Chu kỳ kinh nguyệt và những điều chị em cần biết

05/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường khi nữ giới bước vào giai đoạn dậy thì. Vậy chu kỳ kinh nguyệt là gì? Và chị em cần lưu ý điều gì để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt, kỳ kinh nguyệt. Đây là sự bong tróc ra hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con) ở người phụ nữ. Máu kinh gồm một phần là máu, một phần là mô niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) từ bên trong tử cung chảy qua cổ tử cung và được đẩy ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

Sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ là nguyên nhân khiến kinh nguyệt xuất hiện. Thông thường, trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1-2 trứng và có một trứng được phóng ra. 

Lúc này, nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa để sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai. 

Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu. Như vậy, nếu như xuất hiện kinh nguyệt, tức là bạn không có thai.

Thông thường, một chu ký kinh nguyệt ở nữ giới sẽ diễn ra từ 3 – 7 ngày. Thời gian chu kỳ sẽ kéo dài tùy thuộc vào từng người.  Thời gian giữa các chu kỳ sẽ cách nhau khoảng 28 – 30 ngày. Đôi khi một số người có thể cách nhau đến 35 ngày. Thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài có thể phản ánh tình hình sức khỏe của bạn và bạn nên tới gặp bác sĩ. 

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được chia thành các gia đoạn sau:

1. Giai đoạn kinh nguyệt

Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh. Nó còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra. Khi đó, lớ niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Lúc này nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.

Cùng với việc ra máu kinh, giai đoạn này cơ thể cũng xuất hiện các triệu chứng như:

– Đau bụng kinh

– Đau lưng

– Đau đầu

– Mọc nhiều mụn

– Dễ nóng giận

– Tâm trạng nhạy cảm, thất thường,…

Thông thường, một giai đoạn hành kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày. Tuy nhiên có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

2. Giai đoạn nang trứng

Đây là giai đoạn xảy ra song song với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi rụng trứng

Trong giai đoạn này, tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 – 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể.

Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi nồng độ Estrogen và làm dày niêm mạc tử cung. Từ đó tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

3. Giai đoạn rụng trứng

Đây là khoảng thời gian duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Lúc này, buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng trưởng thành. Trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.

Quá trình rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.

4. Giai đoạn hoàng thể

Đây là giai đoạn xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng.  Lúc này, hormone Progesterone và một số Estrogen được cơ thể giải phóng. Nồng độ hormone này tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.

Trong trường hợp nếu quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên. Từ đó đảm bảo sự an toàn khi mang thai.

Trong trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt. Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 – 17 ngày. Nếu không mang thai, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể như:

– Ngực bị sưng đau.

– Tâm trạng bị thất thường.

– Bị chướng bụng, đầy hơi.

– Khó ngủ, mất ngủ.

– Ham muốn tình dục bị thay đổi.

– Thèm ăn.

Khi nào được coi là rối loạn kinh nguyệt?

Khi có những biểu hiện sau đây, bạn có thể đang bị rối loạn linh nguyệt. Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra phương án điều trị phù hợp:

– Không có kinh trong 90 ngày.

– Số ngày hành kinh kéo dài hơn 8 ngày.

– Máu kinh quá nhiều so với bình thường

– Phụ nữ bị đau bụng dưới, buồn nôn, hoặc nôn dữ dội trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.

– Các giai đoạn hành kinh của chu kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày, hoặc nhiều hơn 38 ngày.

– Chảy máu hoặc có đốm máu giữa các giai đoạn hành kinh của chu kỳ kinh nguyệt.

– Kỳ kinh được xem là không đều nếu chênh lệch giữa độ dài các chu kỳ vượt quá 7-9 ngày (tùy giai đoạn cuộc đời).

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nên đến gặp bác sĩ khi kỳ kinh diễn ra quá dài hoặc quá ngắn
Nên đến gặp bác sĩ khi kỳ kinh diễn ra quá dài hoặc quá ngắn

Kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường rất có thể là sự báo hiệu rằng bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu như:

– Qua 16 tuổi nhưng không thấy xuất hiện kinh nguyệt

– Không có kinh trong 2 tháng hoặc hơn.

– Kỳ kinh kéo dài hơn so với bình thường

– Chảy máu nhiều hơn so với chu kỳ bình thường.Đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh.

– Chảy máu giữa các kỳ kinh.

– Bạn chậm kinh sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn.

Trên đây là những thông tin về chủ đề kinh nguyệt. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liện hệ đến DOLIFE để được tư vấn và giải đáp!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua 

Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?

Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]