Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt chị em nhất định phải biết - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt chị em nhất định phải biết

24/08/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Hành kinh là hiện tượng sinh lý quen thuộc với nữ giới ở trong độ tuổi sinh sản. Hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt giúp chị em “đón nhận” việc “đến tháng” nhẹ nhàng hơn, đồng thời chủ động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản bản thân.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường, tự nhiên, được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở nữ giới. Thông thường, kinh nguyệt diễn ra hàng tháng, bắt đầu xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì từ 12 – 16 tuổi và kéo dài đến khoảng 45 – 55 tuổi. 

Trong mỗi kỳ kinh, cơ thể phụ nữ thường rụng từ 1 – 2 trứng, trong đó, 1 trứng được phóng ra. Sau đó, nội mạc tử cung sẽ bao phủ lên bề mặt tử cung, sẵn sàng cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành vào thai. Nếu trứng phóng ra không gặp và thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng sẽ bong ra và bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Thời kỳ hành kinh là thời gian cơ thể loại bỏ lớp nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu qua đường âm đạo ra ngoài. Về thành phần, máu kinh khác hoàn toàn với máu trong cơ thể.

Một kỳ hành kinh thường kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy cơ địa mỗi người. Thời gian của mỗi chu kỳ kinh nguyệt ổn định thường là 28 – 30 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá dài hoặc quá ngắn, rất có thể sức khỏe của chị em không được ổn định, chị em nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để được xác định tình trạng sức khỏe.

4 giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh là thời gian từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt này đến ngày đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt liền sau. Sự tăng – giảm hormone trong cơ thể sẽ kích hoạt các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian mỗi chu kỳ kinh của mỗi trường có thể khác nhau nhưng về cơ bản thì quá trình là giống nhau.

Chu kỳ kinh nguyệt gồm 4 giai đoạn
Chu kỳ kinh nguyệt gồm 4 giai đoạn

Chu kỳ kinh nguyệt cơ bản gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn kinh nguyệt (Giai đoạn hành kinh)

– Là giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, thường diễn ra trong khoảng 3 – 7 ngày.

– Diễn ra khi trứng của chu kỳ trước không được thụ tinh, quá trình mang thai không diễn ra. Trong thời gian này, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm sút, niêm mạc tử cung bị bong ra, trứng được giải phóng ra ngoài cùng với chất nhầy, máu.. qua đường âm đạo và tạo nên kinh nguyệt.

– Một số triệu chứng thường xuất hiện trong giai đoạn này:

+ Tâm trạng nhạy cảm, thất thường, dễ tức giận…

+ Đau bụng kinh

+ Đau tức ngực, lưng dưới

+ Đau đầu

+ …

Giai đoạn nang trứng

– Diễn ra song song cùng giai đoạn hành kinh. Bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và kết thúc vào ngày trứng rụng. Thường kéo dài từ 11 – 17 ngày.

– Hormone được giải phóng để kích thích buồng trứng sản xuất 5 – 20 nang trứng nhỏ. Mỗi nang chứa trứng chưa trưởng thành. Chỉ trứng khỏe mạnh nhất mới trưởng thành, còn số trứng không trưởng thành sẽ được cơ thể tái hấp thu.

– Ở giai đoạn này, quá trình thụ thai dễ dàng diễn ra bởi nồng độ Estrogen thay đổi cùng lớp niêm mạc tử cung dày giúp tạo ra môi trường giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi.

Giai đoạn rụng trứng

– Diễn ra trong vòng 24h, vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt 

– Đây là giai đoạn duy nhất mà phụ nữ có thể mang thai. Khi trứng trưởng thành được giải phóng từ buồng trứng sẽ di chuyển đến tử cung rồi được thụ tinh bởi tinh trùng.

– Nếu trứng trong giai đoạn này không được thụ tinh sẽ chết hoặc tan ra trong cơ thể.

Giai đoạn hoàng thể

– Thường kéo dài trong khoảng 11 – 17 ngày khi nang trứng giải phóng trứng.

– Trong giai đoạn này, nồng độ Progesterone và Estrogen tăng cao khiến niêm mạc tử cung dày lên, chuẩn bị cho quá trình thụ tinh tiếp theo.

Nếu quá trình thụ tinh diễn ra, hormone gonadotropin trong cơ thể có vai trò duy trì hoàng thể, và giữ độ dày của niêm mạc tử cung, bảo vệ bào thai.

Nếu quá trình mang thai không diễn ra, bào thể sẽ co lại và được cơ thể tái hấp thu. Sau đó, nồng độ Estrogen và Progesterone suy giảm và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới. Lớp niêm mạc tử cung cũng sẽ bong re kèm với máu, trứng và dịch nhầy âm đạo tạo kinh nguyệt.

Ở giai đoạn này, chị em xuất hiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt như:

– Ngực sưng đau. 

– Bụng chướng, đầy hơi.

– Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt.

– Thay đổi ham muốn tình dục.

– Thèm ăn, khó ngủ, mất ngủ.

– Nổi mụn

– …

Lưu ý chăm sóc sức khỏe trong thời gian hành kinh

Hành kinh là việc diễn ra hàng tháng và gây ra không ít bất tiện cho chị em phụ nữ. Để giúp việc “tới tháng” nhẹ nhàng hơn, chị em lưu ý:

– Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm cay, chua, nóng… để không làm tình trạng đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn, đồng thời tránh nguy cơ rong kinh. 

– Không sử dụng đồ ăn, đồ uống có chứa caffeine. Việc tiêu thụ caffeine trong thời gian hành kinh làm tăng cảm giác bồn chồn, lo lắng, tăng tình trạng đau bụng kinh, đồng thời khiến chu kỳ hành kinh dài hơn bình thường.

– Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách. Thay băng vệ sinh tối thiểu 4 tiếng/lần để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

– Không nhổ răng, hiến máu trong thời gian hành kinh.

– Không thụt rửa âm đạo, hay giao hợp để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

– Ăn ngủ nghỉ khoa học, làm việc nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, nặng..

Khi nào được gọi là rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt có nhiều biểu hiện
Rối loạn kinh nguyệt có nhiều biểu hiện

Rối loạn kinh nguyệt là khi kinh nguyệt diễn ra không đều hoặc không bình thường:

– Chu kỳ kinh nguyệt không đều (ít hơn 20 ngày hoặc dài hơn 40 ngày/ chu kỳ).

– Khoảng cách giữa các kỳ kinh không ổn định, không đều (ít hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày).

– 3 tháng không có kinh nguyệt dù không mang thai.

– Máu kinh nhiều/ít hơn so với bình thường.

– Thời gian hành kinh dài hơn 8 ngày.

– Giữa các kỳ kinh xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường.

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. Trong đó, phổ biến là:

– Nội tiết tố thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh.

– Chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt thay đổi.

– Các nguyên nhân thực thể khác như: thai kỳ bất thường, mắc bệnh lý phụ khoa, mắc bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung hay các bệnh lý khác (đái tháo đường, u tuyến yên, u giáp…)…

Nếu chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên có những thay đổi bất thường, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám để hiểu rõ sức khỏe bản thân đồng thời chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản hiệu quả.

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ ngay!

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324