Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

19/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm phổ biến, gây ra bởi virus Varicella Zoster với các triệu chứng đặc trưng như:

– Sốt

– Mệt mỏi, chán ăn

– Xuất hiện nốt phỏng trên da với kích thước từ 1 – 3mm.

Thủy đậu tiến triển theo các giai đoạn khác nhau. Các mụn nước thường xuất hiện theo 4 giai đoạn từ nổi sần – mụn mủ – mụn nước – đóng vày. Bệnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng da, để lại sẹo tại những vùng da từng nổi mụn nước.

Thủy đậu gây ra các mọng nước khắp cơ thể
Thủy đậu gây ra các mọng nước khắp cơ thể

Các biến chứng tiềm ẩn của thủy đậu

Thủy đậu thường có nguy cơ biến chứng hoặc diễn tiến nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai, thanh thiếu niên, người có hệ miễn dịch suy giảm. Trong đó:

Biến chứng thủy đậu thường gặp khi trẻ nhỏ mắc bệnh:

+ Viêm da bội nhiễm, nốt rạ sưng mủ để lại sẹo lõm.

+ Suy dinh dưỡng

+ Hoại tử nốt thủy đậu

+ Viêm phổi

+ Viêm não, viêm màng não

+ Viêm tai giữa

+ Co giật, hôn mê

+ Rối loạn tâm thần

Biến chứng thủy đậu thường gặp khi phụ nữ mang thai mắc bệnh (đặc biệt là từ tuần thai 13 đến 20):

+ Sảy thai

+ Dị tật thai nhi: dị dạng sọ, đa dị tật tại tim, hội chứng đầu nhỏ, chi ngắn, đục thủy tinh thể…

+ Trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh nếu mẹ bị thủy đậu trong những ngày cuối thai kỳ. Tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ này lên tới 30%.

Với biến chứng viêm não ở bệnh nhân thủy đậu, nguy cơ tử vong ở người bệnh là 5-20%. Trong đó, các trường hợp được cứu sống, người bệnh vẫn phải đối mặt với nhiều hệ lụy như: liệt, bại não…

Những điều cần kiêng khem khi bị thủy đậu

Phần lớn các trường hợp mắc thủy đậu được chữa khỏi bằng việc điều trị và chăm sóc đúng cách tại nhà. Vì là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận để tránh bệnh lây sang người khác. Bên cạnh đó, để sớm khỏi bệnh, cần lưu ý kiêng khem:

– Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm cay nóng, các loại gia vị cay nóng

– Tránh ăn các loại quả có tính nóng như vải, nhãn, mận…

– Tránh các loại thịt như: thịt dê, thịt chó, lươn, thịt gia cầm

– Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh, hải sản, thực phẩm tanh

– Tránh các món ăn được làm từ nếp

– Hạn chế tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa

– Không gãi, chà xát, tác động lên các nốt thủy đậu

– Không dùng chung đồ giữa người mắc bệnh và người khỏe mạnh

– Hạn chế xuất hiện ở nơi đông người để tránh virus phát tán, lây lan ra cộng đồng. Nên cách ly người bệnh tại nhà, hạn chế tiếp xúc và đeo khẩu trang.

Người bệnh thủy đậu không nên kiêng tắm
Người bệnh thủy đậu không nên kiêng tắm

Những điều nên làm để nhanh phục hồi sức khỏe

Thủy đậu thường khỏi sau khoảng 2 – 3 tuần khởi phát bệnh. Để rút ngắn thời gian mắc bệnh, sớm phục hồi sức khỏe, khi chăm sóc người bệnh thủy đậu cần lưu ý:

– Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái với chất liệu cotton mềm, thấm hút tốt.

– Người bệnh dùng đồ dùng riêng, đặc biệt là bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần áo, khăn tắm, bát, đũa, cốc…

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thay ga giường, vỏ gối thường xuyên.

– Nghỉ ngơi đầy đủ.

– Uống đủ nước.

– Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, không kiêng tắm. Nhiều người lầm tưởng rằng bị thủy đậu cần phải kiêng tắm, kiêng ra gió. Tuy nhiên, việc kiêng tắm chỉ khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chứ không đem lại bất kỳ hiệu quả tích cực nào trong điều trị. Người bệnh cần được tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

– Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, hợp lý:

+ Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, lê, dưa hấu, ổi, bưởi, kiwi… để tăng cường sức đề kháng, tăng sản sinh collagen, ngừa sẹo lõm gây ra bởi các nốt phỏng thủy đậu.

+ Dùng các món ăn có khả năng hỗ trợ điều trị như: cháo đậu xanh thịt heo, canh thanh nhiệt, cháo đậu đỏ ý dĩ, nước rau sam, nước tam đậu cam thảo, kim ngân hoa…

+ Có thể dùng nghệ tươi để trị sẹo khi các vết thương bắt đầu lên da non để làm mờ vết sẹo, tránh gây mất thẩm mỹ.

Người bệnh nên được nghỉ ngơi hợp lý
Người bệnh nên được nghỉ ngơi hợp lý

Khi nào cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế

Bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp nếu xuất hiện biến chứng của thủy đậu:

– Sau khoảng 1 tuần, bệnh không có chiều hướng giảm nhẹ

– Nốt thủy đậu mọc dày và nhiều hơn, xuất hiện cả ở trong miệng, thanh quản, niêm mạc họng, niêm mạc mắt, vùng kín

– Cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu nặng, sốt cao hơn 39 độ C.

Khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng bất thường, liên hệ ngay tới hotline 1900 198 của DoLife để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]