Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là gì?

23/08/2024
Tác giả: admin
Chia sẻ

Bạn có biết, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh vô cùng phổ biến ở nam giới, đặc biệt là nam giới trên 50 tuổi. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây tử vong đứng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi. Lúc này, việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là vô cùng quan trọng giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Vậy tầm soát bao gồm những bước gì, cùng tìm hiểu nhé! 

Tìm hiểu khái quát về bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt 

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính xuất phát từ những tế bào ở bên trong tuyến tiền liệt phát triển một cách mất kiểm soát. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường phát triển âm thầm nên rất khó phát hiện. Đáng chú ý, nếu như không được điều trị kịp thời, khối u có nguy cơ xâm lấn ra bên ngoài tuyến đến các cơ quan lân cận như túi tinh hay bàng quang. 

Nguy hiểm nhất có thể nói là ở giai đoạn cuối. Lúc này, tế bào ung thư di căn đến các vị trí lân cận như xương, phổi hay gan… dẫn đến tử vong. 

Nhìn chung, đây là một dạng ung thư khá nghiêm trọng. Hầu hết người mắc ung thư tuyến tiền liệt ở mức nhẹ có thể sống nhiều năm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng trở nặng.

Do đó, có thể thấy, việc tầm soát ung thư từ sớm là vô cùng quan trọng đối với nam giới.

Bạn có biết, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh vô cùng phổ biến ở nam giới?
Bạn có biết, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh vô cùng phổ biến ở nam giới?

Những đối tượng nào cần thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt càng sớm càng tốt? 

Tầm soát ung thư nên thực hiện càng sớm càng tốt bởi nếu phát hiện ung thư kịp thời thì khả năng điều trị thành công càng cao. Do đó, nam giới ở độ tuổi trên 50 thuộc những trường hợp sau nên được tầm soát ung thư: 

– Trường hợp người có tiền sử người thân trong gia đình cũng bị ung thư tuyến tiền liệt

– Trường hợp người mắc bệnh lý liên quan đến hệ niệu đạo 

– Trường hợp người gặp phải một số hiện tượng bất thường như là: Gặp khó khăn khi đi tiểu, đau rát khi tiểu, đi tiểu ra máu hoặc tiểu nhiều về đêm

– Trường hợp người có biểu hiện: Khó duy trì cương cứng khi quan hệ tinh dục, tinh dịch rỉ máu… 

– Trường hợp người bị táo bón mãn tính hoặc các vấn đề về đường ruột

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt nên được thực hiện càng sớm càng tốt
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt nên được thực hiện càng sớm càng tốt

Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt là gì? 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt có thể là do sự gia tăng bất thường từ các tế bào ung thư kết tạo thành khối u. Cụ thể là khi các tế bào ung thư lây lan qua máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Bên cạnh đó, từ số liệu thống kê cho thấy, di truyền cũng là yếu tố gây bệnh. Cụ thể, người đàn ông có tiền sử gia đình mắc bệnh mang nguy cơ rủi ro cao hơn. Cùng với đó, thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh cũng là một trong những thủ phạm hàng đầu dẫn đến ung thư.

Tìm hiểu các phương pháp tầm soát ung thư tuyến tiền liệt 

Phương pháp 1: Chụp cắt lớp vi tính ở vùng trực tràng 

Đây có thể nói là xét nghiệm bắt buộc đối với ung thư tuyến tiền liệt. Để thực hiện, trước tiên các bác sĩ sẽ sử dụng găng tay y tế để bôi trơn. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ngón tay vào trực tràng nhằm đánh giá sự thay đổi bất thường ở tuyến tiền liệt. Thông thường thì ung thư bắt đầu ở vị trí phía sau của tuyến và có thể được phát hiện bằng thủ thuật này. 

Nhìn chung, thủ thuật chụp cắt lớp vi tính trực tràng có thể giúp phát hiện từ 55% đến 68% ung thư ngay cả khi bệnh chưa có triệu chứng. Tuy nhiên, thủ thuật này có nhược điểm là gây cảm giác khó chịu, căng tức cho bệnh nhân. 

Phương pháp 2: Xét nghiệm máu phương pháp PSA 

Trong trường hợp người bệnh không có triệu chứng cụ thể, lúc này xét nghiệm máu PSA sẽ được sử dụng để sàng lọc. Việc xét nghiệm mang lại những ý nghĩa rất quan trọng như:

– Kiểm tra thể chất và kiểm tra khối u để làm căn cứ quyết định hướng điều trị.

– Xác định chính xác giai đoạn ung thư và mức độ ung thư có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. 

– Theo dõi trước và sau quá trình điều trị ung thư. 

Xét nghiệm máu PSA dành cho những trường hợp không có dấu hiệu cụ thể
Xét nghiệm máu PSA dành cho những trường hợp không có dấu hiệu cụ thể

Phương pháp 3: Siêu âm cắt ngang

Biện pháp siêu âm này được sử dụng để kiểm tra tuyến tiền liệt ở nam giới có mức PSA cao bất thường. 

Siêu âm cắt ngang là biện pháp sử dụng đầu dò nhỏ có chiều rộng bằng ngón tay được bôi trơn sau đó tiếp tục đưa vào trực tràng. Khi đi sâu vào tuyến tiền liệt, đầu dò phát ra sóng siêu âm, truyền hình ảnh trắng đen với máy tính được kết nối. Hiện nay, siêu âm cắt ngang cho phép bác sĩ phát hiện sớm và điều trị ung thư. 

Phương pháp 4: Xét nghiệm sinh thiết ung thư 

Khi xét nghiệm máu PSA cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để xác định chính xác bạn có mắc bệnh hay không.

Trước tiên, bác sĩ sẽ sử dụng đầu kim lấy các mẫu nhỏ của tuyến tiền liệt. Tiếp theo, bác sĩ dùng kính hiển vi để quan sát mẫu nhằm chẩn đoán. Phương pháp này thường được kết hợp với siêu âm cắt ngang để đưa cây kim mỏng, rỗng xuyên qua thành trực tràng vào đến tuyến tiền liệt. 

Trong quá trình sinh thiết, bạn sẽ có cảm giác hơi đau đớn một chút. Tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi cảm giác này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Hầu hết khi gây tê bác sĩ sẽ gây tê vùng được chỉ định làm sinh thiết bằng cách tiêm thuốc gây tê. 

Phương pháp 5: Chụp cộng hưởng từ MRI 

MRI là phương pháp giúp bác sĩ xác định được mức độ lan rộng của khối u ác tính tới tổ chức xung quanh. Trong đó, MRI nội trực tràng được áp dụng trong sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Phương pháp này giúp bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh rõ nét của trực tràng. 

So với những kỹ thuật khác thì có thể nói MRI có độ chính xác tương đối vượt trội. Ngoài ra, chụp MRI còn mang tác dụng đánh giá sự xâm lấn của ung thư, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho biện pháp sinh thiết. 

Hy vọng rằng qua những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm vững về tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Như đã đề cập trước đó, đây là một trong những dạng ung thư nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong. Do đó, việc tầm soát trong giai đoạn phù hợp là vô cùng cần thiết để phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ ung thư di căn. 

Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ đến HOTLINE 1900 1984 để chúng tôi có thể hỗ trợ giải đáp thắc mắc và tư vấn nhanh chóng nhất. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không?

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không?

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Nếu như mẹ đang có những thắc mắc tương tự, cùng theo dõi bài viết để được giải đáp chi tiết nhé! Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sinh non  Trẻ sinh non là trẻ […]

Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?

Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?

Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]

Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?

Theo nghiên cứu, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở Việt Nam. Để hiểu đúng về trĩ ngoại và trả lời cho câu hỏi Trĩ ngoại độ mấy cần phẫu thuật?, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Trĩ ngoại là bệnh gì? Bệnh trĩ ngoại […]