Tầm soát ung thư là gì? Có được hưởng bảo hiểm y tế không?

16/06/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

1/3 ung thư có thể phòng ngừa và 1/3 có thể chữa khỏi nhờ chẩn đoán sớm. Tầm soát ung thư là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư hiệu quả. Phương pháp này có gì đặc biệt đến vậy? 

Tầm soát ung thư có được hưởng BHYT không?
Tầm soát ung thư có được hưởng BHYT không?

Tầm soát ung thư là gì?

Ung thư là bệnh lý nguy hiểm. Ung thư xảy ra khi có sự xuất hiện của tế bào không bình thường trong cơ thể. Các tế bào này sinh trưởng không kiểm soát, tạo thành một khối u. Các khối u dần xâm lấn, phá hủy các mô lành trong cơ thể, gây tử vong. 

Ung thư có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Bệnh lý này không phân biệt tuổi tác, giới tính. Hiện, số ca mắc mới và tử vong do ung thư liên tục tăng dần theo từng năm. Phát hiện ung thư qua tầm soát là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa, điều trị sớm ung thư hiệu quả.

Đây là phương pháp thăm khám để phát hiện ung thư trước khi bệnh có triệu chứng. Các tế bào ung thư được phát hiện từ sớm qua các kiểm tra, xét nghiệm. Điều này giúp tăng khả năng phòng ngừa và điều trị. 

Vai trò của tầm soát ung thư với sức khỏe

Theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế, người dân nên thực hiện tầm soát định kỳ 6 tháng – 1 lần/năm. 

Tầm quan trọng của tầm soát sàng lọc ung thư

Qua một số xét nghiệm phù hợp, tầm soát giúp mỗi người nắm rõ được tình trạng cơ thể của chính mình. Tầm soát giúp:

– Phát hiện các tổn thương bất thường, tổn thương lành tính.

– Phát hiện tổn thương tiền ung thư.

– Phát hiện tổn thương nghi ngờ ung thư thấp, ung thư cao.

Tầm soát định kỳ, đúng phương pháp giúp sớm phát hiện các tổn thương và chẩn đoán ung thư từ giai đoạn sớm. Điều này đóng vai trò quan trọng, giúp tăng cơ hội chữa khỏi bệnh và tiết kiệm chi phí điều trị.

Các dạng tầm soát

Hiện có nhiều phương pháp tầm soát phù hợp với từng bệnh lý ung thư khác nhau:

– Ung thư dạ dày: nội soi dạ dày, sinh thiết, chụp cắt lớp.

– Ung thư đại tràng: xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại tràng, sinh thiết, siêu âm ổ bụng, chụp CT cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.

– Ung thư phổi: CT ngực liều thấp, CT scan có thuốc cản quang và/hoặc PET/CT, sinh thiết nốt bất thường ở phổi.

– Ung thư gan: xét nghiệm AFP trong máu, sinh thiết khối u nghi ngờ ung thư gan, chẩn đoán hình ảnh.

Ung thư cổ tử cung: Phết tế bào cổ tử cung, xét nghiệm HPV, nạo nội mạc cổ tử cung, soi cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung.

Ung thư vú: siêu âm tuyến vú, nhũ ảnh (chụp X-quang tuyến vú), chụp cộng hưởng từ tuyến vú (MRI), làm xét nghiệm sinh thiết – giải phẫu bệnh.

– Ung thư tiền liệt tuyến: khám trực tràng bằng tay, chụp cộng hưởng từ MRI vùng chậu, xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA) trong máu, chụp xạ hình xương, sinh thiết.

– …

Tầm soát ung thư giúp người dân chủ động bảo vệ sức khỏe hiệu quả
Tầm soát ung thư giúp người dân chủ động bảo vệ sức khỏe hiệu quả

Quy trình tầm soát

Các loại ung thư khác nhau có phương pháp tầm soát không giống nhau. Từ kết quả tầm soát, bác sĩ sẽ phát hiện dấu hiệu ung thư. Sau đó, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Quy trình chung gồm 3 bước:

Bước 1: Khám lâm sàng

Trước khi thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng:

– Tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh của khách hàng và gia đình.

– Đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe.

– Hỏi về các triệu chứng bất thường: Có bị đau nhức ở đâu không? Các dấu hiệu bất thường sức khỏe nào không?

Đây là những căn cứ quan trọng để bác sĩ chỉ định phương pháp tầm soát phù hợp.

Mỗi loại ung thư có phương pháp tầm soát riêng. Khám tầm soát được thực hiện trên người bình thường, chưa có triệu chứng bệnh và áp dụng các phương pháp chẩn đoán xâm lấn tối thiểu. Thông qua kết quả tầm soát, bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu ung thư ở giai đoạn sớm.

Bước 2: Kiểm tra cận lâm sàng cơ bản

Một số xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định như: 

– Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm tế bào

– Xét nghiệm phân

– …

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Tùy theo nhu cầu tầm soát, bác sĩ có thể chỉ định thăm dò bằng hình ảnh với các phương pháp như:

– Nội soi

– Siêu âm

– Chụp X-quang

– Chụp CT cắt lớp

– Chụp cộng hưởng từ

– …

Sau đó nhận kết quả từ bác sĩ đọc kết quả và đưa ra tư vấn phù hợp.

Tầm soát ung thư có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Tầm soát là hoạt động được khuyến cáo thực hiện định kỳ. Tùy theo từng gói khám mà chi phí cho việc tầm soát sẽ khác nhau. Nhiều người cũng thắc mắc rằng liệu hoạt động này có được hưởng bảo hiểm y tế không.

Thực tế, tầm soát cho ung thư không nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế. Người dân khi thực hiện tầm soát phải từ chi trả 100% chi phí. Tuy nhiên, chi phí mỗi lần thực hiện tầm soát không nhiều. Đặc biệt, so với việc điều trị ung thư nếu không được phát hiện ở giai đoạn sớm thì chi phí tầm soát chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Hơn nữa, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Đừng để ung thư trở thành nỗi lo, cản trở cuộc sống của chính bạn. Chủ động tầm soát sàng lọc ung thư định kỳ hay ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất ổn là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cuộc sống của người thân xung quanh.

Bệnh viện Quốc tế DoLife là một trong những cơ sở y tế hàng đầu mang đến chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ tốt nhất cho nhân dân. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu, hệ thống trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao, DoLife mang đến đa dạng gói tầm soát sàng lọc ung thư với giá cả phải chăng giúp người dân bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu sâu hơn về việc tầm soát ung thư và tầm quan trọng của hoạt động này. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hàng hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 của DoLife ngay để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]