Sinh non là vấn đề không ai mong muốn gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên, đây lại là tình trạng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Vậy sinh non là gì và có những biện pháp nào để phòng ngừa sinh non? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời mẹ nhé!
Sinh non là gì?
Sinh non hay còn gọi là đẻ non. Đây là tình trạng em bé được sinh ra từ 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
Trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ sinh quá sớm thường gặp những vấn đề phức tạp về sức khỏe so với trẻ sinh đủ tháng.

Phân loại mức độ sinh non
Để phân biệt mức độ sinh non, bác sĩ sẽ dựa vào tuổi thai. Thông thường sẽ được chia thành 4 mức độ:
- Cực non: Là em bé sinh trước 28 tuần tuổi thai
- Rất non: Là em bé sinh ra từ 28 – 31 tuần 6 ngày
- Non trung bình: Là em bé sinh ra từ 32 – 33 tuần 6 ngày
- Non muộn: Là em bé sinh ra từ 34 – 36 tuần 6 ngày
Trẻ sinh non thường có những biệu hiện phổ biến sau:
- Nhẹ cân (Thông thường dưới 2,5kg)
- Phổi chưa có khả năng hoạt động độc lập. Vì vậy dễ dẫn đến suy hô hấp và tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đặc biệt, kịp thời.
- Não bộ và một số bộ phận như mắt, tai,… chưa hoàn thiện.
Nhận biết các dấu hiệu sinh non
Sinh non là một biến chứng thai kỳ cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần chú ý những dấu hiệu sau đây:
- Có hiện tượng sưng phù ở chân, tay, mặt mũi,…
- Cảm giác đau lưng âm ỉ kéo dài
- Gia tăng áp lực vùng chậu, em bé có biểu hiện đẩy người xuống phía dưới;
- Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy
- Bụng đau quặn như đau bụng kinh
- Mắt mờ hoặc gặp những vấn đề rối loạn mắt khác.
- Thai nhi ít cử động hoặc không cử động.
- Âm đạo tiết dịch hoặc ra máu bất thường.
- Xuất hiện cơn gò tử cung: Trong vòng 20 phút có 4 cơn gò tử cung, hoặc trong vòng 60 phút là 8 cơn gò;
- Cổ tử cung mở ≥ 2cm hay xóa mỏng ≥ 80%
- Vỡ ối
Khi có một trong những biểu hiện trên, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nào dẫn tới đẻ non?
Theo thống kê, có khoảng 50% các ca sinh non do không rõ nguyên nhân. 50% còn lại được xác định là do những nguyên nhân sau đây:
Yếu tố xã hội
- Thai phụ không được chăm sóc đầy đủ.
- Đời sống sinh hoạt không đảm bảo. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn dẫn đến suy dinh dưỡng, thai nhi chậm phát triển,…
- Thai phụ phải lao động nặng nhọc, không có thời gian nghỉ ngơi.
- Độ tuổi sinh sản cao: Theo nghiên cứu, người mẹ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi có nguy cơ sinh non cao hơn.
Yếu tố từ phía người mẹ
Người mẹ có nguy cơ sinh non cao nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Mẹ có các bệnh lý như: Tiền sản giật, sản giật, bệnh tim, thận, gan,…
- Mẹ mắc các bệnh về đường sinh dục như viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa… Hoặc mẹ gặp phải các biến chứng sản khoa như tiền sản giật, sản giật,… . Khảo sát cho thấy có 5% trường hợp sinh non gặp ở các bà mẹ có tử cung dị dạng bẩm sinh, 100% trường hợp sản phụ bị hở eo cổ tử cung sẽ sinh non nếu không được can thiệp kịp thời. Sản phụ từng làm thủ thuật can thiệp ở cổ tử cung như khoét chóp cổ tử cung, tiền sử đẻ non trước đó cũng làm tăng nguy cơ sinh non.
- Người mẹ thường xuyên phải lao động với cường độ nặng nhọc
- Người mẹ làm việc trong môi trường ô nhiễm, môi trường có hóa chất độc hại,…
Do thai và phần phụ của thai
- Theo thống kê, có khoảng 10 – 20% các trường hợp sinh non rơi vào trường hợp đa thai, 10% có rau tiền đạo.
- Các nguy cơ như: Nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm, đa ối, rau bong non,… cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non.
Do có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sinh non, vì vậy, bác sĩ cần xem xét các yếu tố đến từ môi trường, yếu tố từ người mẹ và yếu tố từ thai nhi, phần phụ thai nhi. Từ đó mới có kết luận chính xác nhất.
Sinh non có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Thông thường, một thai kỳ bình thường sẽ diễn ra trong 9 tháng 7 ngày (tương đương với 40 tuần). Đây là thời gian đủ để thai nhi phát triển khỏe mạnh và có đủ điều kiện để phát triển tốt sau khi sinh ra. Tuy nhiên, những em bé được sinh ra khi chưa sẵn sàng về thể chất để rời khỏi bụng mẹ sẽ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Vì vậy, trẻ sinh non cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt ngay sau khi sinh ra. Tùy thuộc vào thời điểm em bé ra đời, bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe của bé và đưa ra một phác đồ điều trị cần thiết.
Trẻ sinh non có thể đối mặt với các vấn đề:
- Vấn đề về hô hấp
- Rối loạn thân nhiệt
- Các vấn đề về tim mạch bẩm sinh
- Các vấn đề về đường tiêu hóa
- Vàng da sơ sinh
- Thiếu máu
- Nhiễm trùng sơ sinh
Các phương pháp phòng ngừa sinh non
Bổ sung progesterone
Phụ nữ có tiền sử sinh non, cổ tử cung ngắn hoặc cả hai yếu tố trên có thể làm giảm nguy cơ sinh non khi bổ sung progesterone.
Chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh
Khi có các nguy cơ sinh non, mẹ bầu cần thực hiện:
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, đi lại.
- Ăn uống đầy đủ chất, đa dạng các nhóm thực phẩm
- Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích
- Khám thai và siêu âm định kỳ để xác định tuổi thai, phát hiện đa thai,…
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về vấn đề sinh non và cách phòng ngừa. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với DOLIFE ngay để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Cách thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt
Thụ thai là quá trình phức tạp sẽ được hoàn thành nếu trứng sau khi rụng gặp được tinh trùng và trở về tử cung nhằm hình thành phôi thai. Như vậy, chị em hoàn toàn có thể tính toán thời gian mang thai dựa vào thời gian hành kinh. Vậy thụ thai dựa trên […]

Chăm sóc sản phụ thai lưu như thế nào?
Sau khi trải qua biến cố thai lưu, cơ thể của người phụ nữ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Nếu như muốn mang thai lại, sản phụ bị lưu thai cần được thăm khám và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Vậy chăm sóc sản phụ thai lưu cần […]

Tất cả những điều cần biết về thai lưu 7 tuần
6 tuần là thời điểm em bé bắt đầu có tim thai, khi thai nhi 7 tuần tuổi tim thai sẽ khoảng 150 nhịp/phút. Vậy tình trạng thai lưu 7 tuần tuổi có những dấu hiệu gì? Cần lưu ý những điều gì? Hãy xem bài viết dưới đây. Sự phát triển của thai nhi […]

Những điều cần biết về thai chết lưu
Cùng với hiện tượng sảy thai, thai chết lưu (hay còn gọi thai lưu) luôn là “cơn ác mộng” của mọi phụ nữ khi mang thai. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết bạn nhé. Khái quát những […]