Viêm tai giữa: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

03/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Viêm tai giữa có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất là ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi do miễn dịch yếu và cấu trúc tai chưa được phát triển hoàn chỉnh. 

Tổng quan về tình trạng viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa

Tai có cấu tạo gồm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Tai giữa nằm phía trong hòm nhĩ, gồm hòm tai, vòi nhĩ và sào bào.

Viêm tai giữa là nhóm bệnh xuất hiện ở tai giữa do sự viêm nhiễm và tổn thương trong tai do sự tấn công của vi khuẩn hoặc do tác động từ các yếu tố môi trường. Bệnh đặc trưng với tình trạng nhiễm trùng gây ra đau, sưng, chảy dịch trong tau và sốt.

Phân loại

Dựa trên mức độ nhiễm trùng, viêm tai giữa được chia thành 3 loại chính:

– Viêm tai giữa cấp tính: thường liên quan đến một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi virus làm rối loạn chức năng vòi nhĩ.

– Viêm tai giữa mạn tính (thường kéo dài trên 12 tuần): là tình trạng viêm dai dẳng ở tai giữa, có thể gây tổn thương tai giữa và màng nhĩ. Tình trạng tổn thương nếu kéo dài có thể làm chảy dịch qua lỗ thủng màng nhĩ.

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng viêm tai giữa và xuất hiện dịch tiết ứ lại ở phía sau màng tai. Dịch ứ ra có thể ở dạng dịch nhầy, thanh dịch hoặc keo dính gây cảm giác đầy nặng tai. Bệnh thường không có triệu chứng cơ năng rõ ràng.

Trong đó, viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển thành viêm tai giữa mạn tính, viêm tai giữa chảy mủ nếu không được xử lý phù hợp.

Hình ảnh viêm tai giữa
Hình ảnh viêm tai giữa

Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Nguyên nhân

Viêm tai giữa là một nhiễm trùng phổ biến. Trong đó, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này như:

– Biến chứng của các bệnh đường hô hấp: viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang

– Chấn thương từ bên ngoài gây thủng màng nhĩ, tắc vòi nhĩ do thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới, xì mũi sai cách…

Đặc biệt, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do vòi nhĩ chưa phát triển đầy đủ, hệ thống miễn dịch còn yếu khiến trẻ khó chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đối tượng nguy cơ

Viêm tai giữa phổ biến nhất là ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Ngoài ra, nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:

– Trẻ nhỏ đang dùng núm vú giả, bú bình

– Trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ

– Người thường xuyên phải tiếp xúc với ô nhiễm không khí mức độ cao

– Trải qua việc thay đổi độ cao, thay đổi khí hậu (đặc biệt là khí hậu lạnh)

– Người bị nhiễm trùng tai, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang

– Người bị dị tật bẩm sinh vùng mũi họng

– …

Triệu chứng của viêm tai giữa

Dấu hiệu nhận biết

Ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa thường gây ra các triệu chứng như:

– Sốt cao hoặc triệu chứng sốt không rõ rệt, quấy khóc, bỏ bú, ăn kém, nôn trớ, co giật…

– Đau tai, trẻ thường lấy tay dụi vào tai

Rối loạn tiêu hóa

Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ

Ngoài ra, tùy vào giai đoạn bệnh mà các biểu hiện cũng khác nhau:

– Giai đoạn đầu: Người bệnh bị ù tai nhẹ, đau tai. Khi noi màng nhĩ thấy dấu hiệu sung huyết.

– Giai đoạn 2: Tai giữa xuất hiện tình trạng ứ mủ gây ù tai, đau nhiều, nghe kém. Người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân: sốt cao, rối loạn tiêu hóa…

– Giai đoạn 3: Mủ căng lên, chảy ra ngoài. Dịch mủ hôi. Các triệu chứng đau tai, ù tai thuyên giảm. Tuy nhiên, thực tế bệnh tình lại không thuyên giảm mà đã bắt đầu chuyển tới giai đoạn mạn tính. Nếu không được điều trị, bệnh diễn tiến thành viêm tai giữa mạn tính, viêm tai – xương chũm mạn tính với nhiều biến chứng khó lường.

Biến chứng

Viêm tai giữa kéo dài gây biến chứng không chỉ ảnh hưởng tới sức nghe mà còn tác động tới sức khỏe của người bệnh:

– Suy giảm thính giác, thậm chí có thể mất thính lực vĩnh viễn nếu màng nhĩ bị tổn thương.

– Chậm nói, chậm phát triển, chậm giao tiếp xã hội.

– Viêm não hoặc viêm màng não.

Phương pháp điều trị

Mục tiêu của điều trị viêm tai giữa chính là phục hồi thính lực và ngăn chặn sự phát triển của bệnh, ngăn ngừa viêm tai giữa cấp tái phát.

Điều trị nội khoa

Với điều trị nội khoa, người bệnh thường được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 1 – 2 tuần.

Các loại thuốc thường được kê đơn như: kháng sinh, thuốc chống viêm phù nề, thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ.

Trong trường hợp viêm tai giữa kèm thủng màng nhĩ, người bệnh cần nhỏ tai, vệ sinh tai kết hợp với làm sạch mủ bằng dung dịch sát trùng và nước muối để ngăn ngừa bít tắc ống tai.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thường thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng lan rộng, điều trị thuốc không có hiệu quả. Khi đó, tùy tình trạng bệnh lý mà người bệnh có thể được chỉ định cắt amidan, nạo VA, đặt ống thông khí… sao cho phù hợp.

Phòng ngừa viêm tai giữa

Chủ động phòng ngừa chính là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc ngăn chặn sự tấn công của viêm tai giữa. Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai hiệu quả như:

– Tạo cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng.

– Hướng dẫn trẻ che miệng khi hắt hơi, ho…

– Tạo miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ bằng việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong chế độ ăn.

– Hạn chế để trẻ bị sặc, trớ.

– Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ: phòng cúm theo mùa, vắc xin phế cầu…

– Giữ ấm cho trẻ đầy đủ.

– Cho con vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi.

Trên đây là những thông tin chung về Viêm tai giữa. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh ho gà thường gặp phải ở trẻ dưới 10 tuổi, chiếm tới 90% tổng số ca bệnh. Vậy căn bệnh này có triệu chứng thế nào? Các biến chứng có thể gặp phải là gì? Điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Ho gà ở trẻ em là […]

Cảm cúm và cảm lạnh: Phân biệt như thế nào?

Cảm cúm và cảm lạnh: Phân biệt như thế nào?

Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh lý có triệu chứng khá giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh thông qua các triệu chứng rất khó bởi hai loại bệnh có chung những dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, đau rát […]

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]