Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

30/08/2024
Tác giả: admin
Chia sẻ

 

Khám sức khỏe sinh sản chính là bước tiền đề cho một hạnh phúc bền chặt của các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân. Thông qua đây, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình và có kế hoạch khoa học đảm bảo cho việc sinh con sau này. 

Khám sức khỏe sinh sản là gì?

Khám sức khỏe sinh sản về bản chất chính là khám tiền hôn nhân của các cặp đôi, qua đó có thể đánh giá sức khỏe tổng quát và khả năng sinh sản cụ thể để các cặp vợ chồng chuẩn bị hành trang vững chắc chào đón em bé trong tương lai.

Không riêng chỉ những người có ý định kết hôn mà tất cả những những người ở độ tuổi vị thành niên trở đi đều nên đi khám sức khỏe sinh sản, nhất là những người đã quan hệ tình dục thì việc này lại càng cần thiết.

Tại sao cần khám sức khỏe sinh sản?

Đối với sức khỏe của nam và nữ – những người làm cha mẹ trong tương lai

– Chuẩn bị kiến thức, tâm lý sẵn sàng cho cuộc sống vợ chồng để có một cuộc sống tình dục thoải mái, thỏa mãn và an toàn nhất.

– Phát hiện sớm các bệnh lý truyền nhiễm, bệnh lây qua đường tình dục để kịp thời chữa trị như: viêm gan B, HIV, lậu, giang mai…

– Tầm soát và phát hiện sớm nguy cơ vô sinh hiếm muộn để có biện pháp can thiệp kịp thời, tăng khả năng điều trị thành công.

– Kế hoạch hóa gia đình một cách hiệu quả nhất, tránh mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn.

Đối với sức khỏe thai nhi

– Kiểm tra và phát hiện những bệnh rối loạn di truyền, giúp tránh được các bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. 

– Mang đến một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé trong tương lai. 

– Mẹ có kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi như: Rubella, cúm, quai bị, sởi, thủy đậu…

Khám sức khỏe sinh sản là bước tiền đề cho hạnh phúc hôn nhân
Khám sức khỏe sinh sản là bước tiền đề cho hạnh phúc hôn nhân

Khi nào nên đi khám sức khỏe sinh sản

Đối với những người đang trong độ tuổi sinh sản 

1 – 2 năm/lần chình là thời điểm được khuyến nghị cho những người trong độ tuổi này

Đối với những người ở độ tuổi từ 40 trở lên

Nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần bởi các cơ quan sinh sản ở độ tuổi này thường có nhiều biến đổi, nhất là các chị em phụ nữ. 

Đối với các cặp đôi đang có kế hoạch kết hôn và sinh con

– Vào thời điểm trước khi kết hôn hay còn gọi là khám sức khỏe tiền hôn nhân thì các cặp đôi nên đi khám sức khỏe sinh sản

– Trước khi có ý định sinh em bé khoảng 3 – 6 tháng, cả 2 vợ chồng đều nên đi thăm khám sức khỏe sinh sản, từ đó đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh nhất để sẵn sàng mang thai. Từ đó phát hiện sớm những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và hình dạng của em bé trong tương lai.

Khám sức khỏe sinh sản là khám những gì?

Khám sức khỏe tổng quát

Thể trạng sức khỏe chung và chức năng của từng cơ quan trong cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản và quá trình mang thai. Khám sức khỏe tổng quát gồm:

– Kiểm tra huyết áp, tim mạch, nhóm máu, chiều cao, cân nặng và thị lực.

– Làm các xét nghiệm nước tiểu, máu, siêu âm bụng…

– Kiểm tra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: sùi mào gà, giang mai, lậu, viêm gan B, nấm,…

– Kiểm tra tiền sử bệnh của cả vợ và chồng

– Kiểm tra bệnh truyền nhiễm: sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, cúm, viêm não, lao,…

Khám sức khỏe sinh sản

Đối với nam giới

– Khám cơ quan sinh dục để đánh giá khả năng sinh sản như: tinh hoàn, khả năng cương cứng, xuất tinh… 

– Siêu âm tinh hoàn.

– Xét nghiệm tinh dịch nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường.

– Phân tích, đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng.

– Đánh giá hormone: để kiểm soát việc sản xuất tinh trùng.

– Kiểm tra di truyền: xác định những bất thường liên quan đến tinh trùng, các gen lặn có hại cho đời sau.

<yoastmark class=

Đối với nữ giới

– Thăm khám bộ phận sinh dục, âm hộ, âm đạo: Phát hiện viêm nhiễm hay bất thường (nếu có) để điều trị kịp thời.

– Siêu âm tử cung, buồng trứng để phát hiện những dấu hiệu bất thường mà nhiều phụ nữ mắc phải như:  u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng,…

Tầm soát ung thư

– Khám cận lâm sàng qua một số xét nghiệm như: máu, nước tiểu, dịch âm đạo để phát hiện chính xác các bệnh lý phụ khoa, bệnh truyền nhiễm, từ đó sẽ đưa ra lời khuyên và hướng điều trị kịp thời.

<yoastmark class=

Đánh giá yếu tố di truyền

Các bệnh lý di truyền cần được thăm khám và lấy thông tin đầy đủ gồm:

– Các dị tật hình thái bẩm sinh như: hở hàm ếch, nứt đốt sống, bệnh tim bẩm sinh, trật khớp háng, chân khoèo…

– Bệnh di truyền như: thiểu năng giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, thalassemia, máu khó đông, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh…

– Bệnh động kinh, hội chứng Down, chậm phát triển,…

– Tiền sử sảy thai, sinh non, …

Đối với các trường hợp này, cặp đôi sẽ được chỉ định kiểm tra gen và nhiễm sắc thể để xác định được tỷ lệ phần trăm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh nếu mang thai, từ đó có lời khuyên và định hướng phù hợp.

Những lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản

Để có được một kết quả chính xác nhất và không mất quá nhiều thời gian, bạn cần lưu ý những điều sau đây :

– Cung cấp đầy đủ thông tin: tình trạng bệnh lý (nếu có) trước đó, chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng xuất tinh,…

– Không nên đi khám trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Không nên quan hệ tình dục trước khi đi kiểm tra sức khỏe 24h

– Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và thoáng mát khi đi khám.

– Nhịn ăn ít nhất 8h trước khi làm xét nghiệm máu, chỉ uống nước lọc, không uống các loại nước ngọt, nước hoa quả, nước có gas.

– Nhịn ăn ít nhất 4h trước khi làm siêu âm ổ bụng, chỉ uống nước lọc và nhịn tiểu khoảng 1 tiếng.

– Đối với các chị em bị viêm tuyến vú, đang có kinh nguyệt hoặc bị áp se vú chỉ nên chụp X – quang vào ngày thứ 7 hoặc thứ 14 của chu kỳ. 

Khám sức khỏe sinh sản tại Bệnh viện Quốc tế Dolife – “chìa khóa” bảo vệ hạnh phúc lứa đôi

Theo bác sĩ chuyên khoa tại Dolife, các cặp đôi nên có kế hoạch khám sức khỏe sinh sản trước khi dự định sinh con khoảng 3- 6 tháng, để đảm bảo về hình thái và sức khỏe cho con sau này. 

Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cũng được xem là hình thức sàng lọc bước một trong việc nâng cao chất lượng dân số hiện nay.

Hiện tại, Bệnh viện Quốc tế Dolife đang triển khai các gói khám sức khỏe sinh sản với nhiều xét nghiệm kiểm tra bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm sẽ mang đến cho gia đình trẻ sự chuẩn bị tốt nhất cho hạnh phúc trong tương lai.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]