc trưng mà loãng như nước vo gạo. Đây là dấu hiệu gợi ý tình trạng suy giảm bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của nam giới.

Tinh dịch vón cục 

Biểu hiện là tinh dịch xuất hiện các hạt trắng nhỏ như hạt cơm. Khi bóp cho cảm giác mịn như bột. Ở trạng thái này tinh dịch dễ bị chết và khó di chuyển để thụ tinh cho trứng.

Tinh dịch bị đông đặc 

Ở nhiệt độ 37oC, tinh dịch từ trạng thái quánh sệt sẽ hóa lỏng sau khoảng thời gian chưa đến 60 phút. Tình trạng hóa lỏng không diễn ra hoặc chuyển hoá lỏng một phần là dấu hiệu tinh dịch bị đông đặc. Điều này làm cho tinh trùng khó di chuyển để gặp trứng. Từ đó gây ảnh hưởng tới kết quả thụ thai.

Tinh dịch có màu sắc bất thường

Nếu tinh dịch xuất hiện các màu sắc bất thường cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và điều trị kịp thời. Vì màu sắc của tinh dịch là những tín hiệu cảnh báo về sức khỏe sinh sản ở nam giới. 

  • Nếu tinh dịch có màu vàng hoặc xanh, nam giới có khả năng mắc bệnh viêm mào tinh, viêm niêm đạo,…. 
  • Nếu tinh dịch có màu nâu đi kèm triệu chứng như đau bụng, đau tức dương vật… . Đây có thể là triệu chứng của bệnh liên quan đến đường tiết niệu hay cơ quan sinh dục.
Tinh trùng bị đông đặc

Nguyên nhân gây tinh trùng yếu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tinh trùng bị yếu. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của tinh trùng như:

+ Tắm nước nóng,

+ Mặc quần chật,

+ Đặt laptop trên đùi làm việc trong thời gian dài làm cho tinh hoàn bị nóng lên,… 

Một nghiên cứu chỉ ra rằng khi bìu nóng đến một nhiệt độ nào đó sẽ làm cho số lượng tinh trùng bị giảm đến 80%.

  • Thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, thức khuya và sử dụng chất gây nghiện. Sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh của tinh hoàn.
  • Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dịch.
  • Các bệnh của nam giới như: 

+ Viêm niệu đạo,

+ Viêm tuyến tiền liệt,

+ Giãn tĩnh mạch thừng tinh,

+ Nhiễm trùng,

+ Chấn thương,… 

+ Các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn làm hoại tử tinh hoàn.

  • Các bệnh lý toàn thân như đau dạ dày, tăng huyết áp, đái tháo đường,… đòi hỏi sử dụng thuốc kháng sinh nhiều và liên tục.
  • Mất cân bằng nội tiết tố, giảm hoocmon sinh dục nam giới.
  • Nam giới lạm dụng tình dục để thỏa mãn cũng có khả năng làm giảm chất lượng tinh.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại như: benzen, toluen, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn,… . Cũng có thể khiến tinh trùng bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Thừa cân là một trong số các nguyên nhân tác động lên chất lượng tinh và mất cân bằng nội tiết tố.
So sánh số lượng tinh trùng giữa người khỏe mạnh và người mắc tinh trùng yếu

Những đối tượng có nguy cơ cao

Như trên đã nói, tinh trùng yếu có nguyên nhân chủ yếu do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Những đối tượng sau có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tinh trùng bị yếu:

  • Những người nghiện thuốc lá, rượu bia và thường xuyên sử dụng các chất kích thích.
  • Những người thường xuyên sử dụng điện thoại di động. Thường cho điện thoại vào túi quần hoặc đeo ngang thắt lưng. Từ đó làm giảm số lượng tinh binh vì tinh hoàn bị làm nóng.
  • Những người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ cao bị yếu tinh trùng.
  • Tập thể dục quá nhiều cũng làm giảm hoocmon testosterone và số lượng tinh binh. Đạp xe đạp quá nhiều cũng sẽ làm tổn thương tinh hoàn và tầng sinh môn.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại như: kim loại nặng, các loại thuốc diệt cỏ, chất diệt côn trùng, chất bảo quản cũng ảnh hưởng đến số lượng tinh.

Cách phòng ngừa tinh trùng yếu

Để giảm nguy cơ mắc bệnh thì nam giới cần xây dựng một lối sống lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây hại bằng cách:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Một số nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI có mối liên quan với sự suy giảm chất lượng và khả năng di động của tinh trùng.
  • Chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp cải thiện chất lượng tinh.
  • Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục: chẳng hạn như chlamydia và lậu có thể gây vô sinh ở nam giới. Vì thế hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ và tìm hiểu rõ về bạn tình của mình.
  • Tránh bị stress: Khi bị căng thẳng khả năng sinh tinh của nam giới bị tác động kèm theo đó khả năng tình dục cũng bị suy giảm.
  • Sống năng động: Những hoạt động thể chất ở mức trung bình đã có thể làm tăng enzyme chống oxy hóa và bảo vệ.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá gây ra nhiều ảnh hưởng nhiều mặt đối với sức khỏe.
  • Hạn chế uống thức uống có cồn: Rượu và những đồ uống có cồn sẽ làm giảm nồng độ testosterone và ảnh hưởng đến tinh binh. Vì vậy hãy giới hạn đồ uống có cồn ở mức vừa phải.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất độc: Nam giới tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu, chì, các chất độc hại, những chất này ảnh hưởng nặng nề đến tinh dịch. Nếu bắt buộc phải làm việc và tiếp xúc với hóa chất độc hại thì phải mang quần áo bảo hộ và tránh tiếp xúc hóa chất với da.
  • Mặc đồ thoáng mát: Mặc quần quá chật sẽ làm tăng nhiệt độ bìu, ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh. Không mặc đồ lót chật, hạn chế ngồi lâu một chỗ, hạn chế xông hơi, tắm nước nóng, không ngồi lên các vật có bề mặt nóng.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do lối sống không lành mạnh thì người bệnh cần bắt đầu thay đổi lối sống của mình. Hạn chế tối đa các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh. Dưới đây sẽ là một số phương pháp điều trị khi mắc bệnh tinh trùng yếu:

  • Thuốc kháng sinh: dùng để điều trị viêm nhiễm (viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo,…).
  • Liệu pháp hormon và thuốc nội tiết: Dùng khi bị mất cân bằng nội tiết tố.
  • Những trường hợp bị giãn thừng tinh hay mạch thì phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tinh trùng bị yếu. Nếu xuất hiện những dấu hiệu kể trên, hãy đến gặp bác sĩ nam khoa để được khám và điều trị sớm. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]