Kinh nguyệt không đều là tình trạng phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Đa phần các trường hợp là không đáng lo ngại. Tuy nhiên, với một số tình huống, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần cẩn trọng ngay!
Kinh nguyệt không đều là như thế nào?
Kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản khi lớp niêm mạc tử cung bị bong và được cơ thể đào thải ra ngoài qua đường âm đạo.
Các chu kỳ kinh nguyệt thường có khoảng cách trung bình là 28 ngày, hoặc từ 24 – 38 ngày với thời gian hành kinh là 3 – 5 ngày với lượng máu kinh ở mỗi kỳ từ 50 – 150ml.
Kinh nguyệt không đều là tình trạng phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì do hoạt động của buồng trứng và nội tiết tố chưa ổn định. Điều này thường diễn ra trong khoảng 2 – 3 năm đầu xuất hiện kinh nguyệt.
Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt không đều nếu kéo dài thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa, cần được thăm khám và điều trị phù hợp.
Hình thức
Kinh nguyệt không đều thường được biểu hiện qua các dấu hiệu như:
– Thời gian giữa các chu kỳ có thể ít hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày. Một số trường hợp có thể chỉ là vài ngày hoặc có thể lên tới vài tháng.
– Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày.
– Lượng máu kinh trong thời gian hành kinh ra quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc bất thường (màu đen, có chứa cục máu đông).
– Giữa hai kỳ kinh có dấu hiệu ra máu.
– Vô kinh thứ phát (kinh nguyệt không xuất hiện từ 6 tháng trở lên) hoặc vô kinh nguyên phát (chưa bao giờ có kinh).
– Trong kỳ kinh xuất hiện tình trạng đau lưng, đau bụng dữ dội, mệt mỏi…
Một số hình thức phổ biến của rối loạn kinh nguyệt như:
– Kinh sớm: kinh nguyệt xuất hiện sớm hơn so với chu kỳ thông thường.
– Chậm kinh: kinh nguyệt đến trễ hơn so với chu kỳ thông thường.
– Rong kinh: Hành kinh kéo dài hơn 7 ngày.
– Kinh thưa: Khoảng cách giữa các kỳ kinh dài (2 – 3 tháng, thậm chí 5 tháng).
– Vô kinh: kinh nguyệt không xuất hiện trong 6 tháng – 1 năm dù đang không mang thai, cho con bú hay mãn kinh.
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp nhất là:
– Dùng thuốc tránh thai nội tiết
– Đang trong thời gian cho con bú: prolactin trong sữa mẹ ức chế hormone sinh sản khiến kinh nguyệt có thể không xuất hiện.
– Hội chứng đa nang buồng trứng khiến tăng lượng androgen gây ra máu nhiều khi có kinh hoặc mất kinh.
– U xơ tử cung khiến kinh nguyệt ra nhiều, đau, thiếu máu.
– Lạc nội mạc tử cung gây ra tình trạng đau bụng dữ dội khi có kinh, kỳ kinh kéo dài, ra nhiều máu và chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
– Mắc bệnh suy giáp khiến kinh ra nhiều hơn, đau bụng dữ dội.
– Mắc bệnh cường giáp khiến kinh nguyệt ra ít hơn, chu kỳ kinh ngắn hơn.
– Rối loạn ăn uống, xuống cân quá nhanh có thể gây mất kinh, rụng tóc, mệt mỏi, đau đầu.
– Tập thể dục quá sức gây ảnh hưởng tới các hormone liên quan đến kinh nguyệt, có thể gây mất kinh, chậm kinh.
– Tiền mãn kinh làm thay đổi estrogen trong cơ thể, làm chu kỳ kinh kéo dài hoặc thu ngắn.
– Stress khiến hormone tuyến yên thay đổi, ảnh hưởng tới quá trình tiết dịch và rụng trứng.
– Thừa cân, tăng cân nhanh.
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc chống đông máu, thuốc tuyến giáp, thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh, thuốc hóa trị, liệu pháp thay thế hormone, aspirin và ibuprofen.
Kinh nguyệt không đều có sao không?
Kinh nguyệt không đều ở các giai đoạn đặc biệt như: dậy thì, sau sinh và đang cho con bú, mãn kinh không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Với các trường hợp thông thường, kinh nguyệt không đều có thể gây ra một số vấn đề như:
– Khó xác định ngày rụng khó khiến việc lên kế hoạch và chuẩn bị mang thai bị ảnh hưởng.
– Thời gian hành kinh kéo dài, lượng máu kinh mất nhiều gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu… Thiếu nhiều máu có thể gây ra những vấn đề đe dọa tính mạng.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh lý phụ khoa. Với các trường hợp u nang buồng trứng, u xơ tử cung… nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở chị em tăng cao.
– Mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến da (dễ nổi mụn, nám, đồi mồi, kém mịn màng, khô ráp…)
Chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân và các dấu hiệu trong mỗi kỳ kinh để phát hiện sớm các bất thường để thăm khám, kiểm tra sức khỏe kịp thời, có hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng có thể xảy đến.
Làm gì khi chu kỳ kinh nguyệt không đều?
Để kiểm tra tình trạng kinh nguyệt không đều, bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra ổ bụng, cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng… xem có bất thường gì không. Các thiết bị soi âm đạo hiện đại sẽ được sử dụng để phát hiện chính xác các bệnh lý phụ khoa.
Chủ động chăm sóc cơ thể để cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt, chị em lưu ý:
– Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, ăn đa dạng thực phẩm để tăng cường sức đề kháng và ổn định nội tiết tố.
– Tập luyện đều đặn, thường xuyên. Tập luyện vừa sức để có một hệ tuần hoàn và trao đổi chất khỏe mạnh, ngăn ngừa rối loạn nội tiết tố.
– Uống nhiều nước để giữ ổn định đường huyết, hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể hoạt động trơn tru.
– Không sử dụng chất kích thích.
– Duy trì sức khỏe tinh thần tốt, luôn thoải mái, tích cực, nghỉ ngơi đầy đủ.
– Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng.
Chị em cần theo dõi sát sao chu kỳ kinh nguyệt của bản thân để sớm phát hiện các bất thường, từ đó kiểm tra và thăm khám kịp thời. Liên hệ hotline 19001984 của DoLife để được hỗ trợ ngay!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]
Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?
Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]
Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?
Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? Khám đường huyết thai kỳ hay […]