Hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà

29/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Viêm tai giữa là vấn đề có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, tỷ lệ viêm tai giữa ở trẻ dưới 3 tuổi là 17 – 18% và ở trẻ từ 3 – 5 tuổi là khoảng 9%. Vậy ba mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng tai giữa, với 3 cấp độ: cấp tính, bán tính và mãn tính. Nếu không được chăm sóc đúng cách, điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm tai xương chũm, thủng màng nhĩ, liệt dây thần kinh số 7, chức năng nghe – nói bị ảnh hưởng, viêm màng não, áp xe não… 

Bệnh thường xuất hiện nhất ở trẻ trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi và có thể điều trị tại bệnh viện hoặc tại nhà theo phác đồ của bác sĩ tùy vào tình trạng bệnh của trẻ. 

Nếu được phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác, điều trị phù hợp, viêm tai giữa ở trẻ hoàn toàn có thể điều trị khỏi. 

Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường có các biểu hiện như:

– Đau tai, khó chịu, ù tai. Tai có thể chảy mủ

– Giảm thính lực

– Sổ mũi, ho, hắt hơi

– Sốt (nhẹ hoặc cao)

– Kém ăn, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ

– Quấy khóc, khó ngủ

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự phát triển của con.

Viêm tai giữa ở trẻ em gây khó chịu
Viêm tai giữa ở trẻ em gây khó chịu

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ có thể xuất hiện do nhiều tác nhân gây bệnh như:

– Phế cầu

– Liên cầu khuẩn nhóm A

– Tụ cầu vàng

– Haemophilus Influenzae (HI)

Virus hợp bào hô hấp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa ở trẻ như:

– Nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm VA, viêm amidan, Viêm mũi họng, viêm xoang

– Cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, vòi nhĩ ngắn và hẹp do trẻ còn nhỏ, tắc vòi nhĩ khiến chất thải không thoát được ra ngoài, vi khuẩn kẹt lại trong tai, gây nhiễm trùng.

– Tác động từ môi trường sống: 

+ Độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột.

+ Ô nhiễm: khói bụi, khói thuốc lá, thuốc lào, muội than…

+ Trẻ mới đi nhà trẻ, mới đi học. Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn

+ Dị ứng với các tác nhân bên ngoài

+ Sọ mặt bất thường: Ảnh hưởng của hội chứng Down, Khe hở vòm…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Trong phần lớn các trường hợp bị viêm tai giữa, trẻ có thể được chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo y lệnh của bác sĩ. Trong đó, ba mẹ lưu ý:

Vệ sinh cho trẻ đúng cách

– Vệ sinh tai cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Làm sạch tai cho trẻ khi có hiện tượng chảy mủ. Lưu ý: Không nên dùng bông nút kín tay hay lau quá sâu. Nên để dịch được thoát ra ngoài tự nhiên. Hạn chế để nước vào tai trẻ, đặc biệt là khi tắm.

– Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm 2 – 3 lần/ngày.

Trẻ bị viêm tai giữa cần được vệ sinh đúng cách mỗi ngày
Trẻ bị viêm tai giữa cần được vệ sinh đúng cách mỗi ngày

Chế độ dinh dưỡng

– Cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn. Ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ tiêu.

– Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Cho trẻ ăn theo nhu cầu. Bổ sung cho trẻ các loại nước hoa quả.

– Với trẻ dưới 6 tháng, nên cho trẻ tăng số lần bú mẹ trong ngày.

Dùng thuốc theo y lệnh bác sĩ

Ba mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng, không tự ý tăng giảm hay ngưng sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ trẻ phục hồi nhanh, ba mẹ nên:

– Nếu trẻ sốt: Cho con chườm ấm, mặc quần áo thoáng mỏng, rộng rãi

– Cho trẻ ở phòng thoáng khí, không đóng kín cửa

Trường hợp cần cho trẻ thăm khám ngay

Ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu phát hiện con có các dấu hiệu như:

– Đau không thuyên giảm mà tăng lên theo thời gian

– Sốt cao liên tục, không hạ dù đã dùng các biện pháp hỗ trợ giảm sốt

– Trẻ bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc

– Nôn nhiều, đi ngoài nhiều lần trong ngày

– Biểu hiện bệnh không giảm sau 2 ngày điều trị

Phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Cấu trúc tai ở trẻ nhỏ chưa ổn định, thêm vào đó là hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đề kháng yếu khiến trẻ nhỏ dễ mắc viêm tai giữa hơn người lớn. Vòi nhĩ của trẻ có đặc thù là ngắn, hẹp, dễ phù nề, dễ bị tắc khiến chất thải không thể thoát ra ngoài, ứ đọng trong tai gây nhiễm trùng.

Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc viêm tai giữa, ba mẹ lưu ý:

– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lại, đặc biệt là vùng cổ, ngực và gan bàn chân.

– Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ để tránh viêm đường hô hấp.

– Tập cho trẻ thói quen không đưa tay lên miệng, ngoáy tai, ngoáy mũi

– Nếu trẻ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm VA, viêm Amidan… thì cần điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến tai gây viêm tai giữa

– Đảm bảo cho trẻ môi trường sống trong lành, sạch sẽ.

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]