Viêm xoang là bệnh lý mũi xoang phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh lên tới 25 – 30% tổng số các ca bệnh tai mũi họng. Trong điều trị, người bệnh cần lưu ý những gì? Xem chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!
Viêm xoang – Bệnh lý phổ biến
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các hốc xoang cạnh mũi với 4 loại là: xoang trán, xoang sàng, xoang bướm và xoang hàm trên.
Trong đó, các nguyên nhân gây viêm xoang phổ biến như: Nhiễm trùng, dị ứng, tắc nghẽn xoang, sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi…
Bệnh thường gây ra các triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy mủ mũi, đau đầu, đau nặng mặt (tại các xoang), ho, sốt, khó ngửi, mệt mỏi…
2 Nên – 3 Không nên trong chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm xoang
Việc có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tình trạng bệnh, giảm thiểu triệu chứng, ngăn ngừa viêm xoang tái phát. Trong đó, người bệnh lưu quý quy tắc “2 Nên – 4 Không Nên”:
2 Điều nên làm khi bị xoang
Bổ sung dưỡng chất thiết yếu
Trong thời gian bị xoang, người bệnh nên lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, omega 3, vitamin C và các thành phần kháng khuẩn tự nhiên để tăng cường sức khỏe, chống viêm nhiễm hiệu quả:
– Kẽm: Giúp đẩy lùi viêm nhiễm xoang, giảm đau, tiêm viêm
– Omega-3 giúp giảm đau nhức ở người bệnh xoang hoặc có các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp.
– Vitamin C giúp giảm các phản ứng viêm ở niêm mạc mũi, dịu các cơn đau nhức khó chịu, loãng dịch nhầy hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng, chống loại các tác nhân gây bệnh.
– Thành phần khoáng khuẩn tự nhiên từ các thực phẩm thiên nhiên như tỏi, mật ong, gừng… có tác dụng tích cực trong việc lành thương, kháng khuẩn và hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trong điều trị viêm xoang.
Tăng cường các thực phẩm tốt
Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị viêm xoang, trong chế độ ăn, người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm như:
– Gừng, nghệ: giúp chống lại phản ứng viêm thông thường, ức chế virus RSV từ đó giảm tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Người bệnh có thể sử dụng những loại thực phẩm này như một loại gia vị trong món ăn hoặc dùng các loại trà, bột… đều đem lại tác dụng tích cực. Cần lưu ý không sử dụng khi đang mang thai hoặc đang cho con bú.
– Tỏi: được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp chống lại mạnh mẽ tác nhân gây viêm xoang, làm sạch ổ xoang.
Tỏi có thể được dùng như một loại gia vị trong thức ăn hoặc dùng để ăn sống, xông hơi, ngâm rượu…
– Cá hồi với thành phần dinh dưỡng giàu Omega-3 giúp giảm đáng kể các triệu chứng đau nhức gây ra bởi viêm xoang.
3 Không Nên khi bi viêm xoang
Trong thời gian bị xoang, người bệnh cần lưu ý 3K trong ăn uống:
– Không dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng
Trong thời gian bị xoang, cơ thể thường nhạy cảm hơn so với bình thường. Việc sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao không chỉ làm tăng khả năng dị ứng mà còn ảnh hưởng trực tiếp để tình trạng xoang của người bệnh.
– Không dùng thực phẩm có tính cay nóng
Thực phẩm cay nóng vốn không tốt cho sức khỏe và lại càng không tốt với người bệnh xoang. Đặc biệt, tiêu thụ đồ ăn cay nóng còn khiến dạ dày bị kích thích gây trào ngược dịch vị, ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc họng và tình trạng xoang.
Ngoài ra, việc bị sưng niêm mạc đường mũi, chảy nước mũi khi ăn đồ ăn cay nóng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng nhiễm trùng, gây khó chịu cho người bệnh.
– Không dùng chất kích thích và đồ uống có cồn
Sử dụng các loại đồ uống như: rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga… có thể gây kích thích cổ họng, sưng nề vùng mũi khiến tình trạng xoang trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị và phục hồi.
Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe khi bị viêm xoang
Viêm xoang nếu không được can thiệp kịp thời, điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý:
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tăng cường các loại thực phẩm sạch, trái cây tươi, hạn chế thực phẩm cay nóng.
– Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm.
– Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là đến những nơi nhiều khói buij hay nơi đông người.
– Vệ sinh đường hô hấp mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ra ngoài về hay về cuối ngày. Nên súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
– Uống đủ nước. Nên bổ sung 2 lít nước/ ngày để cơ thể được cung cấp đủ nước, đồng thời làm loãng dịch nhầy trong mũi, họng, thông thoáng đường thở.
– Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, đặc biệt là vùng đầu, cổ, tay, chân, ngực và mũi.
Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe khi bị viêm xoang. Nếu có thêm bất kỳ băn khoăn nào, liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ nhé!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh ho gà thường gặp phải ở trẻ dưới 10 tuổi, chiếm tới 90% tổng số ca bệnh. Vậy căn bệnh này có triệu chứng thế nào? Các biến chứng có thể gặp phải là gì? Điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Ho gà ở trẻ em là […]
Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]
Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?
Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]