Tầm soát ung thư phụ nữ và những điều cần lưu ý

12/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Theo thống kê, ở Việt Nam phụ nữ từ độ tuổi 30 trở lên thường có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung. Và có tới hơn 50% trong số đó tử vong vì căn bệnh này, chính vì vậy tầm soát ung thư phụ nữ định kỳ chính là khuyến nghị hàng đầu của chuyên gia sản khoa. 

Tầm soát ung thư phụ nữ là gì?

Tầm soát ung thư là việc thực hiện các loại xét nghiệm để kiểm tra có các tế bào bất thường tồn tại trong cơ thể hay không. Việc tầm soát ung thư phụ nữ định kỳ có thể giúp phát hiện sớm bệnh và kịp thời có những biện pháp điều trị, tăng khả năng sống cho người bệnh hơn.

Trong các loại ung thư ở phụ nữ thì hai loại ung thư cổ tử cungung thư vú đều có thể sàng lọc và phát hiện sớm. Đặc biệt, ung thư vú có thể phát hiện sớm nhất và có tỷ lệ sống trên 5 năm là 100% thậm chí là hơn thế rất nhiều. Còn đối với  với ung thư cổ tử cung là từ 80 – 93%.

Một số loại ung thư phụ nữ thường gặp

Ung thư cổ tử cung 

– Ung thư cổ tử cung chính là bệnh ung thư xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ, đặc biệt thường gặp ở những phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

– Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới chính Virus HPV 

Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung

Ung thư vú

Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều ở những phụ nữ chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung, đặc biệt là những người trước khi sinh. Bệnh tiến triển khá nhanh và có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các bệnh ung thư ở phụ nữ. Tuy tỷ lệ mắc bệnh ít hơn so với các bệnh khác nhưng thường khó điều trị do bệnh không có biểu hiện rõ ràng và rất khó phát hiện.

Tại sao nên tầm soát ung thư phụ nữ?

Tầm soát ung thư sớm quan trọng như thế nào

Nhiều người cho rằng việc đi tầm soát ung thư phụ nữ định kỳ là không cần thiết và tốn thời gian nếu bản thân đang khỏe mạnh. Những thực tế theo khuyến cáo của các chuyên gia thì bệnh ung thư cổ tử cung thường diễn tiến âm thầm từ 10 – 15 năm, nếu để đến lúc có những triệu chứng bất thường về sức khỏe thì đã diễn biến bệnh phức tạp.

Chính vì vậy, chị em phụ nữ nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị và nâng cao tỷ lệ sống hơn. 

Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nếu tầm soát ung thư sớm

Việc tầm soát ung thư sớm có thể nâng cao tỷ lệ sống của bệnh nhân lên rất nhiều lần, tùy thuộc vào thời điểm chữa trị bệnh mà tỷ lệ này có thay đổi cụ thể như sau: 

  • Ung thư giai đoạn I: Trong giai đoạn này tỷ lệ sống trên 5 năm là 80 – 90%.
  • Ung thư giai đoạn II: Trong giai đoạn này tỷ lệ sống trên 5 năm là 50 – 60%.
  • Ung thư giai đoạn III: Trong giai đoạn này tỷ lệ sống trên 5 năm là 25 – 35%.
  • Ung thư giai đoạn IV: Trong giai đoạn này tỷ lệ sống trên 5 năm là dưới 15%.
  • Khi bệnh đã di căn tới các cơ quan khác thì tỷ lệ tử vong là hơn 90% trong vòng 5 năm.

Tầm soát ung thư phụ nữ có những bước nào

Tầm soát ung thư phụ nữ là phương án tối ưu và nhanh chóng giúp phát hiện tình trạng sức khỏe hiện tại của chị em phụ nữ. Nên đi khám tầm soát ung thư phụ nữ định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ. Việc tầm soát ung thư phụ nữ sẽ thực hiện qua các bước sau:

  • Bác sĩ thăm khám phụ khoa
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Tiến hành soi cổ tử cung nhằm phát hiện tổn thương bất thường.
  • Thực hiện xét nghiệm Pap: Đây là một xét nghiệm rất đơn giản bằng cách lấy dịch soi tươi qua kính hiển vi nhằm tìm kiếm sự thay đổi các tế bào bất thường.
  • Xét nghiệm HPV: HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, kết quả này mang tính chất quyết định trong việc sàng lọc ung thư cổ tử cung.
  • Sinh thiết cổ tử cung: Là bước cuối cùng để chắc chắn kết quả sau khi phát hiện dấu hiệu bất thường qua soi cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap.
  • Các xét nghiệm khác được bác sĩ chỉ định như: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu…

Nên thực hiện tầm soát ung thư phụ nữ khi nào

Độ tuổi nào nên tầm soát ung thư phụ nữ 

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư đang có dấu hiệu gia tăng theo từng năm. Chính vì thế, cần có lịch khám tầm soát ung thư theo từng loại bệnh tương ứng từng độ tuổi như sau:

  • Bệnh ung thư vú: Nên thực hiện tầm soát từ tuổi 40.
  • Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ từ 21 trở lên. Từ 65 tuổi trở lên có thể dừng tầm soát ung thư phụ nữ định kỳ nếu các xét nghiệm trước đó có kết quả bình thường.
  • Ung thư trực tràng: Nên thực hiện tầm soát thường xuyên từ tuổi 45.
  • Ung thư phổi: Phụ nữ sử dụng thuốc lá có nguy cơ rất cao nên thực hiện tầm soát sớm.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Nên thực hiện tầm soát từ 45 tuổi.
  • Ung thư buồng trứng: Tầm soát từ 30 tuổi 
Ung thư phụ nữ nên được thăm khám định kỳ
Ung thư phụ nữ nên được thăm khám định kỳ

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung 

Tùy thuộc vào loại xét nghiệm sẽ có lịch trình tầm soát định kỳ khác nhau. Thông thường phụ nữ là định kỳ từ 1 – 3 năm/lần.

Những điều cần lưu ý khi tầm soát ung thư phụ nữ

Chị em phụ nữ cần lưu ý một số điều sau để quá trình tầm soát ung thư diễn ra suôn sẻ, cho ra kết quả chính xác nhất:

  • Không sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn trước khi làm xét nghiệm.
  • Nên thăm khám sau kỳ kinh nguyệt từ 10 đến 14 ngày.
  • Không quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo, dùng thuốc đặt âm đạo,… 2 đến 3 ngày trước khi đi khám.
  • Cần thông báo cho bác sĩ trước khi thăm khám nếu đang sử dụng thuốc điều trị về phụ khoa để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Hiện nay, rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư phụ nữ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tại Dolife, hệ thống trang thiết bị hiện đại và trình độ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao chính là địa điểm uy tín hàng đầu dành cho chị em phụ nữ hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí. 

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]