Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) ở trẻ: Dấu hiệu và điều trị

23/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Ước tính khoảng 60% trẻ dưới 1 tuổi từng nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV và tỷ lệ này ở trẻ dưới 2 tuổi là 80%. Phần lớn trường hợp, bệnh có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc phù hợp, trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) ở trẻ là gì?

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại virus có khả năng lây lan lớn và là căn nguyên gây ra các bệnh nhiễm trùng ở mọi lứa tuổi. Tại nước ta, virus thường phát triển mạnh, sinh sôi và lây lan rộng thành các đợt dịch vào mùa đông xuân.

RSV thường xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, làm viêm niêm mạc đường hô hấp, tăng tiết dịch đờm, bít tắc đường thở, tăng nguy cơ suy hô hấp ở trẻ mắc bệnh.

Nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn 6 – 18 tháng tuổi và có thể tái nhiễm nhiều lần. Đặc biệt, các triệu chứng bệnh thường diễn tiến nặng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Với trẻ trên 2 tuổi, dấu hiệu bệnh thường nhẹ hơn.

Mỗi năm, số trẻ mắc RSV có thể lên tới 4 – 5 triệu. 

Nguyên nhân khiến trẻ nhiễm RSV

Nguyên nhân

RSV lây lan ở trẻ qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi hoặc tay của người có virus gây bệnh qua đường mắt, mũi. Virus thường tồn tại trong hệ hô hấp của người bệnh khoảng 2 tuần, làm suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Bệnh thường ít truyền qua đường không khí.

Virus lây lan qua dịch tiết, nước bọt
Virus lây lan qua dịch tiết, nước bọt

Yếu tố nguy cơ

RSV có thể xuất hiện ở bất kỳ trẻ nào nhưng có nguy cơ cao và diễn biến nghiêm trọng hơn ở các nhóm như:

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi

– Trẻ sinh non. Khi sinh, cân nặng của trẻ thấp.

– Trẻ có các dị tật bẩm sinh như thiếu oxy máu, nhiễm độc, bệnh tim, liên quan tới tình trạng thở nhanh…

– Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá…

Dấu hiệu khi trẻ nhiễm RSV

Triệu chứng

Khi bị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV, trẻ xuất hiện các biểu hiện như:

– Khó thở, thở nhanh, thở khò khè, rút lõm lồng ngực. Có thể ngưng thở từ 15 – 20 giây.

– Chảy nước mũi

– Ho nhiều, đau họng

– Sốt cao

– Đau tai

– Quấy khóc, lờ đờ, mệt mỏi

– Ngủ không ngon

– Bỏ bú, bú kém

– Thiếu nước: khóc không ra nước mắt, mắt trũng, không đi tiểu suốt 6 giờ, da nhăn nheo…

Phần lớn các trường hợp trẻ bị nhiễm virus không bị đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu chuyển biến nặng, ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được xử trí nhanh chóng, kịp thời.

Biến chứng

Nếu không được chăm sóc phù hợp, trẻ nhỏ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp rất dễ gặp biến chứng do sức đề kháng kém và miễn dịch chưa hoàn thiện. Trong đó, các biến chứng thường gặp như:

– Suy hô hấp

– Viêm tiểu phế quản, viêm phổi

Hen suyễn

– Xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi

– …

RSV có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được chăm sóc phù hợp
RSV có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được chăm sóc phù hợp

Chẩn đoán và điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ

Chẩn đoán

Để xác định tình trạng nhiễm RSV ở trẻ, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, trẻ thường được chỉ định làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như:

– Test nhanh để phát hiện kháng nguyên. Kiểm tra dịch hầu họng.

– Xét nghiệm phản ứng chuỗi PCR 

– Chụp Xquang phổi để kiểm tra mức độ bệnh và tìm biến chứng viêm tiểu phế quản, viêm phổi

Điều trị

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu với nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ. Việc điều trị hiện đều hướng đến việc hỗ trợ chống suy hô hấp với các biện pháp:

– Dùng liệu pháp oxy

– Bù nước và chất khoáng để bù lại lượng nước và điện giải mà trẻ đã mất.

– Nếu trẻ sốt cao, cho bé dùng thuốc hạ sốt.

– Vệ sinh mũi miệng cho trẻ: hút mũi, rửa mũi, nhỏ mũi bằng thuốc giảm sung huyết niêm mạc để giúp trẻ cảm thấy dễ thở, thoải mái hơn.

– Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ qua chế độ ăn hàng ngày.

– Nếu trẻ có dấu hiệu bội nhiễm do vi khuẩn, cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

– Có thể hỗ trợ trẻ thở oxy bằng dòng chảy qua qua ống mũi, thở máy, đặt nội khí… theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ khó thở nghiêm trọng, bệnh trở nặng.

– Với trẻ bị biến chứng viêm phế quản, bác sĩ có thể chỉ định trẻ dùng thuốc giãn phế quản, kháng sinh, corticoid, khí dung epinephrine, chất ức chế leukotriene… theo liều lượng phù hợp.

Phòng ngừa

Phòng bệnh chính là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trước sự tấn cấn của virus hợp bào hô hấp (RSV). Trong đó, ba mẹ lưu ý:

– Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi chăm sóc, tiếp xúc với trẻ và sau khi cho trẻ đi vệ sinh, xì mũi, hắt hơi

– Hướng dẫn trẻ ho, hắt hơi đúng cách: che miệng khi ho, hắt hơi, vứt khăn giấy đã dùng vào thùng rác rồi rửa sạch tay.

–  Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người khi bệnh đang bùng dịch. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người bị cảm lạnh, sốt…

– Vệ sinh môi trường sống, đồ chơi của trẻ thường xuyên.

– Hạn chế để trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, tiêm vắc-xin đầy đủ.

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]