Tầm soát ung thư cổ tử cung | Xét nghiệm Pap và HPV

08/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân đứng thứ ba thế giới về tỷ lệ gây tử vong ở phụ nữ. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung như:  tầm soát HPV DNA, tầm soát Pap Smear,… được ví như “chìa khóa vàng” giúp phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Tầm soát ung thư cổ tử cung có vai trò quan trọng trong công tác điều trị bệnh?

Tỷ lệ thành công cao

Tầm soát sớm giúp phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng phát triển thành tế bào ung thư. Đây là điều tiên quyết giúp tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 – 90%. 

Nguy hiểm đến sức khỏe nếu không phát hiện kịp thời

– Ung thư là bệnh đặc thù nên nếu phát hiện muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn. Hiệu quả điều trị lúc này sẽ giảm dần ,… 

– Tầm soát ung thư càng sớm tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. 

Hai loại xét nghiệm phổ biến để tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát Pap

Pap smear là một loại xét nghiệm phổ biến trong tầm soát ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này được thực hiện nhằm thu thập các tế bào từ cổ tử cung. Xét nghiệm này được tiến hành bằng cách lấy dịch âm đạo soi dưới kính hiển vi xem những tế bào này có chứa tế bào tiền ung thư hoặc ung thư hay không.

Ưu điểm của Tầm soát Pap 

– Chi phí xét nghiệm thấp.

– Xét nghiệm soi dưới kính hiển vi nên không đòi hỏi phải có máy móc và công nghệ hiện đại.

– Quy trình lấy mẫu nhanh chóng,  đơn giản và không đau.

Hạn chế của tầm soát Pap 

– Độ nhạy thấp từ 50 – 70%, độ đặc hiệu 60 – 95%.

– Nên duy trì làm xét nghiệm hàng năm. 

– Độ khách quan không cao.

– Có nguy cơ dương tính giả do dễ bị bỏ sót tế bào trong quá trình chuẩn bị mẫu. Vì vậy cần làm thêm các xét nghiệm khác hoặc thực hiện kèm tầm soát HPV để có kết quả chính xác nhất.

Tầm soát HPV

Virus HPV nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa lây truyền qua đường tình dục. Tế bào HPV được tìm thấy trong 99% khối u cổ tử cung của phụ nữ, đặc biệt là type 16 và 18.

Ưu điểm của tầm soát HPV

– Tầm soát HPV là kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến cho kết quả chính xác người bệnh có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hay không. 

– Xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng. 

Cách đọc kết quả của tầm soát HVP

– Kết quả dương tính: Người bệnh sẽ thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung. Cần được bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh và cần thực hiện xét nghiệm HPV và Pap trong 12 tháng tiếp theo.

– Kết quả âm tính: Người bệnh nên duy trì thực hiện tầm soát HPV và pap định kỳ mỗi 3-5 năm.

Để kết quả sàng lọc được chắc chắn nhất, người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm sau nếu có kết quả dương tính:

– Soi cổ tử cung

Siêu âm ổ bụng

– Sinh thiết

Tầm soát Pap và tầm soát  HPV có gì giống và khác nhau?

Giống nhau: 

Đều là xét nghiệm chuẩn đoán tế bào ung thư cổ tử cung

Khác nhau: 

Đây là 2 dạng xét nghiệm khác và không thể thay thế cho nhau. 2 loại xét nghiệm này Bộ đôi này cùng tiếp cận và bổ trợ lẫn nhau làm tăng khả năng phát hiện tế bào bất thường tiền ung thư cổ tử cung.

– Pap giúp phát hiện được những tế bào gây ra ung thư cổ tử cung

– HPV giúp phát hiện có hay không sự xuất hiện của virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung.

Bác sĩ thường sẽ kết hợp 2 phương pháp xét nghiệm HPV và Pap để không bỏ sót cơ hội phát hiện ung thư

Thời điểm vàng nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Nên tầm soát ung thư cổ tử cung ở độ tuổi nào? 

– Việc tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến cáo thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên

– Khi người phụ nữ đã có quan hệ tình dục

Tần suất tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến nghị

Chuyên gia khuyến nghị tần suất định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là từ 1 – 3 năm/lần. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm chị em phụ nữ sẽ có lịch trình khác nhau, cụ thể như sau:

– Phụ nữ từ 21-29 tuổi

Thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm/1 lần nếu kết quả xét nghiệm bình thường. Đây là độ tuổi không được khuyến cáo làm xét nghiệm HPV.

– Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi

+ Pap: Nên tầm soát 3 năm/lần nếu kết quả không có bất thường

+ HPV:Nên tầm soát 5 năm/lần nếu kết quả không có bất thường.

+ Thực hiện đồng thời Pap và HPV: tầm soát 5 năm/1 lần nếu kết quả xét nghiệm không có bất thường.

– Người trên 65 tuổi

Nếu không phát hiện bất thường nào ở tế bào cổ tử cung, phụ nữ ở độ tuổi này có thể ngừng tầm soát nếu trong vòng 10 năm thực hiện cả hai xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính.

Lưu ý quan trọng

Để đạt hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Người bệnh cần lưu ý:

– Không được quan hệ tình dục trong vòng 2-3 ngày trước khi làm xét nghiệm

– Không sử dụng băng vệ sinh, tampons, thuốc đặt âm đạo, không thụt rửa âm đạo trong 2-3 ngày trước khi xét nghiệm.

– Không đi khám, làm xét nghiệm nếu đang trong kỳ kinh nguyệt

– Sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung xong, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể vận động đi lại và ăn uống bình thường. 

– Một số trường hợp âm đạo có thể bị chảy máu sau khi xét nghiệm xong. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường. Nếu máu chảy quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra ngay.

Tầm soát ung thư cổ tử cung chính là điều tiên quyết hàng đầu đối với chị em phụ nữ với mục đích là tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư gây nguy hiểm đến sức khỏe. Từ đó có thể tăng cơ hội điều trị thành công và giảm tối đa gánh nặng chi phí điều trị.

Liên hệ ngay để được tư vấn trực tiếp!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]